Thượng nghị sỹ Macro Rubio và Bob Menendez, hai đồng chủ tịch của Ủy ban Điều hành Nghị viện Hoa Kỳ về Trung Quốc (CECC) của Hoa Kỳ đã bày tỏ lo ngại về vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc trong báo cáo thường niên của mình, theo Sunshine State News.
Ở nhiều nơi trên thế giới, mọi người có thể tự do bày tỏ ý kiến của mình mà không sợ ảnh hưởng. Tuy nhiên, mọi thứ có thể trở nên rất khác biệt nếu một người bày tỏ quan điểm của mình ở Trung Quốc.
Vào tháng 9 năm 2015, Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Marco Rubio (Đảng Cộng hòa, bang Florida) đã phát động một chiến dịch truyền thông xã hội có tên là “#expressionNOToppression” (tạm dịch: Không áp bức ngôn luận) để nêu bật các vấn đề nhân quyền đang diễn ra trên khắp thế giới. Hai năm sau, vào năm 2017, ông Rubio khởi động lại chiến dịch gây chú ý dành cho các tù nhân chính trị bị giam giữ trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Cuba, Venezuela, Iran và Trung Quốc.
Ông Rubio hy vọng rằng chiến dịch của mình sẽ thay cho tiếng nói của những người không thể nói.
Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Marco Rubio (Ảnh: Getty)
Tháng 7 năm 2017, ông Rubio đã đưa ra trường hợp của một nhà hoạt động nhân quyền người Nga, Ildar Dadin, người đã bị cầm tù vì tham gia vào một hội nghị mà chính quyền cho là trái phép. “Anh ấy đã bị bắt vì đã tham gia một hội nghị thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình”, ông Rubio viết trên tài khoản Twitter của mình.
Ngoài ra, trong chiến dịch của mình, ông Rubio cũng nói về các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc liên quan đến hai luật sư Jiang Tianyong và Tang Jingling. Họ đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khai trừ khỏi đoàn luật sư vì ủng hộ nhân quyền. Những việc hai ông đã làm khiến nhà cầm quyền Trung Quốc thấy khó chịu là làm luật sư bào chữa cho những người bất đồng chính kiến, ủng hộ vị luật sư mù cũng là nhà hoạt động nhân quyền Trần Quảng Thành, luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh, ủng hộ các học viên Pháp Luân Công và những vụ kiện nhân quyền khác.
Riêng tại Trung Quốc, Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp môn này từ năm 1999 đến nay, sau khi có thống kê cho biết số học viên ở Trung Quốc nhanh chóng vượt quá số lượng đảng viên đương thời (khoảng 65 triệu).
Các học viên Pháp Luân Công tập trung tại Quảng trường Union, New York, vào ngày 11/5/2017 để tập luyện các bài công pháp như một phần của lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới lần thứ 18. (Ảnh: Minghui)
Ông Rubio và hạ nghị sỹ Christopher Smith, đồng chủ tịch của CECC, từng viết một lá thư chung gửi Giám đốc FBI Christopher Wray vào ngày 10/10/2018 để yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra về mối đe dọa đối với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và cộng đồng người Hoa đang sống ở Hoa Kỳ.
Thượng nghị sỹ Marco Rubio (bên phải) và Hạ nghị sỹ Chris Smith phát biểu tại một cuộc họp báo để thảo luận về báo cáo thường niên của Ủy ban Điều hành Nghị viện Hoa Kỳ về Trung Quốc (CECC), được tổ chức tại Capitol Hill, thủ đô Washington, ngày 10/10/2018 (Ảnh: Getty)
Cùng ngày, CECC cũng đã ban hành báo cáo thường niên năm 2018 nhấn mạnh tình hình nhân quyền ở Trung Quốc. Bản báo cáo tóm tắt có đoạn, “Trung Quốc là một nước theo chủ nghĩa độc tài, điều này đã đe dọa trực tiếp các quyền tự do cũng như các giá trị và lợi ích quốc gia sâu sắc nhất của chúng ta”.
Ông Smith cho biết: “Bản báo cáo này đã làm sáng tỏ sự thất bại của chính phủ Trung Quốc khi không tuân thủ các tiêu chuẩn phổ quát; nó cho thấy rõ những trường hợp tù nhân chính trị bị tra tấn và lạm dụng. Ngay cả theo tiêu chuẩn thấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm nay vẫn là một năm mà quốc gia này sử dụng đàn áp mạnh mẽ”.
“Tình hình ở Tân Cương và cộng đồng người thiểu số Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc thực sự kinh khủng, và nó cũng cho ta thấy rõ các chiến thuật giám sát người dân của Trung Quốc, đe dọa đến quyền lợi cơ bản của con người”, ông Rubio cho biết.
Thượng nghị sỹ Purdue cho biết: “Từ việc đốt Kinh thánh và phá hủy các nhà thờ Thiên Chúa giáo đến tập trung đàn áp hàng trăm ngàn người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, chính phủ Trung Quốc đang gây ra nỗi kinh hoàng cho chính người dân của họ. Hoa Kỳ phải lên án những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng này. Tôi kêu gọi các đồng nghiệp của mình hợp tác với Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Pompeo để buộc họ phải chịu trách nhiệm”.
Tổng thống Trump tuyên bố ngày 16/1/2019 là Ngày Tự do Tín ngưỡng Quốc gia, và kêu gọi quốc gia bảo vệ di sản tự do tín ngưỡng ngay tại nước Mỹ và trên toàn thế giới. “Quyền tự do tín ngưỡng là quyền cơ bản liên quan tới phẩm giá của mỗi con người và là nền tảng cho việc theo đuổi sự thật”, ông Trump nói.