Sunday, January 5, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaNhật - Hàn căng thẳng ngay tại Hội nghị ASEAN+3

Nhật – Hàn căng thẳng ngay tại Hội nghị ASEAN+3

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 lần thứ 20, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (2/8) đã đưa ra quan điểm của Việt Nam liên quan vấn đề Biển Đông.

Tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 lần thứ 20 có Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tại hội nghị, các bộ trưởng tái khẳng định vai trò quan trọng của ASEAN+3 trong thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh và thịnh vượng tại khu vực Đông Á, ghi nhận kết quả triển khai Kế hoạch công tác ASEAN+3 giai đoạn 2018-2022. Các bộ trưởng nhấn mạnh ủng hộ hệ thống thương mại đa phương tự do và công bằng, bày tỏ quan ngại về những căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ đối với phát triển kinh tế. Các bộ trưởng tái khẳng định quyết tâm sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), ghi nhận cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, tiếp tục triển khai hiệu quả đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM), khuyến khích tăng cường vai trò của Văn phòng Kinh tế vĩ mô (AMRO)… Các bộ trưởng cũng hoan nghênh việc thông qua Mục tiêu Chiến lược phát triển tài chính ASEAN+3 đúng dịp kỷ niệm 20 năm hợp tác tài chính ASEAN+3. Các bộ trưởng ủng hộ đề xuất thông qua Tuyên bố của lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3 cuối năm 2019 về kết nối các kết nối nhằm thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, tăng cường gắn kết các mục tiêu kết nối tại khu vực với Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN 2025 (MPAC). Liên quan bán đảo Triều Tiên, các nước ghi nhận tiến triển tích cực gần đây tại khu vực, nhất là sau khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Singapore tháng 6 năm ngoái và tại Hà Nội cuối tháng 2 năm nay và gần đây nhất là cuộc gặp giữa lãnh đạo hai bên ở Khu phi quân sự (DMZ) tại Triều Tiên (tháng 6), bày tỏ ủng hộ tiếp tục các nỗ lực đối thoại và ngoại giao hướng tới hòa bình bền vững và phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tham gia tích cực thúc đẩy và phát huy vai trò của tiến trình ASEAN+3 đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển tại Đông Á.

Đáng chú ý, việc Nội các Nhật Bản (2/8) đã phê chuẩn biện pháp tiếp theo kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với Hàn Quốc, quyết định loại Hàn Quốc khỏi danh sách các đối tác thương mại nhận được các ưu đãi xuất khẩu toàn diện đã làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo đó, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha đã chủ động nêu vấn đề trong phát biểu khai mạc tại Hội nghị: “Tôi buộc phải nêu sự việc Nhật Bản trong sáng nay đã quyết định loại Hàn Quốc khỏi danh sách các đối tác thương mại nhận được các ưu đãi xuất khẩu toàn diện. Việc làm này của Nhật Bản rất đơn phương và tùy tiện. Chúng tôi rất quan tâm đến quyết định này và cả quyết định trước đó hạn chế một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản sang Hàn Quốc. Không có gì ngăn cản chúng ta tiếp tục nỗ lực tập thể để mở rộng thương mại tự do, công bằng và không phân biệt đối xử trong khu vực này”.

Ngay sau đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã phản ứng lại, cho rằng đây là những biện pháp cần thiết, phù hợp với quy định của các cơ chế thương mại quốc tế mà Hàn Quốc, Nhật Bản cùng tham gia, cho rằng Hàn Quốc đang được đối xử tương tự như các quốc gia khác về thương mại. Ngoại trưởng Taro Kono cho rằng: “Tôi chưa nghe thấy bất kỳ phàn nàn nào từ các nước bạn bè ASEAN về các biện pháp quản lý xuất khẩu của Nhật Bản. Hàn Quốc đã và đang được hưởng trạng quy chế ưu đãi và quy chế bình đẳng như các nước ASEAN. Và tôi không biết lý do dẫn đến những quan ngại của Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha. Duy trì kiểm soát xuất khẩu hiệu quả đối với hàng hóa và công nghệ nhạy cảm, từ góc độ an ninh, là trách nhiệm của Nhật Bản với tư cách là thành viên của cộng đồng quốc tế. Việc xem xét lại một cách cần thiết và hợp pháp kiểm soát xuất khẩu hoàn toàn tương thích với một chế độ thương mại tự do, bao gồm hiệp định WTO và các quy tắc có liên quan. Tất cả các bạn đều biết rằng, đó là lý do tại sao chúng tôi không nhận được bất kỳ khiếu nại nào từ các nước ASEAN. Vậy, tôi không nghĩ sẽ có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến điều này”.

RELATED ARTICLES

Tin mới