Sunday, January 5, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaĐiểm lại những tuyên bố, phát ngôn gây sốc về TQ và...

Điểm lại những tuyên bố, phát ngôn gây sốc về TQ và Biển Đông của Tổng thống Philippines Duterte thời gian qua

Từ khi lên nắm quyền tại Philippines hồi năm 2016 đến nay, Tổng thống Philippines Duterte đã liên tục đưa ra những phát ngôn, tuyên bố gây sốc về mối quan hệ với Trung Quốc và vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

“TQ có thể đánh bắt hải sản tại vùng biển đặc quyền của Philippines trên Biển Đông”

Trong khi dư luận vẫn chưa lắng dịu sau vụ việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá Philippines tại bãi Cỏ Rong vừa qua, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 26/6lại đưa ra một tuyên bố gây sốc rằng Trung Quốc có thể đánh bắt hải sản tại các vùng biển đặc quyền của Philippines trên Biển Đông. Theo hãng tin Bloomberg,tuyên bố này được đưa ra thông qua phát ngôn viên của ông Duterte, bất chấp cảnh báo từ các quan chức khác rằng quyết định đó là vi hiến.Ông Duterte đang trao cho Trung Quốc “đặc lợi” này dựa trên tình bạn, những mối quan hệ tài trợ và thương mại mà Bắc Kinh đã trao cho chính phủ của ông, Phát ngôn viên Salvador Panelo cho biết.“Chúng ta có các cuộc đàm phán với Trung Quốc họ sẽ giúp phát triển đất nước của chúng ta. Chúng ta đang hưởng lợi từ họ, vì vậy có lẽ điều mà tổng thống muốn là chúng ta cũng cung cấp một chút về những gì thuộc về chúng ta”. Trong khi đó hầu hết chính giới Philippines đều cho rằng việc cho phép Trung Quốc đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines là vi phạm Hiến pháp và yêu cầu Tổng thống phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.

“Mỹ và phương Tây nếu đủ can đảm nên giúp Manila tuyên bố chủ quyền tại các vùng biển có tranh chấp”

Trong một bài phát biểu tại Malacañang hôm 26/6/2019, nhà lãnh đạo Philippines khẳng định không phải ông không muốn bảo vệ quyền lợi của người dân mình mà ông cho rằng sự cố hôm 9/6 không đáng để đẩy sinh mạng của 110 triệu người Philippines vào nguy hiểm. Ông Duterte khẳng định đến ngay cả những nước lớn tiếng chỉ trích Trung Quốc nhất như Mỹ cũng không làm gì để ngăn chặn Trung Quốc khi Bắc Kinh bắt đầu thực hiện các hoạt động cải tạo phi pháp trên các vùng biển tranh chấp. “Mỹ, quốc gia duy nhất có đủ tiềm lực để ngăn chặn Trung Quốc không bao giờ nhấc đến một ngón tay. Mỹ thực sự không làm bất cứ điều gì bởi nếu muốn, họ hoàn toàn có thể mang Hạm đội 7 tới, đối đầu với Trung Quốc và nói các người không thể xây dựng một hòn đảo trên biển.  Kể cả Anh hay Pháp. Họ cũng có thể gửi chiếm hạm tới và nói với Trung Quốc rằng đây không phải là lãnh hải của các người. Các người không thể tuyên bố chủ quyền với một hòn đảo”, ông Duterte nói. “Đây là thách thức của tôi với Anh, Pháp, Mỹ. Hãy tập hợp ở Palawan và hành động. Nếu họ muốn, họ có thể kêu gọi thêm các nước khác tới. Còn với Philippines, chúng tôi không có cơ hội chống lại Trung Quốc và các vũ khí của họ”, ông nói. Nhà lãnh đạo Philippines cho rằng thay vì chỉ đưa ra những tuyên bố suông, các lãnh đạo phương Tây nên trực tiếp tới để tận thấy tình hình trong khu vực. “Chúng tôi sẽ đến đó cùng nhau, cả tôi và ông Trump trên boong tàu, nhìn qua kính viễn vọng. Nếu chúng tôi cùng chết vì một vụ nổ, thì mọi chuyện vẫn ổn”, ông nói thêm. 

