Wednesday, November 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaDiễn đàn Hòa bình thế giới: Thế giới cần TQ và ngược...

Diễn đàn Hòa bình thế giới: Thế giới cần TQ và ngược lại

Diễn đàn Hòa bình thế giới (8/7) đã diễn ra tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn tuyên bố rằng sự phát triển của Trung Quốc không thể thiếu phần còn lại của thế giới và sự phát triển của thế giới cũng không thể thiếu Trung Quốc; đồng thời kêu gọi các nước lớn phải gánh vác trách nhiệm của mình và làm gương, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và ổn định toàn cầu, mở rộng lộ trình phát triển chung. Dù không trực tiếp đề cập tới Mỹ, nhưng Phó chủ tịch Trung Quốc đã cảnh báo về “chủ nghĩa bảo hộ dưới danh nghĩa an ninh quốc gia”, đồng thời kêu gọi các cường quốc thế giới phải đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và ổn định toàn cầu. Ngoài ra, Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn còn nhấn mạnh rằng dù tình hình quốc tế phát triển theo hướng nào hay tình hình Trung Quốc phát triển thế nào đi nữa, Bắc Kinh vẫn theo đuổi lộ trình hòa bình và không tìm kiếm các kế hoạch gây ảnh hưởng hoặc bành trướng.

Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành cảnh báo “hậu quả thảm khốc” nếu Mỹ coi Trung Quốc như “kẻ thù”. Ông Lạc Ngọc Thành chỉ trích Mỹ, nói rằng Mỹ áp đặt các hạn chế thị thực đối với các học giả Trung Quốc và coi Bắc Kinh là một kẻ thù là không hợp lý – điều đó rất ngu ngốc và có thể dẫn đến hậu quả tai hại. Ông Lạc cho rằng các vấn đề mà Mỹ gặp phải không phải là lỗi của Trung Quốc và người Trung Quốc đang gặp khó khăn hơn trong việc trao đổi với các đối tác Mỹ. Ngày càng có nhiều báo cáo về việc các học giả và sinh viên Trung Quốc gặp khó khăn trong việc xin thị thực Mỹ, và trong một số trường hợp thị thực bị hủy, trong khi một số nhà nghiên cứu đã bị các nhà sử dụng lao động Mỹ sa thải trong những tháng gần đây. Ông Lạc Ngọc Thành cũng cho biết một số học giả Trung Quốc đã bị các quan chức tình báo và thực thi pháp luật Mỹ quấy rối tại các sân bay và khách sạn khi họ tới nước này làm các hoạt động nghiên cứu theo lời mời của các đối tác Mỹ. Có một số báo cáo nói rằng một số nhà khoa học người Mỹ gốc Hoa, chỉ vì họ là nhà khoa học gốc Trung Quốc, đã bị đối xử bất công. Do đó, một số học giả Trung Quốc đã tránh quá cảnh ở Mỹ trên đường đến Mỹ Latinh để tránh bị quấy rối.

Được biết, Diễn đàn hòa bình thế giới được tổ chức thường niên và thu hút sự quan tâm của giới chức các nước. Tại Diễn đàn Hòa bình thế giới lần thứ 7 (14-16/8/2018) tại thủ đô Jakarta, Indonesia, quan chức các nước đã tập trung trao đổi quan điểm về các thách thức chung mà cộng đồng thế giới đang phải đối mặt nhằm góp phần thúc đẩy hòa bình cũng như trật tự công bằng và thịnh vượng của thế giới.

Đáng chú ý, tại Diễn đàn Hòa bình thế giới lần thứ 4 (28/6/2015), giới chức các nước đã trao đổi về vấn đề an ninh trên biển quốc tế. Phát biểu tại Diễn đàn, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lại đưa ra những lập luận vô lý nhằm “khẳng định chủ quyền” trái phép của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông và quần đảo Trường Sa. Ông Vương Nghị ngang ngược cho rằng “quần đảo Trường Sa là do Trung Quốc phát hiện và sử dụng đầu tiên, vì thế chủ quyền đương nhiên thuộc về Trung Quốc. Trong Thế chiến II, Nhật Bản đã chiếm đóng quần đảo Trường Sa, nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, Trung Quốc đã thu hồi lại, sau đó Trung Quốc tiếp tục quản lý cho đến tận ngày nay”. Ông Vương Nghị còn biện minh cho hoạt động xây dựng của Trung Quốc rằng: “Không giống các quốc gia khác, chiếm đóng các đảo của Trung Quốc để xây dựng căn cứ quân sự, các hoạt động mở rộng xây dựng đảo của Trung Quốc tại Trường Sa gần đây chỉ mang mục đích dân sự, cải thiện điều kiện sống cho nhân viên trên đảo và phục vụ cộng đồng quốc tế”. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị còn khẳng định, Trung Quốc sẽ không thể thay đổi chủ trương đối với quần đảo Trường Sa, sẽ không đòi hỏi thêm hoặc bớt đi đối với chủ quyền trên các đảo chiếm đóng ở Trường Sa. “Bởi vì, nếu làm như vậy sau này sẽ không biết ăn nói với con cháu đời sau thế nào”.

Trong khi đó, giới học giả quốc tế tham dự Diễn đàn cho rằng: “Chúng ta cần quản lý tốt hơn về tranh chấp, chúng ta cần có biện pháp kỹ thuật giải quyết tốt hơn những tranh chấp này, để tránh ảnh hưởng do xung đột mang tính ngẫu nhiên mang lại, chúng ta đều không mong sự xung đột mang tính ngẫu nhiên này diễn biến thành cuộc chiến tranh lớn, như vậy nhân dân châu Á có thể tiếp tục thực hiện sự phồn thịnh trong thế kỷ châu Á”.

Giáo sư danh dự trường Đại học Quốc phòng Hàn Quốc Byong-Moo Hwang cho rằng cần quản lý tranh chấp trên biển, cách tốt nhất là các nước hữu quan thông qua đối thoại đàm phán, tăng cường hợp tác để giảm bớt rủi ro xung đột, thực hiện cùng có lợi cùng thắng. Đáng chú ý, Giáo sư trường Đại học Quốc phòng, Nghiên cứu viên Hội học thuật châu Á-Thái Bình Dương Trung Quốc Hàn Húc Đông cho rằng cũng như hợp tác trong các lĩnh vực khác ở châu Á-Thái Bình Dương, hợp tác trên biển ở châu Á-Thái Bình Dương cũng cần hai nước Trung Quốc và Mỹ phát huy vai trò tích cực hơn. Bởi vì hai nước Trung Quốc và Mỹ là hai nước lớn có ảnh hưởng quan trọng trong khu vực này. Ngoài ra, hai nước Trung Quốc và Mỹ có thể nói có ảnh hưởng quan trọng đối với khu vực Tây Thái Bình Dương, cần phải bắt tay từ việc xây dựng quy tắc giữ gìn an ninh khu vực này, bởi vì không có quy tắc thì không sao hành động. Triển khai hợp tác về mặt hành động giữ gìn an ninh cụ thể và hợp tác trong tấn công thách thức an ninh phi truyền thống.

RELATED ARTICLES

Tin mới