Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ trước sau không như một

TQ trước sau không như một

Những hành động phi pháp của Trung Quốc thời gian qua ngày càng cho thấy rõ mưu đồ nhất quán của nước này nhằm độc chiếm Biển Đông.

Theo dõi tình hình Biển Đông suốt nhiều năm qua, các chuyên gia trong nước và quốc tế đều có chung nhận định là Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ âm mưu chiếm trọn Biển Đông xuyên suốt của mình bằng nhiều cách. Chiến lược đó càng kéo dài càng gây ra những hệ lụy nguy hiểm đối với an ninh khu vực.

Âm mưu lâu dài độc chiếm Biển Đông

Từ giữa thế kỷ 20, Trung Quốc đã lăm le Biển Đông trong tuyên bố năm 1958 về nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý. Tiếp đó là các cuộc cưỡng chiếm Hoàng Sa rồi các bãi đá ở Trường Sa (đều thuộc chủ quyền của VN). Theo PGS-TS Vũ Thanh Ca (nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ – Tổng cục Biển và Hải đảo VN): “Cái mà Trung Quốc thèm muốn không chỉ là các đảo đá mà là toàn bộ Biển Đông. Mục đích chính của Trung Quốc khi chiếm các đảo đá là làm cơ sở cho yêu sách chủ quyền và tạo bàn đạp để khống chế Biển Đông”.
Theo ông Ca, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách về đường lưỡi bò cực kỳ phi lý, tuyên bố các “quyền lịch sử” đối với khoảng 87% diện tích Biển Đông. Nước này rất mập mờ về cái gọi là “quyền lịch sử”, nhưng khi hành xử, họ tự ý cấm các quốc gia xung quanh Biển Đông đánh cá, ngăn trở thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia bị đưa vào phạm vi đường lưỡi bò. Như vậy, Trung Quốc đã tự ý biến khu vực biển mà đường lưỡi bò “liếm trúng” như vùng đặc quyền kinh tế của mình. Để biến Biển Đông thành “ao nhà”, Trung Quốc thực hiện rất nhiều thủ đoạn từ mặt trận ngoại giao, truyền thông cho đến thực địa.
Trong bài trả lời phỏng vấn Thanh Niên, Giáo sư Alexander Vuving (Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ) phân tích: “Các hoạt động xây dựng cơ sở, công trình và triển khai vũ khí, khí tài quân sự trên các vị trí mà Trung Quốc chiếm đóng hoàn toàn nằm trong chiến lược nhất quán của họ tại Biển Đông. Một chủ trương lớn trong chiến lược này là biến các vị trí chiếm đóng thành căn cứ hậu cần và quân sự tiền phương, tạo bàn đạp cho các phương tiện như máy bay, tàu nổi, tàu ngầm của Trung Quốc tỏa ra thống lĩnh vùng trời và vùng biển ở Biển Đông”. Theo chuyên gia này, quá trình xây đảo nhân tạo phi pháp trong giai đoạn 2013 – 2015 là một bước rất quan trọng, nhưng chưa phải là bước cuối cùng trong quá trình Trung Quốc theo đuổi. “Trong khoảng 5 – 10 năm tới, Trung Quốc có thể tiến đến giai đoạn cuối trong quá trình tạo dựng và củng cố thế đứng trên Biển Đông, tức là giai đoạn từ các bàn đạp trên các đảo chiếm đóng ở Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc có thể phản ứng tức thời và áp đảo lực lượng của bất kỳ nước nào khác trên bất cứ khu vực nào ở Biển Đông. Cần nhớ là Trung Quốc đang có thêm một số tàu sân bay mới và trong ít năm nữa, Bắc Kinh hoàn toàn có thể để một tàu sân bay thường trực ở Biển Đông”, ông nhấn mạnh.

RELATED ARTICLES

Tin mới