Saturday, October 12, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNgoại trưởng Việt Nam và Indonesia cam kết tiếp tục hợp tác...

Ngoại trưởng Việt Nam và Indonesia cam kết tiếp tục hợp tác trong vấn đề Biển Đông

Bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34 và các hội nghị liên quan tại Bangkok, Thái Lan, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi trao đổi một số vấn đề, trong đó có diễn biến tình hình tranh chấp ở Biển Đông.

Tại cuộc gặp, hai bên đánh giá cao những tiến triển vượt bậc trong quan hệ hai nước thời gian qua, nhất trí phối hợp chuẩn bị tốt các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao giữa hai nước, cho đây là nền tảng để củng cố tin cậy chính trị và định hướng hợp tác; tăng cường hợp tác giữa các bộ, ngành và địa phương hai nước, củng cố các cơ chế hợp tác song phương, tích cực giải quyết vấn đề tồn tại nhằm duy trì đà phát triển và ổn định của quan hệ song phương; đánh giá cao những tiến triển vượt bậc trong quan hệ hai nước thời gian qua, nhất trí phối hợp chuẩn bị tốt các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao giữa hai nước, cho đây là nền tảng để củng cố tin cậy chính trị và định hướng hợp tác; tăng cường hợp tác giữa các bộ, ngành và địa phương hai nước, củng cố các cơ chế hợp tác song phương, tích cực giải quyết vấn đề tồn tại nhằm duy trì đà phát triển và ổn định của quan hệ song phương.

Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cũng chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế bền vững, nhất là kinh nghiệm phát triển kinh tế biển, hợp tác quản lý, bảo tồn tài nguyên biển, cho đây là một trong những trụ cột trong quan hệ đối tác chiến lược. Trên tinh thần đó, hai Bộ trưởng nhất trí tiếp tục xúc tiến đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn giữa hai nước, tạo cơ sở pháp lý để quản lý hiệu quả vùng biển thuộc chủ quyền mỗi quốc gia cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế, đồng thời cam kết phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin về ngư dân, tàu cá, giải quyết các khác biệt trên tinh thần nhân đạo, quan hệ đối tác chiến lược cũng như đoàn kết ASEAN; đánh giá trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt, Việt Nam và Indonesia cần tăng cường ủng hộ lẫn nhau, phối hợp lập trường, chính sách, đặc biệt trong năm 2020 khi hai nước cùng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN.

Liên quan vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cam kết tiếp tục hợp tác, chia sẻ lập trường, quan điểm với nhau và với các nước ASEAN để cùng giữ vững đoàn kết và tiếng nói chung, bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả và toàn diện.

Được biết, Indonesia liên quan trực tiếp về mặt địa chính trị đối với tranh chấp tại Biển Đông khi toàn bộ phía bắc của quốc gia này tiếp giáp với Biển Đông. Mọi tranh chấp diễn ra trên Biển Đông, từ đụng độ dân sự mang tính chất phi bạo lực, đến đụng độ quân sự hay cao nhất là leo thang vũ trang đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Indonesia. Tuy nhiên Indonesia không phải là một chủ thể tham gia trực tiếp trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – vấn đề trung tâm của các tranh chấp tại Biển Đông khi hàng loạt các quốc gia Trung Quốc. Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền lên một phần hay toàn bộ hai quần đảo này. Việc không tham gia vào tranh chấp chủ quyền nói trên tự thân nó đã tạo cho Indonesia một vị trí trung lập nhất định đối với các bên yêu sách.

Mặc dù vậy, không liên quan trực diện tới tranh chấp Biển Đông không có nghĩa là Indonesia không có cơ sở xác định lợi ích của mình đối với các vấn đề tại vùng biển này. Indonesia có chủ quyền trên quần đảo Natuna ở phía Nam biển Đông, làm cho vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc gia này chồng lấn với yêu sách đường chín đoạn gây tranh cãi. Thực tế, một số đụng độ đã xảy ra tại khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia bên ngoài vùng đảo Natuna trong những năm vừa qua giữa Indonesia với Trung Quốc. Như vậy, mặc dù giữa Indonesia và Trung Quốc không tranh chấp về lãnh thổ nhưng sau tuyên bố “đường chín đoạn”, giữa hai nước trên giấy tờ tồn tại vấn đề chồng lấn vùng biển. Lợi ích quốc gia của Indonesia vì thế cũng bị đe dọa bởi yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc. Khu vực phía Nam của Biển Đông, với trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, nắm giữ ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất ASEAN. Với những diễn biến đã nêu, sự hiện diện của bản đồ đường chín đoạn và những biện pháp ngày càng cứng rắn hơn trên thực địa đã được Trung Quốc đẩy xa hơn nữa đến tận rìa của bản đồ đường chín đoạn. Hành động của Bắc Kinh vươn ra đến những vùng biển phía Nam của Biển Đông, đe dọa trực tiếp đến quyền chủ quyền của Indonesia đối với trữ lượng dầu mỏ trong khu vực này và đồng nghĩa với việc đe dọa lợi ích quốc gia của Jakarta.

