Sunday, December 22, 2024
Trang chủBiển nóngTổng quan chính sách của Mỹ ở Biển Đông (Kỳ 8)

Tổng quan chính sách của Mỹ ở Biển Đông (Kỳ 8)

Lựa chọn này sẽ xem xét làm thế nào Hoa Kỳ có thể tích cực tham gia vào việc tìm cách giải quyết các tranh chấp ở Trường Sa bằng cách khuyến khích Philippines, Việt Nam, Malaysia hòa giải tranh chấp chủ quyền của họ. Lý do cơ bản để bắt đầu từ chính sách có từ lâu của Hoa Kỳ là không tham gia vào các vấn đề tuyên bố chủ quyền là đề xuất cho rằng đàm phán giải quyết những khác biệt này sẽ đưa ra một dẫn chứng tích cực để tiếp tục giải quyết với Trung Quốc, sẽ khiến ASEAN dễ dàng hơn trong việc đàm phán với Trung Quốc bằng một giọng điệu, và sẽ tạo ra tiền lệ pháp lý hữu ích có thể áp dụng rộng rãi hơn với các tranh chấp về biển khác trong khu vực Đông Nam Á.

Tìm hiểu khuôn khổ lựa chọn chính sách

Lựa chọn 1: Tích cực tham gia vào việc giải quyết vấn đề chủ quyền

Khi ý tưởng này được đưa ra trong các cuộc phỏng vấn ở Philippines, Malaysia, Singapore và Việt Nam cả với các quan chức chính phủ và với các sinh viên nghiêm túc về Biển Đông, đánh giá tương tự đã được đưa ra – không có ngoại lệ, tất cả mọi người nghĩ rằng đây sẽ là một ý tưởng tồi. Mối quan ngại bao gồm sự lo sợ rằng giải pháp chính sách của Mỹ như vậy sẽ có tác động tiêu cực đến sự đoàn kết của khối ASEAN, và có thể châm ngòi cho một cuộc tấn công của Trung Quốc đơn phương sử dụng vũ lực để ngăn chặn bất kỳ sự hòa giải nào giữa các nước tranh chấp ASEAN. Điều này đặc biệt sẽ xảy ra nếu vào cuối của quá trình hòa giải Việt Nam nắm giữ vị thế mạnh trong quần đảo Trường Sa hơn so với hiện nay. Cuối cùng, điều đó sẽ làm thay đổi nghiêm trọng quan điểm của Mỹ là một “bên trung gian trung thực” mà không được đứng về phe nào.

Những mối lo ngại này có vẻ hợp lý, nhưng vì lợi ích của việc thực hiện đánh giá cân bằng tất cả các lựa chọn, các cuộc thảo luận dưới đây đưa ra một dẫn chứng về việc giải pháp như vậy có thể mở ra như thế nào.

Vấn đề ít phức tạp nhất trong số các tranh chấp chồng chéo về Trường Sa là những vấn đề giữa Philippines và Malaysia. Để hòa giải các tranh chấp chồng chéo này có thể tiến hành như sau:

  • Thứ nhất, Manila sẽ từ bỏ tranh chấp đối với các đảo, đá và LTE mà Malaysia hiện kiểm soát và ngược lại. Trong thực tế, điều này có nghĩa là: Philippines sẽ từ bỏ tranh chấp đối với các vỉa đá là Đá Eric, Đá Thám Hiểm, Đá Kỳ Vân và Bãi Kiệu Ngựa thuộc quyền kiểm soát của Malaysia, đồng thời Malaysia sẽ từ bỏ tranh chấp đối với Đá Công Đo do Philippines kiểm soát.
  • Sau đó, Philippines hoặc Malaysia có thể tìm cách hòa giải tranh chấp của mình với Việt Nam. Dù nước nào tiếp cận Việt Nam, thì sự thỏa hiệp chính mà Hà Nội sẽ phải thực hiện sẽ là rút lui khỏi tranh chấp của mình đối với tất cả các đảo ở Trường Sa để thực hiện các bước tiếp theo. Đây sẽ là một đề xuất rất khó khăn vì có những lo lắng về việc thiết lập một tiền lệ mà Trung Quốc có thể khai thác. Hà Nội cũng sẽ cần một lý do nào thực sự thuyết phục để tránh sự bung nổ chủ nghĩa dân tộc như các cuộc bùng nổ diễn ra khi giàn khoan của Công ty Dầu khí Ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) bắt đầu hoạt động trong các vùng biển tranh chấp chưa có ranh giới rõ ràng về các Đặc khu kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc.
  • Thứ ba, cần giả định rằng Hà Nội đã được thuyết phục rằng tranh chấp của họ đối với quần đảo Trường Sa tính tổng thể sẽ không được ủng hộ bởi bất kỳ hội đồng trọng tài nào. Như Asley Roach đã viết trong phân tích của ông về tuyên bố của Malaysia:

