Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình chủ trì công tác sửa chữa tả khuynh, đề phòng tả khuynh, điều chỉnh chính sách đã có kết quả bước đầu, đỉnh cao của nạn đói đã qua, hàng chục triệu người đã chết vì đói, tình hình đã ổn định. Nỗi đau quá lớn, cần phải tổng kết kinh nghiệm, tiếp tục mở rộng công tác quản lí, làm dịu mâu thuẫn, xoa dịu nhân tâm. Các vị lãnh đạo đề nghị triệu tập Hội nghị công tác Trung ương mở rộng để tổng kết những bài học đau xót, xác lập phương châm, đường lối từ nay về sau.
Hồng nhan bạc phận Thượng Quan Vân Châu
Thượng Quan Vân Châu, đại mĩ nữ Thượng Hải
Từ thời trẻ, Mao đã là một tướng công cộc cằn, quen chuyên quyền, độc đoán. Lần này thì Mao không thể qua mặt Lưu Thiếu Kì và những người kia. Đại nhảy vọt khiến cho kinh tế suy sụp, nạn đói giết chết mấy chục triệu người, cơ ngơi của Đảng Cộng sản suýt tiêu vong, liệu còn có gì để nói? Mao đồng ý đề nghị của nhóm Lưu Thiếu Kì, tháng Giêng năm 1961, mời tất cả cán bộ chủ chốt của hơn hai nghìn hai trăm huyện trong cả nước, cộng thêm cán bộ khu, tỉnh, thành phố, các bí thư đảng ủy các xí nghiệp cấp tương đương, tổng cộng hơn bảy nghìn người, về Bắc Kinh dự Đại hội tổng kết, vẫn thường được gọi là “Đại hội bảy nghìn người”
Sau Đại hội, Mao đem theo Trương Dục Phượng đến Thượng Hải, vào ỏ biệt thự số 1 của khách sạn Tây Giao. Chuyện hết sức lí thú, rất nhiều khu nghỉ dưỡng bên bờ biển, phong cảnh tuyệt trần, được xây hàng loạt biệt thự để các vị lãnh đạo Trung ương về nghỉ. Các biệt thự này được đánh số từ 1 đến 7 dành cho bảy vị chóp bu trong Bộ chính trị. Biệt thự số 1 của Mao từ cửa lớn cửa sổ, các phòng, ban công cho đến bàn làm việc, giường nằm, phòng tắm… đều rộng hơn sáu biệt thự còn lại. Tỉnh lị hoặc những nơi có phong cảnh đẹp của 29 tỉnh, thành phố, khu tự trị của Trung Quốc đại lục, đều xây vài ba kiến trúc làm hành cung bí mật dành cho các vị thủ trưởng Trung ương. Mỗi lần các vị thủ trưởng Trung ương đi nghỉ, những hành cung này lại ồn ào. Các vị thủ trưởng Trung ương mỗi khi đi nghỉ đều đem theo vợ con, dâu rể, thậm chí cả cháu nội, cháu ngoại, lại cả thư kí, nhân viên cơ yếu, bác sĩ riêng, nhân viên phục vụ, tổ bảo vệ, ít cũng phải năm, mười người; có vị đem theo vài chục người. Họ tự nấu ăn, thực phẩm do Đảng bộ địa phương cung phụng. Lúc họ đi, tất nhiên không trả một xu nào. Họ còn đem theo thùng lớn thùng nhỏ đưng đặc sản địa phương. Cũng có một số ít thủ trưởng tỏ ra gương mẫu, mỗi người bỏ ra một hào năm xu tiền ăn hàng ngày theo qui định (trẻ con được miễn), mỗi ngày ba bữa (không tính điểm tâm đêm) toàn những sơn hào hải vị, coi như mỗi người mỗi bữa mất năm xu nhân dân tệ. Đúng là chủ nghĩa xã hội ưu việt! Thủ trưởng và nhân viên tùy tùng cùng vợ con cháu chắt vào ở “hành cung”, tất nhiên không mất tiền lưu trú. Vậy các khoản chi cho “hành cung” lấy ở đâu ra? Ngân sách tài chính của chính phủ Trung Quốc sẽ dành một khoản bao cấp cho cán bộ. Ví dụ, khách sạn Tây Viên ở thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, trước năm 1985 mỗi tháng được hưởng hai mươi nghìn nhân dân tệ duy tu bảo dưởng; khách sạn Dung Viên ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam trước năm 1958 được nhận một khoản ngân sách hàng năm hai triệu nhân dân tệ; khách sạn Đông Hồ ở thành phố Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc mỗi năm ngân sách cấp cho ba triệu. Ở Trung Quốc lục địa vật giá rất rẻ, ngân khoản lớn như vậy bao gồm lương nhân viên khách sạn, tiền hoa, tiền sửa chữa trang, thiết bị, đến tiền ăn uống, tiệc tùng, tặng phẩm cho các vị thủ trưởng và cả thân quyến, nhân viên tùy tùng của thủ trưởng.
