Monday, October 14, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ tăng cường triển khai thiết bị bay không người lái làm...

TQ tăng cường triển khai thiết bị bay không người lái làm nhiệm vụ giám sát, ngăn cản tàu thuyền các nước ở Biển Đông và Hoa Đông

Trung Quốc đang tăng cường triển khai hoạt động của thiết bị bay không người lái (UAV) ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Hải quân các nước đã nhiều lần phát hiện các UAV của Trung Quốc hoạt động trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Hoa Đông. Đây có là chiến thuật mới của Trung Quốc nhằm gia tăng mức độ kiểm soát trên biển của Bắc Kinh.

TQ triển khai ngày càng nhiều UAV ở Biển Đông và Biển Hoa Đông để củng cố các “yêu sách chủ quyền”

Trung Quốc đã tăng cường đáng kể việc triển khai hoạt động của UAV ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Theo các báo cáo của Bộ Quốc phòng các nước, hải quân Mỹ, Nhật Bản và Philippines đã nhiều lần phát hiện và thậm chí còn chụp được hình ảnh về các UAV của Hải quân Trung Quốc hoạt động trong vùng biển thuộc khu vực đảo Phú Lâm và nhóm đảo An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng Sa, ở khu vực bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa và trên các tàu chiến của Trung Quốc ở nhiều khu vực khác nhau của Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Theo Báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu Project 2049 Institute (Mỹ), quân đội Trung Quốc đã triển khai ít nhất bốn loại UAV, gồm BZK-005, S-100, ASN-209 và GJ-1 ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Nhiều loại có tầm hoạt động xa và khả năng tác chiến cao như BZK-005, có thể được phóng từ các bệ phóng trong đất liền thuộc đảo Hải Nam, song có thể hoạt động dao trùm khắp Biển Đông. Loại GJ-1 có kích thước dài 9 m, rộng 14 m, cao 2,8 m, màu sơn xám, có tầm bay xa tối đa 4.000 km nên có thể bao trùm toàn bộ Biển Đông, có thể cất cánh từ các căn cứ quân sự ở miền Nam Trung Quốc và bao trùm toàn bộ Biển Hoa Đông nếu cất cánh từ các căn cứ phía Đông của Trung Quốc.

Theo các báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ và giới nghiên cứu quân sự các nước, nhờ tăng cường mua sắm của nước ngoài và đẩy mạnh tự nghiên cứu, chế tạo UAV, đến nay quân đội Trung Quốc đã có hàng trăm UAV thuộc các chủng loại khác nhau, như ASN-229A, WJ-600, S-100, ASN-209, BZK-005, GJ-1, CH-3, WZ-5, Dufeng II, AT-200, U-650… trong đó có nhiều loại UAV có phạm vi hoạt động rộng, có khả năng vận hành liên tục trọng một thời gian dài. Một số loại UAV như BZK-005, GJ-1 còn có thể được trang bị các loại vũ khí để phục vụ cho mục đích tấn công. Ngoài ra, còn loại UAV vận tải như AT-200. Theo Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật vật lý (ET) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, AT-200 với tầm bay 2.000 km có thể đáp xuống các bãi cỏ và bãi đất trống tại các căn cứ quân sự không có đường băng. UAV này có thể bay từ đảo Hải Nam đến các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa trong 1 giờ, đến bãi cạn Scarborough (Philippines) khoảng 3 giờ và các địa điểm Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong 4 giờ. Không dừng lại ở đó, Trung Quốc lên kế hoạch đến năm 2023 sẽ tự chế tạo ít nhất 10.000 UAV để biên chế cho quân đội, nhất là lực lượng hải quân và không quân. Đáng chú ý, Trung Quốc đang ưu tiên phát triển các loại UAV có khả năng mang theo vũ khí tấn công, như tên lửa, súng laze, bom thông minh để tăng cường hiệu quả tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển.

Những UAV của TQ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến an toàn hàng không, hàng hải ở Biển Đông và Biển Hoa Đông

Giới chuyên gia các nước cho rằng Trung Quốc tăng cường triển khai UAV ở Biển Đông và Biển Hoa Đông sẽ tạo ra những thách thức đáng lo ngại với các nước. Chuyên gia Elsa B.Kania, thành viên Nhóm Nghiên cứu chiến lược dài hạn của Mỹ cho biết các loại UAV của Trung Quốc có khả năng kiểm soát toàn bộ Biển Đông và Biển Hoa Đông. Riêng loại BZK-005 và GJ-1 có thể được trang bị vũ khí nên có khả năng tấn công bất ngờ vào căn cứ quân sự các nước, kể cả căn cứ của Mỹ tại Philippines, Okinawa, thậm chí là tại đảo Guam ở Tây Thái Bình Dương. Còn theo chuyên gia Michael Boyle từ Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Mỹ, các UAV mà Trung Quốc sử dụng có ưu thế hơn so với các loại UAV của các nước khu vực, thậm chí như S-100 có thể dễ dàng áp đảo UAV Cardianl II của không quân và hải quân Mỹ. Loại BZK-005 có trần bay 8 km hơn hẳn các loại UAV của Nhật Bản, Philippines, Malaysia, nhờ đó Trung Quốc có thể gia tăng hoạt động trinh sát, do thám tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông, thậm chí ngay cả thông tin từ các nước để phục vụ cho mục đích quân sự và giành ưu thế trong khu vực của Trung Quốc. Nhiều loại UAV có thể phối hợp với các tàu và máy bay Trung Quốc để uy hiếp đối phương trong các vụ đụng độ hoặc chạm chán trên biển. Theo nhận định chuyên gia Brandon Hughes, Giám đốc tổ chức FAO Global (Mỹ) cho rằng các loại UAV của Trung Quốc sẽ làm gia tăng nguy cơ va chạm, nhất là trong bối cảnh chưa có luật quốc tế quy định cụ thể về việc hoạt động của UAV ở không phận quốc tế và các khu vực tranh chấp, quy định về khoảng cách được phép tiếp cận với các phương tiện có người lái của các nước hoạt động trên không phận ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Tàu thuyền quân sự Mỹ và các nước ở Biển Đông và Hoa Đông là đối tượng nhắm tới trong hoạt động trinh sát của TQ

Vừa qua, khi tàu tuần dương Mỹ xuất hiện ở eo biển Đài Loan, Trung Quốc đã đưa UAV mang tên “Rồng bay” đến khu vực này để hộ tống tàu Mỹ. Máy bay không người lái “Rồng bay” của Trung Quốc không chỉ áp sát tàu tuần dương Antietam của Mỹ, mà còn truyền thông tin về vị trí hiện tại của nó cho các máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc. Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã nhiều lần cất cánh nhằm chặn tàu tuần dương Antietam khi con tàu tiếp cận lãnh hải Trung Quốc. Tàu tuần dương Antietam của Mỹ thuộc lớp Ticondeur đã đi qua và quá cảnh ở eo biển Đài Loan. Ngoài việc cử UAV “Rồng bay” tới giám sát con tàu này, Trung Quốc đã 10 lần đưa máy bay chiến đấu J-11 lên không trung để thực hiện nhiệm vụ. Các phi công Trung Quốc đã cảnh báo các máy bay trực thăng MH-60R của Mỹ qua radio để họ tránh xa không phận phía tây của eo biển, tờ Rossiyskaya Gazeta cho biết.

RELATED ARTICLES

Tin mới