Monday, October 14, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaThái Lan đang thúc đẩy kế hoạch mua tàu ngầm thứ hai...

Thái Lan đang thúc đẩy kế hoạch mua tàu ngầm thứ hai từ TQ

Chính phủ Thái Lan chuẩn bị trình Quốc hội nước này thông qua kế hoạch mua tàu ngầm thứ hai trị giá 12 tỉ baht (hơn 9 ngàn tỉ) từ Trung Quốc nhằm hiện đại hóa quân đội và tăng cường năng lực tác chiến của hải quân.

Phát biểu sau cuộc họp Nội các, Thủ tướng Prayut Chan-ocha (30/7) cho biết việc trang bị thêm tàu ngầm cho quân đội là cần thiết, mặc dù đang có nhiều sức ép từ phe chống đối gọi kế hoạch mua sắm của quân đội là “lãng phí” trong khi đời sống người dân còn nhiều vất vả.

Theo thông tin trên, Thái Lan đang có ý định mua 3 tàu ngầm mới từ Trung Quốc. Tổng giá trị của hợp đồng trên lên đến 36 tỷ baht. Trước đây, Thái Lan (2017) đã ký hợp đồng mua một tàu ngầm điện-diesel S26T, phiên bản của Type-039B, lớp Yuan của Hải quân Trung Quốc với công ty China Shipbuilding & Offshore International. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ bàn giao tàu ngầm này cho quân đội Thái Lan vào năm 2023. Theo thông tin mới nhất, Nhà máy đóng tàu ở Vũ Hán bắt đầu quy trình đặt ky và cắt thép đóng mới tàu ngầm cho Thái Lan trong hợp đồng trị giá 411 triệu USD ký kết vào năm 2017. Quan chức cấp cao của quân đội Thái Lan và Trung Quốc đã tham dự buổi lễ đặt ky và cắt thép tại xưởng đóng tàu ở Vũ Hán. Sau khi hoàn thành, S26T có lượng choán nước 2.600 tấn khi lặn, tốc độ tối đa 18 hải lý/giờ và có thời gian hoạt động liên tục khoảng 20 ngày trên biển. S26T được trang bị những công nghệ định vị thủy âm mới nhất của Trung Quốc. Tàu ngầm này có thể mang theo 16 ngư lôi và tên lửa cùng 30 thủy lôi.

Theo nhận định của giới chuyên gia, song song với việc xây dựng tàu ngầm, Trung Quốc có thể cung cấp bí quyết kỹ thuật cho Thái Lan. Hải quân Hoàng gia Thái Lan không có kinh nghiệm vận hành tàu ngầm, vì vậy Trung Quốc chắc chắn sẽ cung cấp đào tạo. Quân đội Thái Lan là một trong những khách hàng chính của Trung Quốc trong nhiều năm. S26T sẽ cải thiện đáng kể năng lực phòng thủ của hải quân Thái Lan.

Được biết, Thái Lan có truyền thống là một đồng minh của Mỹ trong khu vực. Nhưng kể từ khi lên nắm quyền sau cuộc đảo chính vào năm 2014, chính quyền quân sự đã tăng cường liên kết quân sự với Trung Quốc. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, một cựu tướng quân đội đã ra lệnh mua 49 xe tăng chiến đấu chủ lực VT-4 của Trung Quốc để thay thế cho xe tăng M41 do Mỹ sản xuất. Lô hàng đầu tiên gồm 28 chiếc đã được giao hàng trong năm 2017, phần còn lại đã được bàn giao trong năm 2018. Tuy nhiên, dù Thái Lan mua vũ khí Trung Quốc nhưng Bangkok không có kế hoạch thay đổi liên minh với Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc chưa thể cạnh tranh với Mỹ trong thương mại quốc phòng toàn cầu. Tuy vậy, thiết bị và công nghệ của Bắc Kinh vẫn hấp dẫn đối với các nước đang phát triển do có chi phí phải chẳng và dịch vụ hậu mãi tốt.

Ngoài ra, Trung Quốc hiện đang có xu thế dần đuổi kịp và vượt Mỹ về công nghệ chế tạo tầu ngầm. Tính đến đầu năm 2019, Trung Quốc sở hữu khoảng 50 tàu ngầm tấn công diesel- điện và dự kiến sớm đưa thêm nhiều tàu vào biên chế từ nay đến 2020. Trong giai đoạn 2000-2005 Trung Quốc đóng các tàu diesel lớp Minh và lớp Tống, chiếc đầu tiên thuộc lớp Nguyên (sử dụng công nghệ AIP, tức không cần không khí trên mặt biển). Hiện 17 tàu lớp Nguyên đang phục vụ tính ở thời điểm 2019 là loại tàu ngầm công ước tiên tiến nhất trong hải quân Trung Quốc và cũng có thể nói là loại đáng tin cậy nhất. Chúng có thể tạo ra mối đe dọa lớn nhất đối với các lực lượng Mỹ và Đài Loan. Tàu lớp Nguyên có lợi thế nhờ công nghệ lực đẩy khí độc lập (AIP) và có thể được tích hợp công nghệ tương tự trên các tàu Kilo của Nga giúp tàu chạy êm. Hệ thống AIP giúp tàu ngầm có nguồn năng lượng thay thế pin hay động cơ diesel mặc dù vẫn đang lặn, gia tăng thời gian ở dưới nước, giảm nguy cơ bị phát hiện (vì sớm phải nổi lên lấy không khí).

Trước đây, Thái Lan cũng từng có kế hoạch mua 6 tàu ngầm từ Đức, nhưng đã bị chính phủ dưới thời của cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra bác, vì cho rằng tốn kém, trong khi Bangkok không có mối đe dọa nào đáng kể từ ngoài biển cũng như không có tranh chấp lãnh hải kéo dài với nước láng giềng.

RELATED ARTICLES

Tin mới