Trở lại câu chuyện ban đầu. Khách sạn Tây Giao, Thượng Hải là một lâm viên rộng lớn, trong đó hoa thơm bốn mùa, cây cối xanh tốt, cách sân bay Hồng Kiều không xa. Đoàn tàu riêng của Mao dừng trên một nhánh đường sắt ở vòng ngoài sân bay, rất tiện cho công tác bảo vệ.
Mao rất thích Thượng Hải. Thượng Hải là thành phố Mao đến nhiều nhất.
Thượng Hải đông dân, cơ sở công nghiệp lớn mạnh, khoa học kĩ thuật phát triển, trường đại học, trưởng cao đẳng như rừng, GDP hàng năm của thành phố chiếm một phần tám GDP toàn quốc. Thượng Hải còn là cảng biển lớn nhất toàn quốc. Có người nói, chỉ cần ổn định Bắc Kinh, Thượng Hải sẽ ổn định tình hình cả nước.
Thượng Hải là nơi có một không hai, vị trí địa lí ưu việt, phía Đông Bắc là cửa ngõ ra biển; chạy xe về hướng Tây Nam chừng ba tiếng đồng hồ là Hàng Châu danh thắng thiên hạ; chạy xe về hướng Tây Bắc chừng vài ba tiếng đồng hồ là Tô Chau và Vô Tích bên bờ Thái Hồ, hai địa danh nổi tiếng trong lịch sử.
Kha Khánh Thi, Bí thư Thành ủy Thượng Hải kiêm Bí thư Cục Hoa Đông là bạn chí thân của Mao. Âm nhạc, múa hát, sân khấu, điện ảnh của Thượng Hải đứng đầu cả nước. Minh tinh kịch trường và điện ảnh của Thượng Hải rất nổi tiếng, gái đẹp nhiều vô kể.
Mao vốn rất quan tâm đến giới văn nghệ. Mỗi khi đến Thượng Hải phảỉ vài lần Mao tiếp những nhân vật đại diện cho giới văn nghệ, nhất là các nữ minh tinh giới múa hát, kịch trường, điện ảnh. Hạnh phúc lớn nhất của các nữ minh tinh là được lãnh tụ vĩ đại mời cơm tối, sau đấy cùng lãnh tụ khiêu vũ. Chưa bao giờ Mao tiếp các nhân vật giới văn học. Mao rất ghét đám nhà văn, nhà thơ, đám này dù cải tạo thế nào cũng không ngoan ngoãn, đó là những phần tử chỉ khua môi múa mép, quậy phá, không chịu yên ổn,
Người duy nhất mà Mao quên, đó là nữ anh hùng Hồng quân Hạ Tử Trân, vợ cũ của Mao, đang dưỡng bệnh trong một khuôn viên kín cổng cao tường, thực tế là bị giam lỏng. Thỉnh thoảng nhớ lại, Mao sai thư kí đem cho bà ít tiền, gọi là quan tâm.
