Friday, October 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaViệt Nam cần tôn trọng “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển...

Việt Nam cần tôn trọng “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông: TQ “vừa ăn cắp vừa la làng”

Để ngụy biện cho hành động phi pháp trên Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (17/7) đã ngang nhiên đưa ra tuyên bố yêu cầu Việt Nam “tôn trọng” cái gọi là “chủ quyền” của nước này ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng

Trung Quốc “vừa ăn cắp vừa la làng” hòng che đậy âm mưu đen tối

Trả lời câu hỏi liên quan việc Trung Quốc bất chấp công luận và luật pháp quốc tế, điều tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 cùng 40 tàu chấp pháp (Ngư chính, Hải Cảnh và dân quân biển) xâm phạm vùng biển thuộc Bãi Tư Chính, ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã ngang ngược cho rằng “Chúng tôi hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ cân nhắc và tôn trọng chủ quyền và quyền hợp pháp của Trung Quốc tại vùng biển liên quan ở Biển Đông, cũng như sẽ không thực hiện hành động có thể khiến tình trạng xấu đi thêm nữa”.

Tuyên bố vô lối và “đổi trắng thay đen” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho thấy hành vi “vừa ăn cắp, vừa la làng” của nước này trong vấn đề Biển Đông, vì:

Thứ nhất, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Đồng thời, đông đảo cộng đồng quốc tế đều công nhận chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Không những vậy, Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông, cách đất liền Việt Nam 220 hải lý về phía Đông Nam và cách bãi Phúc Nguyên 30 hải lý về phía Nam Tây Nam. Bãi này dài 63 km, rộng 11 km, có diện tích 33,88 km². Việt Nam tuyên bố bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa phía Nam, không thuộc quần đảo Trường Sa và bác bỏ sự gán ghép bãi này vào quần đảo Trường Sa. Về mặt hành chính, bãi Tư Chính thuộc phạm vi quản hạt của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Người ta lắp đặt cấu trúc thép gọi là nhà giàn DK1 kể từ năm 1989. Về sau, mẫu nhà giàn được thiết kế lại, rộng rãi và vững chắc hơn, có kết cấu liên hoàn theo mẫu giàn khoan nước sâu. Hiện có ba nhà giàn đang hoạt động: Nhà giàn DK1/11 (tức nhà giàn Tư Chính C hay Tư Chính 3), hoàn thành 5 tháng 5 năm 1994; Nhà giàn DK1/12 (tức nhà giàn Tư Chính D hay Tư Chính 4), hoàn thành 8 tháng 8 năm 1994; Nhà giàn DK1/14 (tức nhà giàn Tư Chính E hay Tư Chính 5), hoàn thành 20 tháng 4 năm 1995. Tại bãi Tư Chính có hai hải đăng, đều có chiều cao tháp đèn 22 m, tầm hiệu lực 12 hải lý, ánh sáng trắng. Đặc tính ánh sáng: một hải đăng chớp nhóm 2, chu kỳ 13 giây; một hải đăng chớp nhóm 3, chu kỳ 8 giây. Không những vậy, binh sĩ Việt Nam đồn trú thuộc biên chế Tiểu đoàn DK1, lúc đầu thuộc Lữ đoàn 171 Hải quân Nhân dân Việt Nam, về sau trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Do đó, việc Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất và tàu chấp pháp đi vào vùng biển của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc là ngang nhiên thách thức sự nghiêm minh của luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)…

Thứ hai, Trung Quốc không có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo phán quyết của Tòa Trọng tài (7/12/2016), yêu sách “chủ quyền” của Trung Quốc theo “đường 9 đoạn”, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam là không phù hợp với các quy định của UNCLOS. Do đó, việc Trung Quốc “yêu cầu Việt Nam tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc” là điều nực cười, vì lẽ – Trung Quốc lấy đâu ra “chủ quyền” ở Biển Đông.

Thứ ba, từ nhiều năm trở lại đây, tất cả cộng đồng quốc tế (trừ Trung Quốc) đều thừa nhận rằng Bắc Kinh là nguyên nhân chính gây căng thẳng, đe dọa hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hành động của Trung Quốc như sử dụng vũ lực xâm chiếm đảo, đá của Việt Nam; cho ngư dân đánh bắt cá trái phép và tàn phá môi trường sinh thái; cải tạo đảo phi pháp phá hủy môi trường biển; quân sự hóa Biển Đông; hậu thuẫn lực lượng chấp pháp đâm chìm, tấn công và cướp phá tàu thuyền của ngư dân các nước… mới là hành động gây căng thẳng, mất ổn định trong khu vực. Trước những hành động trên của Trung Quốc, cộng đồng quốc tế đã đoàn kết, lên án mạnh mẽ Bắc Kinh, đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức các hành vi trên.

Việc Trung Quốc cố tình “la làng”, đe dọa Việt Nam ở Bãi Tư Chính là nhằm che đậy âm mưu độc chiếm Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc điều trái phép tàu thăm dò địa chất và lực lượng chấp pháp xâm phạm vùng biển của Việt Nam là nhằm phô trương sức mạnh quân sự, kích động tinh thân dần tộc và lòng yêu nước của người dân, để lái hướng sự chú ý của người dân đối với tình hình Hồng Công, sự suy thoái kinh tế và cuộc chiến thương mại với Mỹ. Không những vậy, Trung Quốc chọn thời điểm đúng 3 năm Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện của Philippines liên quan vấn đề Biển Đông để tiến hành các hoạt động khiêu khích, xâm phạm vùng biển của Việt Nam. Hành động phi pháp trên của Trung Quốc nhằm phản bác phán quyết của Tòa Trọng tài, đồng thời thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh trong việc sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật để ép buộc các nước giải quyết tranh chấp ở Biển Đông theo cách mà Trung Quốc áp đặt. Bắc Kinh còn muốn “la làng” vụ việc trên để qua đó ngăn cản và đe dọa các công ty dầu khí nước ngoài “không được hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông”.

Việt Nam đã có phản ứng chính thức về hoạt động phi pháp của Trung Quốc

Việt Nam cho rằng, không cần phải thảo luận với Trung Quốc về hợp đồng dầu khí, bởi lẽ vùng khai thác thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Vì vậy, tại cuộc họp báo ngày 16/7/2019, trả lời câu hỏi của một số phóng viên trong và ngoài nước liên quan đến diễn biến gần đây ở Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của UNCLOS, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và UNCLOS…”.

Tuy nhiên,trong bối cảnh khu vực và quốc tế rất nhạy cảm và phức tạp hiện nay, trước những hành vi vi phạm nói trên, chủ trương nhất quán của Việt Nam là: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam hết sức coi trọng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, thiện chí và sẵn sàng giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình…”.

Đây là chủ trương mang tính nguyên tắc, nhưng khi vận dụng trong thực tế, các lực lượng, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan còn phải xuất phát từ nhưng diễn biến cụ thể về mức độ, phạm vi, tính chất của các vi phạm, tranh chấp… để có phương thức ứng xử thích hợp, hiệu quả, đúng thủ tục pháp lý hiện hành. Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, “Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”.

RELATED ARTICLES

Tin mới