          Liệu quần đảo Trường Sa có thực sự tạo thành một đơn vị, mà theo lời của Max Huber trong Giải thưởng Đảo Palmas của ông, số phận của bộ phận chính có thể xác định số phần của các phần còn lại? Trọng tài giữa Eritrea và Yemen là trường hợp tương tự nhất với quần đảo Trường Sa. Trong trường hợp đó, chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đỏ giữa các bờ biển đối diện của Eritrea và Yemen đang có tranh chấp. Tòa án thấy rằng bằng chứng không ủng hộ tuyên bố của Yemen về tính thống nhất tự nhiên hoặc vật lý của toàn bộ chuỗi đảo đang có tranh chấp. Thay vào đó, Tòa án đã phân tích bằng chứng áp dụng cho mỗi nhóm trong sáu nhóm đảo và chia chủ quyền đối với các nhóm giữa Eritrea và Yemen.

  • Thứ tư, một khi Hà Nội đồng ý với tiến trình hòa giải thì có thể tiến hành như sau:

–         Malaysia từ bỏ tranh chấp đối với Đá An Bằng và Bãi Thuyền Chài mà Việt Nam hiện đang nắm giữ

–         Việt Nam từ bỏ tranh chấp đối với các địa vật Eric, Đá Thám Hiểm, Đá Kỳ Vân và Bãi Kiệu Ngữa mà Malaysia đang kiểm soát.

          Hai bước này sẽ giải quyết các tranh chấp chồng chéo giữa Malaysia và Việt Nam.

  • Thứ năm, Philippines từ bỏ tranh chấp của mình có lợi cho Việt Nam đối với Đảo Thị Tứ (Trường Sa lớn thứ hai), Song Tử Đông và Đảo Loại Ta. Trong khi đó, Manila cũng sẽ phải từ bỏ tranh chấp của mình với quần đảo Trường Sa kèm theo trong ô đường đứt đoạn xung quanh cái gọi là Nhóm đảo Kalayaan (KIG) và bãi bõ thực thể chính trị đó (nó được sáp nhập vào năm 1978). Điều này sẽ rất khó khăn cho Manila, mặc dù tranh chấp của nước này có rất ít hoặc không có tín nhiệm pháp lý, và thực tế rằng Philippines không bao giờ có thể cố gắng buộc Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan rút khỏi 18 địa vật mà các nước này đã chiếm trong KIG.
  • Cuối cùng, Việt Nam từ bỏ tranh chấp của mình có lợi cho Philippines đối với bốn địa vật mà Manila có thể tranh chấp dựa trên nguyên tắc phát hiện đầu tiên và chiếm giữ có hiệu quả: West York, Nanshan, Đảo Bình Nguyên và Đá An Nhơn. Việt Nam có thể lập luận rằng những hòn đảo nhỏ này có trong tranh chấp ban đầu của mình, nhưng chúng không được xác định rõ trong các tài liệu sáp nhập gốc của Pháp và có rất ít hoặc không có bằng chứng lịch sử ủng hộ cho hoạt động liên tục tái khẳng định chủ quyền.