Trong số những nữ minh tinh màn bạc Thượng Hải, Mao cho rằng người đẹp thùy mị nhất không phải là Tần Di, không phải là Vương Tiểu Đường, Vương Đan Phượng, Vương Văn Quyên, càng không phải là Bạch Dương, Trương Thụy Phương, mà là Thượng Quan Vân Châu. Vân Châu người cao ráo, cử chỉ tao nhã, nói năng nhẹ nhàng, đúng là nhẹ nhàng của người Thượng Hải, hát cũng hay. Vân Châu còn biết ngâm thơ cổ, đúng là con người có học, có văn hóa. Biết hát những làn điệu trong việt kịch, càng giỏi các điệu côn khúc, bình đàn. Thật khó quên đôi mắt Vân Châu, đôi mắt thoáng buồn, ai trông thấy cũng phải xao xuyến mềm lòng. Hoặc, nếu không giống Dương Ngọc Hoàn người đẹp đời Đường “nhất cố khuynh thành, tái cố khuynh quốc” thì cũng “ngoảnh lại mỉm cười thật đáng yêu”.
Ông bạn Kha Khánh Thi tất nhiên hiểu được thành ý của Mao, mà cũng hiểu được quan hệ vợ chồng giữa Mao và Giang Thanh nay chỉ còn danh nghĩa. Có lần Mao nói với bạn:
– Tôi với Lam Bình không còn liên qua gì nữa, cả hai đều tự do.
Kha Khánh Thi biết ý, chỉ thị cho Trưởng ban tuyên huấn Thành ủy Trương Xuân Kiều đi làm công tác tư tưởng đối với Vân Châu. Nhưng trai gái lớn tuổi, chỉ nói vậy là đủ, không nên nói toạc ra.
Một tối, khách sạn Tây Giao tổ chức buổi vũ hội nho nhỏ, mời chừng mươi nữ minh tinh đến khiêu vũ với Mao. Mao cao lớn, bước nhảy vững chãi, thái độ hòa nhã, thích vừa khiêu vũ vừa nói chuyện vui. Các cô tranh nhau nhảy với Mao, bước nhảy nhẹ nhàng, được nép đầu vào ngực, vào cánh tay lãnh tụ vĩ đại, là hạnh phúc cả đời, để lại những kí ức ngọt ngào. Để chiếu cố đến các cô, cứ mỗi bản nhạc Mao nhảy với ba cô, chia đều cơ hội, thực thi chủ nghĩa bác ái. Gần sáng, vũ hội tan. Trưởng ban tuyên huấn thành ủy Trương Xuân Kiều gọi Vân Châu lại, bảo rằng Chủ tịch mời cô ở lại ăn đêm, tìm hiểu tình hình điện ảnh. Kha Khánh Thi cũng ở lại.
Vân Châu ngồi ở phòng khách biệt thự số 1 của Mao, uống trà, Kha Khánh Thi nói chuyện với cô một lúc. Ông ta bảo Vân Châu, quan hệ giữa Mao và Lam Bình không tốt, hai người li thân, Mao rất buồn. Mao đã cống hiến to lớn cho nhân dân toàn quốc và nhân dân thế giới, nhưng cuộc sống rất cô đơn. Nhiều năm nay, các đồng chí Trung ương muốn tìm cho Mao một người có đủ điều kiện để làm bạn, đó là hạnh phúc đối với cách mạng Trung Quốc và cách mạng thế giới. Chuyện này thì Vân Châu đã từng nghe Trương Xuân Kiều nói, nhưng lúc này lại chính mồm Kha Khánh Thi nói, ý nghĩa khác nhau. Có một người giống như thư kí vào mời Kha Khánh Thi đi nghe điện thoại, ông ta vội vã bỏ đi. Ông ta là Bí thư thành ủy Thượng Hải kiêm Bí thư cục Hoa Đông, cho nên bận nhiều việc.
Vân Châu vốn là con người giàu tình cảm, lòng đã hiểu. Cô nhớ lại lời Kha Khánh Thi, nếu ở lại bên Mao lâu dài… Mặt cô bỗng nóng ran, tim đập mạnh, không dám nghĩ tiếp. Lúc ấy, một cô gái dáng người nhỏ nhắn, ý chừng là một y tá bước vào, mời Vân Châu đi ăn điểm tâm đêm. Vân Châu vẫn chưa biết, cô gái có khuôn mặt xinh dẹp này là Trương Dục Phượng.
