Tuesday, November 26, 2024
Trang chủĐàm luậnViệt Nam không còn có thể nhân nhượng

Việt Nam không còn có thể nhân nhượng

Khi quân Thanh đem quân xâm lược Việt Nam, Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ đã làm bài thơ khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước. Mở đầu mỗi câu thơ đều khẳng định bằng chữ đánh.

Trước hết, đánh để bảo vệ truyền thống, văn hóa dân tộc:
“Đánh cho để đen răng
Đánh cho để dài tóc”

Tiếp theo, đánh để kẻ thù không còn mảnh giáp, để phải từ bỏ dã tâm bành trướng, xâm lược nước ta:
“Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn”

Và đánh để khẳng định nước Nam ta có chủ, nước Nam là của người Việt Nam đã được nhân dân Việt Nam xây dựng trong suốt nhiều nghìn năm lịch sử:
“Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

Năm 1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, mặc dù đã tìm mọi cách để bảo vệ hòa bình, nhưng cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh buộc phải tuyên bố “đánh”:
“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”.

Người hiệu triệu toàn dân kiên quyết đứng lên đánh giặc giữ nước:
“Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc”.

Ngày nay Trung Quốc đã thể hiện rõ dã tâm xâm chiếm đất nước ta cả trên đất liền lẫn biển đảo.

Năm 1974 chúng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Năm 1979 chúng gây chiến trên toàn tuyến biên giới phía bắc.

Năm 1988 chúng giết bộ đội ta, đánh chiếm nhiều đảo của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.

Năm 2014, chúng vừa kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của ta, vừa tiến hành bồi đắp các đảo ở Trường Sa, xây đường băng, căn cứ quân sự.

Tháng 7/2019, trơ tráo hơn Trung Quốc kéo tàu thăm dò vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính, coi thường luật pháp Quốc tế. Trước thực tế này, nhiều nhà quân sự, ngoại giao, nhà nghiên cứu của nhiều nước lên tiếng phản đối gay gắt hành động của Trung Quốc.

Một lần nữa, Việt Nam lại tiếp tục nhượng bộ, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao họp báo phản đối, Bộ Ngoại giao có công hàm yêu cầu Trung Quốc rút tàu khỏi bãi Tư Chính, giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình. Truyền thông Việt Nam, cả báo đài chính thống lẫn các trang mạng cá nhân chỉ đưa tin theo đứng tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Người dân Việt Nam cả ở Trung Quốc lẫn nước ngoài không biểu tình chống Trung Quốc.

Đảng, Nhà nước Việt Nam vẫn hi vọng Trung Quốc cũng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, lãnh đạo hai nước đã ký với nhau thực hiện quan hệ hữu nghị theo tinh thần mười sáu chữ vàng.

Gần cả Thế kỷ XX, Việt Nam đã phải thực hiện chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Dân tộc Việt Nam khao khát hòa bình để xây dựng cuộc sống. Vì thế, trước những hành động của Trung Quốc cả trên bộ lẫn trên biển, Việt Nam đã có nhiều nhún nhường, nhân nhượng.

Nhưng, rõ ràng như Hồ Chủ tịch đã nói trước đây, “Chúng ta càng nhân nhượng, chúng càng lấn tới. Sau khi Việt Nam và các nước phản đối, đầu tháng 8 Trung Quốc rút tàu thăm dò khỏi khu vực bãi Tư Chính, thì giữa tháng 8 Trung Quốc lại hùng hổ đưa nhiều tàu đến khu vực này.

Đã đến lúc Việt Nam buộc phải đứng dậy, thanh niên Việt Nam đã từng hát “Kẻ thù buộc ta ôm cây súng”. Việt Nam có quân đội mạnh nhất khu vực Đông Nam Á với vũ khí hiện đại, có khối đoàn kết toàn dân tộc mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, có tinh thần căm thù giặc, nhất là với bành trướng Trung Quốc thì nhất định Việt Nam sẽ chiến thắng. Lịch sử đã chứng minh Việt Nam luôn giành chiến thắng trong chống ngoại xâm, dù cuộc chiến đấu có lâu dài gian khổ.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của bên ngoài là quan trọng, nhưng quyết định thắng hay không trước các thế lực xâm lược phải do chính sức mạnh của Việt Nam quyết định. Đây là thời khắc phải kiên quyết đập tan dã tâm xâm lược của Trung Quốc. Các triều đại Việt Nam đều phải đánh, rồi sau đó mới có hòa bình, hữu hảo.

RELATED ARTICLES

Tin mới