Tuesday, November 26, 2024
Trang chủĐàm luậnHàng Tàu dán mác Việt: Nỗi đau từ những cái nhãn

Hàng Tàu dán mác Việt: Nỗi đau từ những cái nhãn

Mấy hôm nay, dư luận trong nước đang xôn xao về việc một nhãn hàng điện tử nhập nguyên chiếc từ Trung Quốc lại đội lốt “xuất xứ Việt Nam” và nghiễm nhiên trở thành “Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn”. Thực hư chuyện này chưa biết ra sao, nhưng bao nhiêu người đã từng bị lừa bởi những cái nhãn?

Hồi bé, khu phố nhà tôi có một thằng bé trạc tuổi tôi, mặt mũi hiền lành khôi ngô, khốn nỗi chả đứa con nít nào chịu chơi với nó. Lý do là vì nó bị “dán nhãn” là “con hoang”. Kể cũng thật kỳ lạ! Tôi từng nhìn thấy cu cậu buổi sáng quét sân giúp mẹ, chiều đi học về biết tạt qua hàng rau mua rau về chuẩn bị cơm… Thằng bé tốt nết, thế mà chỉ hai chữ “con hoang” dán lên là giá trị rớt xuống cái bùm.

Lớn lên một chút, chính tôi lại té ngã vì cái nhãn “sinh viên đại học” của anh con trai nhà hàng xóm. Anh nom rất thư sinh, trí thức, tán tỉnh tôi bằng những câu chuyện về cuộc sống sinh viên ngoài Hà Nội của anh bên giáo trình, thư viện và thực tập công ty lớn… Tôi – con bé 16 tuổi ngây thơ nhẹ dạ tin và yêu anh, đến nỗi một giai đoạn chểnh mảng bài vở. Đùng một cái, tôi được tin anh bị nhà trường đuổi học vì bỏ tiết quá nhiều, thì ra anh đều đặn nhận tiền hàng tháng của bố mẹ để nướng vào cá độ.

Chỉ là một cái nhãn thôi mà. Dán lên có gì khó! Thế mà bao nhiêu người dễ dàng tin, từ đó ngầm công nhận nội hàm mà cái nhãn đó mô tả. Một cái nhãn bóng bẩy hào nhoáng có thể thu bộn tiền lời. Một cái nhãn xấu xí lại có thể huỷ hoại cả đời người.

Không là phóng đại khi nói một cái nhãn xấu xí có thể huỷ hoại cả đời người. Trong “Cải cách ruộng đất” ở Trung Quốc (1946-1952), hai mươi triệu dân nông thôn trên toàn quốc đã bị dán nhãn là “địa chủ”, “phú nông”, “phản động“, và “phần tử xấu”. Những con người mới bị xã hội ruồng bỏ này đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, nhục nhã, và đã mất đi tất cả các quyền công dân của mình. Gần một trăm nghìn địa chủ đã bị giết chết trong chiến dịch này.

Tại Trung Quốc, những cái nhãn mác đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mệnh. (Ảnh: pttweb.tw)

Một ví dụ đau lòng nữa: Năm 1989, chính quyền Trung Quốc đã huy động 180.000 quân với xe tăng rầm rộ tiến vào thành phố để trấn áp cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ của những học sinh sinh viên yêu nước trên quảng trường Thiên An Môn. Những học sinh sinh viên này bị vu khống, dán nhãn là “phần tử bạo loạn phản cách mạng”, đã bắt cóc và giết chết nhiều binh lính, đang chiếm giữ quảng trường Thiên An Môn nên cần phải bị tiêu diệt để bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân. Quân lính đã nhận lệnh và tin điều này. Họ tiến vào quảng trường Thiên An Môn và xả súng vào hàng ngàn người tay không tấc sắt, xe tăng nghiền nát tất cả các chướng ngại vật và sinh viên. Họ không thể ngờ rằng hành động này đã mang lại nỗi ân hận và tội lỗi lớn nhất trong cuộc đời họ, không sao gột rửa hết được.

10 năm sau thảm sát Thiên An Môn, hàng trăm triệu người Trung Quốc lại bỗng dưng bị dán nhãn là “tà giáo” chỉ vì họ tập khí công để thân thể khỏe mạnh và tu dưỡng nội tâm theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn. Pháp Luân Công vốn là môn khí công được ưa chuộng nhất bấy giờ, mọi người tập luyện tự do không hề có tổ chức, bỗng chốc trở thành “giáo phái”, hơn nữa lại còn gọi là “tà”. Và đó là cái cớ để ông Giang Trạch Dân khơi ngòi cuộc đàn áp đẫm máu “vắt kiệt tài chính, bôi nhọ thanh danh, huỷ hoại thân thể” lên những người dân lương thiện. Khi học viên Pháp Luân Công nói rõ sự thật, thỉnh nguyện lương tri thì Đảng Cộng sản Trung Quốc lại chụp cho họ cái mũ “làm chính trị”.

Xem video: Giải mã thất bại của Trung Quốc khi che giấu sự thật về Pháp Luân Công

 

Media player poster frame

 
Giải mã thất bại của Trung Quốc khi che giấu sự thật về Pháp Luân Công
 Vậy là quá đủ cho những cái nhãn.

Có lẽ vì lịch sử giả dối của chính quyền Trung Quốc nên giờ đây người dân trên toàn thế giới đều không mấy hài lòng khi đọc thấy trên nhãn mác sản phẩm dòng chữ “Made in China”. “Made in China” dường như ám chỉ một thứ gì đó rẻ tiền, kém chất lượng, hàng giả hàng nhái hàng rởm. Có phải vì thế mà có doanh nghiệp Việt Nam mới tìm cách để xoá đi dấu vết “China” và thay bằng “Hàng Việt Nam chất lượng cao”?

Nhưng mà chẳng phải có câu “Chiếc áo không làm nên thầy tu” đó sao? Chiếc nhãn nào dù hoàn hảo đến đâu cũng không thể mãi mãi lừa dối người khác; sự thật nhất định sẽ có ngày sáng tỏ.

RELATED ARTICLES

Tin mới