Phòng khách liền với phòng làm việc rộng lớn, đi sâu vào, rẽ sang một phía, là phòng ăn. Giữa phòng là một cái bàn tròn lớn, đủ cho mười người cùng ngồi ăn. Sát tường phía trong là một cái bàn ăn nhỏ, hình vuông. Mao mặc áo tắm, đã ngồi chờ sẵn. Mao rất ân cần đưa một bàn tay to nung núc những thịt ra, để bàn tay ngọc ngà của Vân Châu nắm lấy. Ông ta mời Vân Châu ngồi.
– Chúng ta là bạn thân, đã từng khiêu vũ với nhau. Cô cứ tự nhiên nhé, được chứ?
– Vâng, vâng, thưa Chủ tịch…
– Nam nữ bình đẳng, cô cứ ngồi đối diện với tôi.
Không nhịn nổi, Vân Châu mìm cười. Chủ tịch đúng là một người hài hước.
– Tôi đã xem mấy bộ phim cô đóng, rất hay. Có điều đau khổ quá. Tại sao không vào những vai vui vẻ, nhẹ nhàng một chút? Các bạn trong giới điện ảnh của cô nên tìm cách để mọi người vui một chút.
Trương Dục Phượng bưng khay thức ăn lên, hai suất. Suất của Mao rất đơn giản: một quả trứng luộc, ba cái bánh hấp, một bát nước canh nhỏ, một đĩa ớt. Suất của Vân Châu có hai quả trứng luộc, bốn cái bánh, một bát nhỏ nước canh.
– Mời, đồng chí Thượng Quan Vân Châu… Hiếm thấy họ của cô. Ngày xưa có hai vị “tả phò” họ Thượng Quan, cô là hậu duệ đấy nhỉ.
Mao thích hài hước, chuyện gì cũng biết, học vấn uyên thâm. Vân Châu rất xúc động, không ăn. Cô húp tí nước canh. Nước canh không mùi vị, nhạt nhẽo, có thẻ là nước hấp bánh.
Vân Châu chú ý đến cô y tá đứng bên cạnh bóc trứng, cô này đứng áp sát vào người Mao. Vân Châu thấy chướng mắt, cô này không biết giữ ý, một y tá mà suồng sã như vậy, không biết mình là ai.
Bữa điểm tâm nhanh chóng kết thúc, Mao mời Vân Châu đi bơi.
Vân Châu vừa đi theo Mao, vừa có phần ngần ngại. Thứ nhất, cô nóng ruột vì ở nhà còn có cậu con trai mới mười tuổi; thứ hai, không mang theo đồ bơi.
Cô y tá kia như hiểu rõ tâm lí Vân Châu, liền khẽ nói:
– Đồng chí Xuân Kiều gọi điện đến cho biết, cháu nhỏ của chị đã được đưa đến gửi ở nhà bạn cậu ta rồi; trong phòng thay đồ có đồ bơi đấy. Vân Châu không ngờ, nơi ở của Mao có cả bể bơi trong nhà, bể bơi dài chừng ba mươi mét. Nước trong bể bơi trong xanh, thấy cả đáy bể. Bể bơi còn có cả cầu nhảy nhỏ. Bên bể bơi còn có mấy cái ghế nằm đã trải sẵn khăn bông.
Vào đến nơi, Vân Châu cảm thấy người nóng bừng, thì ra hơi ấm bốc lên. Mao cởi bỏ áo tắm, lội ào xuống nước và bơi. Nhìn Mao lúc này không giống với một người gần tuổi xưa nay hiếm. Hèn chi người Mao khỏe như thế.