Hành động này sẽ hoàn thành việc hòa giải các tranh chấp của các nước ASEAN, đồng thời thiết lập một tiền lệ quan trọng để đối phó với Trung Quốc. Tất cả ba quốc gia ASEAN cũng sẽ phải nhận ra rằng các LTE và các địa vật hoàn toàn là vùng ngập nước, chẳng hạn như Bãi Cỏ Rong hay Bãi Tăng Mẫu, nằm trên thềm lục địa được công nhận của một trong số họ thuộc sở hữu của nước ven biển đó. Thực hiện những thỏa hiệp này sẽ rất khó khăn về phản ứng của người dân, và sẽ yêu cầu lập luận thuyết phục mà bằng hòa giải tranh chấp với nhau, các lập luận đó sẽ giúp ASEAN đơn giản hơn trong việc đàm phán với Trung Quốc bằng một giọng điệu, và có thể giúp đơn giản hóa việc phát triển các nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Giải pháp này gần với đề xuất của một số nhà quan sát cho rằng cách tốt nhất để đưa vở kịch Trường Sa đến kết thúc là sẽ phải nhờ đến nguyên tắc pháp lý lâu đời là phải sử dụng, có nghĩa là trong trường hợp không có thỏa thuận ngược lại, mọi người đều có quyền giữ những gì họ có. Mặc dù quá trình đề xuất ở trên không phải là một ví dụ hoàn hảo của nguyên tắc này, nhưng nó rất gần.

Cuối cùng, ba bên tham gia sẽ cần phải đi đến một thỏa thuận nào đó về việc họ sẽ coi địa vật nào là đảo, theo quy định của UNCLOS, và địa vật nào họ cùng đồng ý là vỉa đá. Vì rất nhiều những địa vật này nằm rất gần nhau, nên các vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý phát sinh ra từ các địa vật mà các bên tranh chấp khẳng định là đảo này sẽ chồng chéo lên nhau, và sẽ chồng chéo với đặc khu kinh tế phát sinh từ đường cơ sở ven biển của mỗi nước. Hòa giải các đặc khu kinh tế là cần thiết để loại bỏ mọi sự mơ hồ về quyền sở hữu tài nguyên.

Nỗi lo lớn nhất của phương pháp này là Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào khi họ biết về thỏa thuận Philippines – Việt Nam, vốn sẽ tăng cường vị thế của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Các địa vật mà Philippines sẽ nhường cho Việt Nam sẽ là địa vật lớn thứ 2, 5, và 10 trong số 13 địa vật lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Hành động này sẽ là yếu tố châm ngòi cho hành động tấn công bằng vũ lực của Trung Quốc, thu giữ các địa vật trước khi Việt Nam có thể chiếm hữu?

Nhiều cạm bẫy và khó khăn chính trị liên quan đến lựa chọn chính sách này khiến nó dường như là một giải pháp chính sách thực tế về mặt chính trị và có khả năng phản tác dụng cho Washington trong việc khuyến khích hoặc ủng hộ. Tuy nhiên, liệu Washington đề nghị với chính ASEAN, có thể là với Indonesia (vì nước này không có tranh chấp nào đối với quần đảo Trường Sa) rằng mình có thể kiểm tra chặt chẽ hơn các khả năng và rủi ro liên quan đến sáng kiến như vậy, nó có thể làm cho tiếng nói của ASEAN có giá trị hơn trong việc thúc đẩy quy tắc ứng xử khi loại bỏ những bất ổn tiềm ẩn trong những tranh chấp chồng chéo nhau.

Lựa chọn 2: Nghe khuyến nghị của Bắc Kinh và ngừng can thiệp vào vấn đề Biển Đông

Kể từ cuộc họp ARF Hà Nội vào năm 2010 khi Ngoại trưởng Clinton công khai thảo luận các nguyên tắc hướng dẫn chính sách của Mỹ đối với Biển Đông, Trung Quốc đã rất lo lắng và phải yêu cầu Washington từ bỏ điều đó. Sau đó Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ và tiêu cực với sáng kiến của Ngoại trưởng Clinton. Về cơ bản, ông nói rằng Biển Đông không liên quan gì đến Mỹ và cảnh báo các bên tranh chấp khác không được để lời dụ dỗ của Mỹ lôi kéo. Vùng này vẫn thuộc sở hữu của Trung Quốc.