Do đó, chính sách Biển Đông của Indonesia trong suốt một thời gian dài phản ánh tương đối rõ nét tầm vóc của một quốc gia “lãnh đạo” trong ASEAN với vai trò “cầu nối ngoại giao” cho các xung đột hay mâu thuẫn. Song song với đó, Jakarta đã nỗ lực xác lập và duy trì một chiến lược cân bằng rất thận trọng. Trước hết, đó là nỗ lực cân bằng giữa việc đối phó với các động thái ngày một quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời tránh làm phương hại đến quan hệ song phương giữa Indonesia và Trung Quốc. Kế đến, đó là sự cân bằng giữa việc đảm bảo lợi ích quốc gia tại Biển Đông và việc theo đuổi vị trí lãnh đạo trong khu vực Đông Nam Á.

Một khía cạnh khác, đặc trưng của vai trò “cầu nối ngoại giao” ở Biển Đông được thể hiện qua các sáng kiến xây dựng lòng tin. Các sáng kiến này giúp đóng góp vào việc hình thành luật lệ và chuẩn tắc quốc tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào Indonesia cũng thể hiện mình là một “cầu nối hòa giải” hoàn toàn trung lập. Việc vận dụng các chuẩn tắc và luật lệ quốc tế cũng như những công cụ ngoại giao truyền thống để ràng buộc một chủ thể như Trung Quốc cũng đã được Jakarta áp dụng. Tháng 5/1996, khi Trung Quốc phê chuẩn việc tham gia UNCLOS và vận dụng các quy tắc về quần đảo lên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Indonesia đã gửi một thông điệp trực tiếp đến Bắc Kinh vào tháng bảy, phản đối việc vận dụng quy tắc một cách phi pháp, hành động đi ngược với luật quốc tế. Thông điệp này còn đi kèm nội dung, rằng nếu một động thái tương tự được áp dụng với quần đảo Trường Sa, nó sẽ được xem là “có khả năng mang tính khiêu khích với các quốc gia ASEAN, trong đó có Indonesia”.

Kể từ khi lên nắm quyền đến nay, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã có nhiều điều chỉnh chính sách về biển, đảo nhằm bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia. Với việc giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua, ông Joko Widodo sẽ tiếp tục triển khai chính sách biển đảo như hiện nay. Tổng thống Joko Widodo cũng đã công bố Học thuyết Trục biển toàn cầu (GMF), Indonesia ban hành văn kiện Chính sách Biển theo Sắc lệnh Tổng thống số 6/2017. Văn kiện này được cho là tuyên bố toàn diện nhất từ trước đến nay của Indonesia về các vấn đề biển, chi tiết hoá các mục tiêu, các nguyên tắc và biện pháp. Chính sách biển đề ra kế hoạch hành động để triển khai GMF và thống nhất chỉ dẫn các bộ ngành và địa phương của Indonesia trong việc lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực phù hợp để triển khai, giám sát và kiểm điểm quá trình thực hiện. Nhìn chung, chính sách biển của Indonesia hướng đến phục vụ các nhu cầu đối nội hơn là tìm kiếm vai trò quốc tế lớn hơn.

Theo đó, chính sách biển dưới thời Tổng thống Joko Widodo xác định Indonesia phấn đấu trở thành một quốc gia biển mạnh, phát triển, đảm bảo chủ quyền và độc lập, đóng góp tích cực cho hòa bình và an ninh ở khu vực và trên thế giới phù hợp với lợi ích quốc gia của Indonesia. Cụ thể, Chính sách Biển của Indonesia nhằm: Quản lý tối ưu và phát triển bền vững tài nguyên biển; phát triển chất lượng nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ biển; phát triển lực lượng an ninh quốc phòng biển mạnh; tăng cường chủ quyền, luật pháp và an toàn trên biển; quản trị đại dương tốt; đảm bảo phúc lợi xã hội công bằng cho người dân ở khu vực ven biển và các đảo nhỏ; gia tăng sức cạnh tranh và tăng trưởng của kinh tế và các ngành công nghiệp gắn với biển; xây dựng cơ sở hạ tầng biển chắc chắn; lên kế hoạch quản lý không gian biển; bảo vệ môi trường biển; ngoại giao biển; và xây dựng bản sắc văn hóa biển.

RELATED ARTICLES

Tin mới