Cô y tá đưa Vân Châu vào phòng thay đồ, lấy cho cô một bộ bikini, rồi đi ra. Chừng như cô y tá bận việc gì đó. Vân Châu rất thích bơi, nhưng chưa bao giờ được bơi trong bể cao cấp như thế này. Cô đứng trước gương mặc đồ bơi bikini. Bộ đồ bơi này trong nước chưa từng thấy, đúng là đồ bơi cởi mở, chắc chắn mua từ nước ngoài về. Vân Châu ngăm nhìn cơ thể trắng trẻo, khỏe mạnh của mình, mặc đồ bơi bikini này trông càng đẹp. Hèn chi Chủ tịch chọn cô. Hai tay Vân Châu ấp lên khuôn mặt nóng bừng. Cô đã quyết định hiến thân, làm thỏa mãn Chủ tịch, để Chủ tịch thật thoải mái, không thể bỏ cô…
Vân Châu lấy lại bình tĩnh rồi mới ra khỏi phòng thay đồ, đứng bên bể bơi, lội xuống nước. bơi đến bên Mao. Mao đang nằm ngửa trên mặt nước, chờ cô. Sau đấy, hai người nắm tay nhau cùng bơi, kéo theo hai vệt sóng nước. Mao vừa bơi, vừa nhìn Vân Châu, nói:
– Nghe nói, cô cũng thích thơ cổ điển?
– Không dám… Ấy là hồi nhỏ đã đọc ba trăm bài thơ Đường.
– Cô Vân Châu, bây giờ bắt đàu nhé, tôi một câu, cô một câu, thế nào?
– Em vâng lời Chủ tịch,
– Trời xuân lạnh suối tuôn mạch ấm… Câu này ở bài thơ nào?
– Thưa Chủ tịch, câu này trong bài “Trường hận ca” của Bạch Cư Dị… Da mỡ đồng kì tắm ao Hoa
– Vua yêu bạn ấy mới là
– Con hầu nâng dậy coi đà mệt thay
– Vàng nhẹ bước lung lay tóc mái
– Màn phù dung êm ái đêm Xuân
– Cô Vân Châu!
Hai người bơi đến chỗ cạn, Mao đứng lại, ôm chầm lấy Vân Châu.
Toàn thân Vân Châu run lên.
– Chủ tịch… máu quá… ở dưới nước thế này…
– Ngọc khiết băng thanh… Nào, mĩ nhân, ở dưới nước…
– Chủ tịch… từ từ nhé, hai ba năm nay em… vẫn chờ Chủ tịch…
– Lệ dàn mặt ngọc lưa thưa
– Cành lê hoa trĩu hạt mưa xuân đầm
– Chủ tịch nhẹ một chút, nhẹ thôi, Chủ tịch hung quá! Mẹ ơi, em không đứng vững nữa rồi! Ối ối…
Vân Châu ở lại biệt thự số Một đúng một tuần lễ. Hai người như thanh niên, điên cuồng hết cỡ cho đến khi Mao rời Thượng Hải. Mao nâng tay Vân Châu, nói:
– Tạm thời chia tay một thời gian ngắn. Đến một ngày nào đó, tôi sẽ cho người về đón cô lên Bắc Kinh, vào ở Trung Nam Hải.
Mùa xuân năm sau Vân Châu vẫn chưa vào Trung Nam Hải. Mao lại về Thượng Hải. Hai người ngày đêm nồng cháy.
Vân Châu không nói với bất cứ một người bạn thân nào trong giới điện ảnh về cuộc gặp gỡ kì ngộ này. Cô biết sự việc vô cùng trọng đại. Cô phải giữ bí mật cho Đảng, giữ bí mật cho người trong trái tim. Thời ấy, có mấy người nổi tiếng trong giới văn hóa muốn làm nguyệt lão cho Vân Châu, trong số đó có vị là giáo sư đại học, có vị là thủ trưởng trong quân đội hoặc giám đốc nhà máy, nhưng.Vân Châu cười nhạt, cảm ơn:
– Tôi đã có người trong tim rồi.
Nhưng không ai biết người trong tim Vân Châu là ai. Vân Châu là đóa hoa diễm lệ của Thượng Hải, muốn leo cành cao nào? Không ai ngờ đó lại là lãnh tụ vĩ đại.
( Còn tiếp)