Wednesday, November 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNgoại giao nước lớn của TQ và những mưu đồ ở Biển...

Ngoại giao nước lớn của TQ và những mưu đồ ở Biển Đông hiện nay

Một thực tế đang diễn ra trong đời sống chính trị quốc tế là các nước xung quanh hay các nước phương Tây như Mỹ và châu Âu đều đang lo ngại trước sức mạnh tổng hợp và sức ảnh hưởng quốc tế tăng lên của Trung Quốc.

“Làm nên công tích” là một sự thể hiện khác của ngoại giao nước lớn đặc sắc TQ

Tại Hội nghị công tác ngoại giao trung ương tổ chức ở Bắc Kinh từ ngày 22-23/6/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh “kiên trì lấy tư tưởng ngoại giao xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới làm chỉ đạo, nỗ lực tạo ra cục diện mới của ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc”. Đối với ngoại giao Trung Quốc, đây là một hội nghị quan trọng có ý nghĩa tiếp nối. Từ hội nghị này vừa có thể thấy rõ nét phác thảo ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc, vừa có thể hình dung được mạch chính của nó trong tương lai.

Kể từ khi Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu đất nước đến nay, ngoại giao Trung Quốc đã trải qua một lần thay đổi lớn, thể hiện rõ đặc điểm triển khai ngoại giao với tư cách nước lớn. Điểm này đầu tiên thể hiện qua việc xem trọng vấn đề ngoại giao. Tính đến 2018, Trung ương đã 3 lần tổ chức hội nghị công tác ngoại giao. Trước đó cho đến khi nước Trung Quốc mới thành lập, hội nghị công tác ngoại giao trung ương chỉ được tổ chức vào các năm 1971, 1991 và 2006. Tháng 3/2018, Tiểu ban công tác ngoại giao trung ương nâng lên thành Ủy ban công tác ngoại giao trung ương, động thái này là nhằm tăng cường thiết kế thượng tầng của ngoại giao Trung Quốc, cũng như phối hợp liên ngành về công tác ngoại giao.

“Làm nên công tích” là một sự thể hiện khác của ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc. Tại Hội nghị chuyên đề về công tác ngoại giao vào tháng 10/2013, Tập Cận Bình lần đầu tiên yêu cầu ngoại giao Trung Quốc cần “làm nên công tích”. Những năm gần đây ngoại giao thượng đỉnh, ngoại giao đa phương, ngoại giao sân nhà của Trung Quốc diễn ra dày đặc, việc tăng cường phối hợp chiến lược với Nga, kết nối chiến lược trong các dự án hợp tác với Liên minh châu Âu… đều là sự thể hiện ngoại giao nước lớn của Trung Quốc. Nhưng sự kiện có thể đánh dấu nổi bật hơn vai trò của ngoại giao Trung Quốc chính là sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á, Ngân hàng phát triển mới BRICS…

Phổ biến ý tưởng “cộng đồng chung vận mệnh”

Tập Cận Bình đề xuất xây dựng mạng lưới quan hệ đối tác toàn cầu, xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại…, ở mức độ rất lớn là kết hợp với các sáng kiến lớn về ngoại giao của Trung Quốc, nhưng ý nghĩa của nó không dừng lại ở đó. Có thể nói những đề xuất này là phương thức biểu đạt của Trung Quốc trong nền chính trị quốc tế, phù hợp với chính trị quyền lực, tư duy được mất ngang nhau trong nền chính trị phương Tây. Thực tiễn thành công của ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc, đưa yếu tố Trung Quốc vào ngoại giao quốc tế, mang yếu tố phương Tây vào ngoại giao quốc tế trung, dài hạn chính là một lôgích. Hơn nữa, trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy trỗi dậy, trào lưu toàn cầu hóa bị đảo ngược, “Cộng đồng chung vận mệnh” mà Trung Quốc khởi xướng xây dựng rõ ràng là tốt hơn “Nước Mỹ trước tiên” mà Chính quyền Trump theo đuổi.

Dư luận phương Tây cho rằng Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế để “mua” sức ảnh hưởng quốc tế. Đây là một cách nhìn khá hời hợt. Khi Trung Quốc xây dựng những sân chơi này, đầu tư một lượng tiền lớn và giữ chủ đạo hoặc tham gia hợp tác, thì trên thực tế đã hình thành sự “ràng buộc về lợi ích”, về mặt khách quan đã tăng thêm tính có thể dự báo cho các hoạt động của ngoại giao Trung Quốc. Hành vi của nước lớn trỗi dậy càng có tính dự báo, sự lo lắng và quan ngại của thế giới bên ngoài càng ít đi. Xét từ ý nghĩa này, Trung Quốc đang dùng hành động thực tế để hóa giải các nỗi lo ngại, và đó không phải là một khẩu hiệu suông. Nếu nhìn từ góc độ quản trị toàn cầu thì Trung Quốc cũng đang cung cấp các sản phẩm công quốc tế.

Theo đuổi lợi ích cốt lõi ở Biển Đông

Tư duy điểm giới hạn cuối cùng là một đặc điểm nổi bật của ngoại giao Trung Quốc trong thời kỳ mới. Tháng 11/2014, tại hội nghị công tác ngoại giao Trung ương, Tập Cận Bình nhấn mạnh “phải kiên định đi theo con đường của mình, con đường phát triển hòa bình, đồng thời quyết không thể từ bỏ quyền lợi chính đáng, quyết không thể hy sinh lợi ích cốt lõi của quốc gia”. Tháng 6/2018, tại hội nghị công tác ngoại giao trung ương, Tập Cận Bình chỉ rõ “kiên trì bảo vệ lợi ích cốt lõi và to lớn của quốc gia, kiên trì hợp tác cùng thắng và lợi ích công bằng, kiên trì tư duy điểm giới hạn cuối cùng và ý thức rủi ro”.

Tháng 2/2014, Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Đông (Trung Quốc gọi là Biển Đông Hải) là một thực tiễn của tư duy điểm giới hạn cuối cùng. Đây luôn được xem là ví dụ điển hình cho việc ngoại giao của Trung Quốc trở nên cứng rắn. Nhưng một thực tế khác là “giới hạn đỏ” và “giới hạn sau cùng” của Trung Quốc không làm thay đổi nguyên trạng, ngược lại về mặt khách quan có thể giảm bớt hiểu lầm, có lợi cho việc ổn định nguyên trạng. Ở mức độ nào đó, nhấn mạnh tư duy điểm giới hạn cuối cùng là đang chủ động yêu cầu phía liên quan có sự đảm bảo chiến lược không quá đáng trong quan hệ qua lại. Sau khi Trung Quốc đưa ra và thực hiện tư duy điểm giới hạn cuối cùng, mối quan hệ giữa các quốc gia liên quan không hề xấu đi. Những năm gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines cải thiện rõ rệt, quan hệ với Nhật Bản cũng dần ấm trở lại.

“Thế giới đang có những thay đổi lớn chưa từng có trong 100 năm qua”, đây là phán đoán của Tập Cận Bình đối với tình hình quốc tế hiện nay. Theo ông, Trung Quốc phải giương cao ngọn cờ xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, thúc đẩy hệ thống quản trị toàn cầu phát triển theo hướng công bằng, hợp lý hơn. Trung Quốc sẽ tiếp tục gắn chặt với hệ thống quốc tế, cũng như dựa vào các nước khác, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ lựa chọn tuân thủ một số quy tắc quốc tế phù hợp với lợi ích của mình, bỏ qua hoặc tìm cách thay đổi những quy tắc không phù hợp với lợi ích của mình.

RELATED ARTICLES

Tin mới