“TQ đâm chìm tàu là tai nạn nhỏ”

Khi công chúng Philippines phẫn nộ về vụ tàu Trung Quốc đánh chìm tàu và bỏ mặc ngư dân Philippines ở Biển Đông, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 17/6/2019 đã lên tiếng nói rằng đó chỉ là một “tai nạn hàng hải nhỏ”. Trước đó, ông Duterte bị chỉ trích vì im lặng trước vụ việc ngày 9/6, trong đó tàu Trung Quốc được cho là tấn công tàu Philippines, sau đó bỏ mặc 22 ngư dân Philippines cùng chiếc tàu bị chìm. Các ngư dân Philippines sau đó đã được một tàu Việt Nam giải cứu. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana chỉ trích Trung Quốc “hèn nhát” và cảm ơn ngư dân Việt Nam ngay sau vụ việc. Một số nghị sỹ Philippines cũng mạnh mẽ lên án hành vi của tàu Trung Quốc, và việc Bắc Kinh đưa ra những biện minh vô lý về vụ việc, rằng họ buộc phải từ bỏ nỗ lực cứu ngư dân Philippines do bị các tàu Philippines khác bao vây. Tuy nhiên, Tổng thống Duterte có quan điểm khác biệt. Theo Nikkei, phát biểu trong một sự kiện kỷ niệm 121 năm thành lập Hải quân Philippines, Tổng thống Duterte cho rằng: “Đó chỉ là một vụ va chạm. Đừng làm cho nó tồi tệ hơn. Đừng để một chút tai nạn hàng hải gây ra chiến tranh ở đó”.

“Các hành vi của Mỹ mới là nguyên nhân gây ra căng thẳng khu vực”

Hồi tháng 3/2017, Tổng thống Philippines Duterte đã chỉ trích lập trường của Mỹ trong vấn đề Biển Đông, cho rằng khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng bất hợp pháp đảo nhân tạo ở Biển Đông vài năm trước, “các hành vi của Mỹ mới là nguyên nhân gây ra căng thẳng tình hình khu vực”. Ông Rodrigo Duterte cho rằng, việc Washington tiến hành tuần tra ở Biển Đông tạo rủi ro “phán đoán nhầm” tình hình, chỉ trích chính phủ Mỹ khóa trước buộc người Philippines phải giữ lập trường chống Trung Quốc, nhưng lại không cung cấp hỗ trợ quân sự. Khi đề cập đến hành động tuần tra của Mỹ thời kỳ Tổng thống Barack Obama, ông nói: “Các anh đến đó làm bộ phối hợp với họ ư? Chỉ cần nổ một phát súng thì có thể gây ra chiến tranh, đó sẽ là một vụ tàn sát”. Ông nói: “Mỹ là quốc gia duy nhất có thể triển khai hành động ở đó, dựa vào cái gì để hải quân của tôi đi đến đó? Quân nhân của tôi sẽ bị tàn sát”. Ông còn nói: “Anh tại sao lại không phê phán họ? Mỹ tại sao lại không điều 5 tàu sân bay? Anh phải đợi vấn đề phát triển đến hiện nay, đã trở thành vấn đề quốc tế liên quan nhiều nước như vậy”.

“Philippines không thể ngăn chặn được TQ ở bãi cạn Scarborough” và “sẵn sàng chia sẻ tài nguyên với TQ”

Ngày 23/3/2017, ông Rodrigo Duterte nói: Ông sẵn sàng chia sẻ với Trung Quốc tài nguyên ở vùng biển mà Tòa trọng tài ở The Hague, Hà Lan tuyên bố thuộc về Manila. Người Philippines không có khả năng tự khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đó. Ông cho biết cho dù Philippines chiếm được các khu vực đó, nhưng Philippines không có vốn, không có cả giàn khoan. Philippines không có gì để khai thác. Ông Duterte còn cho hay: “Chúng ta (Philippines) không thể ngăn chặn Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông. Họ cho rằng những đảo, đá ngầm đó là của họ. Người Philippines muốn tôi ngồi tàu đi cắm quốc kỳ, tôi đã nói như vậy khi tranh cử, sự ngu dốt này lại tin được”. Đối với khả năng Trung Quốc tiến hành xây dựng ở bãi cạn Scarborough, hãng tin BBC Anh ngày 19/3 dẫn lời ông Rodrigo Duterte cho rằng: “Chúng ta không thể ngặn chặn Trung Quốc làm những việc này. Mỹ cũng không thể làm gì. Bạn muốn tôi làm gì? Tuyên chiến với Trung Quốc? (Làm như vậy) chúng ta ngày mai sẽ mất đi tất cả quân đội và cảnh sát, đất nước sẽ bị xóa sổ”. Trước đó, ngày 19/12/2016, ông Rodrigo Duterte cũng cho rằng điều hải quân Philippines đến đoạt lấy bãi cạn Scarborough không phải là một phương án khả thi, bởi vì “họ (Trung Quốc) có thể quét sạch chỉ trong một phút. Đó là một thảm họa”. “Trung Quốc sẽ không động đến bãi cạn Scarborough”. Tờ Thời báo Manila ngày 24/3 cho biết sau khi thăm Thái Lan và Myanmar, ông Rodrigo Duterte đã tiết lộ một thông tin quan trọng, đó là Trung Quốc sẽ không xây dựng hạ tầng ở bãi cạn Scarborough. Ông nói: “Họ cho tôi biết, họ sẽ không động đến bãi cạn Scarborough. Trung Quốc nói: ‘Đừng lo, chúng ta là bạn’”. Ông cho biết thêm: Đây là cam kết của chính phủ Trung Quốc. Họ tính đến tình hữu nghị giữa hai nước, sẽ không xây dựng hạ tầng trên bãi cạn Scarborough. Họ sẽ không làm cho tình hình trở nên nguy hiểm. Người Trung Quốc nói lời đáng tin”. Ông Duterte còn cho biết: “Tôi muốn nói, trong quan hệ song phương giữa Philippines và Trung Quốc, chúng tôi phải bảo đảm hòa bình, tôi chỉ muốn làm ăn với người Trung Quốc, bởi vì Philippines cần tiền”. Tại Bangkok, Thái Lan, ông nói với kiều bào: “Kinh tế của chúng ta sẽ được cải thiện. Các bạn biết không? Thực ra Trung Quốc là người tốt”. Ông Duterte cho rằng, trước đây Philippines quá thân Mỹ và xa lánh Trung Quốc, nên không thể xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang Trung Quốc. 