Giờ đây, bốn năm sau khi Hoa Kỳ tích cực tham gia hơn về mặt ngoại giao và khi sự tín nhiệm của Mỹ có liên quan sâu hơn, việc mong đợi hoặc đề xuất rằng chính sách của Mỹ chỉ làm theo các yêu cầu thường xuyên của Bắc Kinh rằng Washington phải tự từ bỏ tham gia vào các vấn đề Biển Đông về mặt ngoại giao là không thực tế. Nó không chỉ là sự suy giảm sự tín nhiệm đối với chính quyền Obama, cả ở trong nước và ở khu vực Đông Nam Á, mà nó cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ các lợi ích hợp pháp của Hoa Kỳ đã được thảo luận ở chương 2.

Tuy nhiên, nếu một quốc gia như Indonesia quyết định giữ vai trò đứng đầu trong việc cố gắng làm trung gian cho một giải pháp, điều đó có thể cho phép Washington làm giảm hồ sơ ngoại giao của mình về các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Từ trước đến nay, Indonesia rất thận trọng trong cách tiếp cận của mình với Trung Quốc và vấn đề Biển Đông. Nhưng sự kết hợp của các sự kiện này đưa ra gợi ý rằng vị trí này có thể thay đổi. Đầu tiên, Jakarta ngày càng quan ngại rằng đường lưỡi bò của Trung Quốc bao gồm một số vùng biển xung quanh mỏ khí đốt Natuna của nước này trong quần đảo Riau của Indonesia. Theo một báo cáo báo chí của Jakarta, một thiếu tướng không quân Indonesia gần đây đã tuyên bố rằng đường lưỡi bò của Trung Quốc “sẽ có ảnh hưởng đến an ninh của vùng biển Natuna”. Khoảng vào năm 1977, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia đã bày tỏ lo ngại về vấn đề có thể xảy ra này đối với Indonesia. Giải pháp ưa thích của ông là đối thoại và đàm phán, vốn chẳng đi đến đâu. Điều đó có thể thay đổi với việc nhậm chức của Tổng thống Joko Widodo. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông nhấn mạnh tăng cường bản sắc của đất nước như một sức mạnh hải quân và trở thành cái mà ông gọi là “trục hàng hải toàn cầu”. Trong các nhận định kể tử cuộc bầu cử vào tháng Bảy của mình, Widodo đã kêu gọi thành lập một Bộ hàng hải và nói rằng chính quyền của ông sẽ sẵn sàng hàn gắn những tranh chấp lãnh hải trong khu vực (ví dụ, trong vùng Biển Đông).

Điều này tạo ra một cơ hội tiềm năng cho Washington để khuyến khích thành viên có ảnh hưởng nhất của ASEAN tích cực tham gia nhiều hơn trong việc tìm cách hòa giải các tranh chấp, hoặc ít nhất là kết luận về Bộ Quy tắc ửng xử được mong đợi từ lâu, trong đó có những nhiệm vụ cụ thể. Điều này sẽ không nhất thiết phải hạ thấp hồ sơ của Washington. Tuy nhiên, nếu Jakarta đã sẵn sàng để dần dần đảm nhiệm một vai trò lãnh đạo cởi mở hơn trong việc đối phó với Trung Quốc về quần đảo Trường Sa và đường lưỡi bò, thì họ có thể thay đổi giọng điệu ban đầu về một giải pháp theo luật từ Washington đến Jakarta, và từ đó khuyến khích Bắc Kinh công nhận rằng quốc gia lớn nhất và có ảnh hưởng nhất của ASEAN đặt câu hỏi về đường lưỡi bò và muốn Trung Quốc đảm bảo rằng họ không tìm cách xâm phạm các tài nguyên có trên thềm lục địa của Indonesia.

(Còn nữa)

RELATED ARTICLES

Tin mới