Cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Nhật Bản – quốc gia lần đầu tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 – đã chuyển thành cuộc cạnh tranh bình thường giữa các doanh nghiệp sau những lo lắng của Mỹ vào những năm 1980. Sự trì trệ của Nhật Bản qua mấy chục năm đã bắc cây cầu Trung Quốc dễ dàng vượt qua, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2010.
Tại hội nghị thượng đỉnh G20, cuộc gặp của Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã thể hiện rõ bức tranh một thế giới ngày càng phân cực trong cuộc cạnh tranh vị trí hàng đầu thế giới giữa Mỹ và Trung Quốc.Chuyến đi của ông Tập Cận Bìnhđến dự hội nghị là chuyến công du thứ tư của ông trong vòng một tháng.
Đó là bức tranh chung, còn quan sát hai siêu cường, không có dấu hiệu nào cho thấy sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt trạng thái cân bằng tương tự, bất chấp thỏa thuận “đình chiến” được hai bên đưa ra hôm 29/6.
Đến thời điểm hiện tạichính quyền Washington đánh giá Trung Quốc là lực lượng ảnh hưởng rất nguy hiểm, ghê gớm hơn cả Liên Xô (trước đây).Chiến lược an ninh quốc gia của Nhà Trắng ban hành tháng 12/2017 dóng lên hồi chuông cảnh báo: Mỹ đang đứng trước kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực lớn. Hai đối thủ đáng gờm là Trung Quốc và Nga có xu hướng bắt tay nhau định hình một thế giới chống lại các giá trị và lợi ích của Mỹ.
Cuộc đối đầu với Trung Quốc không xuất phát từ cạnh tranh về ý thức hệ hay quân sự, mà là vấn đề kinh tế. Washington tin rằng họ đang bị Bắc Kinh thách thức. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tách rời nhau. Mỹ dần giới hạn các chuỗi sản xuất và phân phối toàn cầu kết nối với Trung Quốc, các chuỗi mà hầu hết quốc gia khác phụ thuộc.
Ngày 17/6 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã khởi động phiên điều trần về một gói thuế quan mới sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm trị giá 300 tỷ USD. Nếu gói thuế này được thông qua, gần như tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị đánh mức thuế cao.Trung Quốc và nhiều công ty Mỹ bị ảnh hưởng đang đấu tranh, tẩy chay chủ trương này của Thượng viện Mỹ.
Cách đây hơn một tháng, hồi cuối tháng 5, Bắc Kinh đã công bố danh sách đen các công ty nước ngoài “không đáng tin cậy”. Trung Quốc đe dọa sẽ ngừng xuất khẩu kim loại đất hiếm, nguyên liệu thô quan trọng cho ngành công nghiệp công nghệ cao.
Truyền thông nhà nước kêu gọi: “Không ai, không lực lượng nào nên đánh giá thấp và coi thường ý chí thép của người dân Trung Quốc cùng sức mạnh và sự kiên cường chiến đấu của họ”.Bắc Kinh cũng đang điều chỉnh chính sách cho phù hợp tình hình mới; khuyến khích các doanh nhân, nhà khoa học tự nâng cao khả năng và củng cố lĩnh vực công nghệ của chính Trung Quốc.
Nếu như bốn năm trước, Bắc Kinh vạch ra kế hoạch tổng thể “Made in China 2025″ cho 10 lĩnh vực công nghiệp thì hiện nay họ đang sửa đổi kế hoạch với các mục tiêu rõ ràng hơn.Trong các lĩnh vực công nghệ cao cổ điển như sản xuất máy bay, Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận những thiếu sót. Ưu tiên hàng đầu chip bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.
Bắc Kinh đang nuôi dưỡng tham vọng công nghệ này thông qua một chính sách đối ngoại tích cực, tăng cường các liên minh hiện có và tạo ra các liên minh mới, từ Nga đến Trung Á, Trung Đông.Mặc dù Trung Quốc đã phản ứng với thuế quan từ Mỹ theo kiểu ăn miếng trả miếng, nhưng nước này cũng đã giảm thuế một cách có chọn lọc đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Nhiều quốc gia G20 chia sẻ sự dè dặt của ông Trump về Trung Quốc, nhưng hết sức lo ngại cuộc chiến thương mại có thể phá hủy trật tự kinh tế thế giới mà Mỹ đóng vai trò rất lớn.Lý do chủ yếu là quy mô. Trung Quốc không thể so sánh với Liên Xô hay Nhật Bản, kẻ thù của Mỹ trong những năm 1980. Mỹ và Liên Xô từng có khối lượng giao dịch 2 tỷ USD mỗi năm. Còn Thương mại với Trung Quốc hiện là 2 tỷ USD mỗi ngày.
Hội nghị thượng đỉnh G20 nếu không kết thúc bằng lệnh đình chỉ thương chiến, thì nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho Trung Quốc và Mỹ, mà còn cho các quốc gia khác.Châu Âu cũng sẽ bị mắc kẹt giữa cuộc xung đột.
Được biết Pháp và Vương quốc Anh đang hỗ trợ quân sự cho Mỹ bằng cách cho các tàu hải quân của họ thực hiện các cuộc tuần tra trên biển ở phía tây Thái Bình Dương.Nhưng một chiến lược chính trị và kinh tế chung để chống lại Trung Quốc sẽ đòi hỏi ông Trump phải tôn trọng các đồng minh của Mỹ và cuối cùng phải giữ lời. Cả hai hiện đều không có khả năng.
Lúc này ông Trump vẫn đang đe dọa các đồng minh châu Âu và châu Á bằng chính những phương pháp mà ông đã sử dụng để chống lại Trung Quốc. Sau một năm xảy ra chiến tranh thương mại, vẫn chưa thể dự đoán cuộc xung đột với Trung Quốc sẽ được giải quyết như thế nào.
Phải chăng nó phụ thuộc vào hướng đi nào sẽ dẫn đến con đường hứa hẹn hơn cho việc tái tranh cử của ông Trump: một “thỏa thuận lớn nhất mọi thời đại” như ông Trump thường huênh hoang tuyên bố.