“Phán quyết của tòa án quốc tế về Biển Đông chỉ là một mảnh giấy”

Trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 10/2016,ngay sau khi vừa đắc cử Tổng thống Philippines, ông Duterte đã bất ngờ phát biểu rằng phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài Hague chỉ là “một mảnh giấy” và sẽ không đề cập đến vấn đề này với phía Trung Quốc. Ông nói: “Tôi cần phải lịch sự nên tôi sẽ đợi đến khi Chủ tịch Trung Quốc đề cập vấn đề đó trước rồi tôi sẽ đáp lại”.

Không những thế, Tổng thống Philippines còn nhấn mạnh phán quyết của Tòa Trọng tài là “một mảnh giấy bốn góc”. Theo ông Duterte: “Tình huống Tòa quốc tế quyết định Philippines là bên thắng kiện, còn Trung Quốc lại một mực khẳng định họ có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông. Vậy thì hai bên nên tranh luận hay đơn thuần chỉ nói chuyện? Tôi thì cho rằng, hãy nói vấn đề này vào hôm khác”. Philippines tiến hành kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò và vấn đề biển Đông vào năm 2013, trước khi ông Duterte đắc cử Tổng thống vào năm 2016. Người tiền nhiệm của ông Duterte, Benigno Aquino III, đã khởi xướng vụ kiện. Ông Duterte chưa thúc ép Trung Quốc tuân thủ phán quyết và không có kế hoạch nêu vấn đề này tại các cuộc gặp song phương và đa phương.

“Không bao giờ đi Mỹ để cậy nhờ sự giúp đỡ nữa”

Cũng phát biểu tháng 10/2016, Tổng thống Duterte khẳng định chính sách đối ngoại của Philippines đang hướng về phía Trung Quốc. Nói chuyện với đám đông người Philippines tại Bắc Kinh, ông Duterte nhấn mạnh quốc đảo này sẽ thoát khỏi sự can thiệp của Mỹ cũng như không tiến hành tập trận chung giữa hai quốc gia. Nhà lãnh đạo 71 tuổi này đã nhiều lần đe dọa chấm dứt mối quan hệ đồng minh với Washington vì bất đồng trong hàng loạt vấn đề cũng như tranh thủ lợi ích kinh tế từ Trung Quốc. Bản thân ông Duterte cũng mong đợi những khoản viện trợ từ Trung Quốc cho việc đầu tư về cơ sở hạ tầng, năng lượng, viễn thông ở quốc gia này. “Tôi sẽ không bao giờ đi Mỹ để cậy nhờ sự giúp đỡ nữa. Chúng tôi sẽ chẳng được gì ngoài sự xúc phạm”, Tổng thống Duterte tuyên bố.      Mỹ là đồng minh thân cận nhất của Philippines kể từ thời điểm quốc đảo này độc lập năm 1946. Hai nước gắn kết bởi hàng loạt hiệp ước quốc phòng. Tuy nhiên, những gì ông Duterte thể hiện là rất cứng rắn. Tổng thống Philippines từng gọi người đồng cấp Mỹ là “con của mụ điếm” hay nguyền rủa ông Obama hãy “cút xuống địa ngục”. Không lâu sau khi lên nắm quyền vào năm 2016, ông Duterte phát động chiến dịch càn quét ma túy, dẫn đến việc giết hại ngoài vòng pháp luật đối với hàng nghìn nghi phạm và người nghiện ma túy. Khi các nước phương Tây, trong đó có Mỹ, lên án tình trạng vi phạm nhân quyền trong chiến dịch này, ông Duterte đáp trả bằng lời lăng mạ Tổng thống Obama đương thời và những lời tương tự dành cho các quan chức phương Tây khác.Khi thăm Bắc Kinh sau đó, ông Duterte tuyên bố “chia tay Mỹ” để chuyển hướng hợp tác sang Trung Quốc, nói rằng phán quyết của tòa án quốc tế về Biển Đông chỉ là “một mảnh giấy”.

RELATED ARTICLES

Tin mới