Thursday, December 26, 2024
Trang chủĐàm luậnBức tranh kinh tế u ám của TQ trước kỷ niệm Quốc...

Bức tranh kinh tế u ám của TQ trước kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 70

Trong lúc nền kinh tế 14 nghìn tỉ USD của Trung quốc đang phải gánh chịu quá nhiều thách thức – mức nợ kỉ lục, ô nhiễm môi trường và dân số già hóa- thì Tổng thống Mỹ Donald Trump lại dùngmọi áp lực để quật ngã con “hổ lớn” đang lăm le chiếm ngôi bá chủ thế giới.

Cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng và chưa thấyxuất thiện “ánh sáng cuối đường hầm”. Điều này càng chứng tỏ nguy cơ Trung Quốc mắc kẹt trong “bẫy thu nhập trung bình”. Và như thế làm sao nước này có thể trở thành nền kinh tế số một thế giới?

Lối thoát nào cho bẫy thu nhập đó? Chính phủ của ông Tập đã tính đến các giải pháp tăng cường tiêu thụ trong nước, giải phóng thị trường và tăng cường sức mạnh công nghệ của quốc gia. Nhưng đó là chủ trương, còn thực hiện vô cùng khó khăn.

Bàn về vấn đề này, ông Andrew Polk, đồng sáng lập cơ quan nghiên cứu Trivium ở Bắc Kinh, phân tích: “Trung Quốc đang cố gắng thực hiện mục tiêu của mình trong khi vẫn đang chịu áp lực từ Mỹ, điều đó khiến thách thức đối với Bắc Kinh còn phức tạp hơn nữa…Nhưng rõ ràng Mỹ đã đốt ngọn lửa động lực cho Trung Quốc. Nếu sau này Trung Quốc thành công, có thể học hỏi từ ngay khoảnh khắc hiện tại bởi động lực thực sự có thể thúc đẩy một quốc gia đạt được những thành tựu to lớn”.

Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) nhấn mạnh rằng nếu ông Tập không sớm đạt được thỏa thuận thương mại lâu dài với Mỹ, thì nền kinh tế của Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại nặng nề.

Sau khi ông Trump đe dọa áp đặt thuế quan mới đối với 300 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh đã tuyên bố ngừng mua nông sản Mỹ khiến cho đồng Nhân dân tệ (NDT) yếu xuống mức kỉ lục trong 11 năm trở lại đây. Phản pháo, Nhà Trắng hoãn lệnh miễn trừ cho một số công ty Mỹ có mong muốn làm ăn với Huawei.Ông Trump gọi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ.

Cứ giằng co như thế không bên nào chịu lùi một bước. Cựu trợ lý đại diện thương mại Mỹ cho các vấn đề Trung Quốc, Ông Jeff Moon, nói: Trung Quốc sẽ khó có khả năng đưa ra nhượng bộ cho tới trước tháng 10/2019.  Ông Moon cho rằng:Tập Cận Bình lúc này đang phải đối diện với áp lực trong nước giữa bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính quyền ở Hồng Công chưa có dấu hiệu chấm dứt và Trung Quốc đang chuẩn bị kỉ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10 tới. Cùng với đó là những hành động xâm lấn, quân sự hóa ở Biển Đông đang bị các nước trongkhu vực lên tiếng phản đối.

Hiện tại Trung Quốccũng tính tới khả năng cắt đứt hoàn toàn thương mại với Mỹ. Bắc Kinh kêu gọi tinh thần yêu nước của người dân và khẳng định hệ thống kinh tế Trung Quốc có thể đương đầu với mọi thử thách từ nước ngoài.

Chính phủ Trung Quốc đã tập hợp mọi nguồn lực để ngăn cản tăng trưởng kinh tế tụt xuống dưới mức 6%. Nước này cũng đầu tư hàng tỉ USD để phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao ngay tại quốc gia, đối đầu trực diện với phương Tây trong các lĩnh vực như trí thông minh nhân tạo và phương tiện chạy bằng điện.

Tờ Hoàn Cầu lên dây cót tinh thần: “Các công ty Trung Quốc đang tăng tốc độ thích ứng và tạo ra các thị trường xuất khẩu mới”.

Tuy nhiên cuộc chiến thương mại như tảng đá lớn cản đườngcác mục tiêu phát triển của Trung Nam Hải. Chỉ đươn cử một việc, Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen là đã đe dọa sự phát triển của ông nghệ Trung Quốc, bởi những chip điện tử do nước này sản xuất vẫn chưa đủ mạnh để thay thế sản phẩm của Mỹ. Qua đây có thể thấy, Trung Quốc khó tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất và sẽ khó bắt kịp được xu hướng mới.

Cùng với những khó khăn nêu trên Trung Quốc còn gánh một núi nợ chồng chất. Báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế cho hay, gánh nặng nợ của Trung Quốc đã tiếp tục gia tăng bất chấp nỗ lực của chính phủ, tăng lên khoảng 303% GDP trong quý một năm nay. So với các quốc gia đang phát triển thì đây là tỉ lệ nợ cao nhất.

Chỉ số tăng trưởng giảm xuống chỉ còn 6,2% trong quý 2 là mức thấp nhất trong 27 năm trở lại đây. Nếu ông Trump thực sự áp cấm vận vào tháng 9 tới, thì tăng trưởng của Trung Quốc có thể sẽ giảm thêm 0,3% nữa.

Mặc dù Bắc Kinh đã cố gắng đa dạng hóa các đối tác nước ngoài thông qua Sáng kiến Vành đai – Con đường và các hiệp định thương mại khác, nhưng Mỹ vẫn chiếm khoảng 20% xuất khẩu của Trung Quốc.

Căng thẳng thương mại chắc chắn làm cho quá trình chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc trở nên khó khăn hơn. Trung Quốc sẽ mất một phần thị phần xuất khẩu và sự chuyển giao công nghệ từ Mỹ sang Trung Quốc sẽ chậm lại.

Trong lúc kinh tế trong nước u ám như thế Bắc Kinh đã phân tán sự chú ý của dân chúng trong nước bằng những đại kế hoạch ầm ĩ, từ vành đai nọ đến con đường kia. Họ cũng tràn ra Biển Đông để thực hiện ý đồ bành trướng và làm giàu từ biển. Nhưng Bắc Kinh đã vấp phải sự lên án mạnh mẽ của các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế. Một lần nữa họ lại làm theo sách cũ: đủ mây thì mưa. Tàu hải cảnh đã rời bãi Tư Chính của Việt Nam và tiếp theo đây sẽ là gì hãy chờ đến “hồi sau sẽ rõ”.

RELATED ARTICLES

Tin mới