Hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam tại đá Tư Chính đã rõ ràng, không thể chối cãi. Thế nhưng, tại một cuộc họp báo thường kỳ hôm 19/8 ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung quốc Cảnh Sảng nói: Tàu Hải Dương 8 “luôn hoạt động trong vùng biển trong thuộc thẩm quyền của Trung Quốc”.
Ông Cảnh Sảng còn trơ trẽn nói: Trung Quốc mong Việt Nam “thành thực tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc và hợp tác với Trung Quốc để duy trì sự hòa hợp và bình yên tại các vùng biển này”.
Thử hỏi ông, chủ quyền ấy là chủ quyền nào? Trung Quốc không bao giờ có chủ quyền ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam! Phát ngôn của Người phát nôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định điều đó. Vậy nhưng Cảnh Sảng vẫn cố tình lấp liếm khi trả lời câu hỏi: Phản ứng của Bắc Kinh khi Hà Nội phản đối Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc rút tàu Hải Dương-8 và nhóm tàu hải cảnh ra khỏi vùng biển của Việt Nam?
Ông ta trơ tráo nói rằng: Trung Quốc có chủ quyền đối với Quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) và các vùng biển lân cận, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển có liên quan. Con tàu Hải Dương-8 của Trung Quốc vẫn luôn hoạt động trong vùng biển trong thuộc thẩm quyền của Trung Quốc.
Cảnh Sảng còn bịa đặt: “Con tàu này đã điều chỉnh thích hợp kế hoạch hoạt động để phù hợp với các điều kiện hàng hải và nhu cầu thực tiễn. Chúng tôi hy vọng rằng quốc gia có liên quan sẽ thành thực tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc và hợp tác với Trung Quốc để duy trì sự hòa hợp và bình yên tại các vùng biển này”. Không hiểu “quốc gia có liên quan” sẽ hợp tác với kẻ xâm lược bằng cách nào?
Dư luận thế giới hết sức công bằng,bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ lẽ phải.Wasinghton hôm 20/8 chỉ trích “chiến thuật bắt nạt” của Trung Quốc tại biển Đông và tuyên bố sẽ có thái độ cứng rắn hơn trước những hành động ngang ngược của Bắc Kinh trong khu vực.
Ông John Bolton- Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ viết trên mạng Twitter: “Việc Trung Quốc gần đây gia tăng nỗ lực đe dọa các nước khác trong việc phát triển nguồn tài nguyên ở biển Đông là đáng lo ngại. Mỹ kiên quyết đứng về phía những nước phản đối hành vi cưỡng ép và chiến thuật bắt nạt đe dọa hòa bình và an ninh khu vực”.
Tướng David Goldfein, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, hôm 19-8 cũng tuyên bố Washington sẽ tiếp tục giám sát biển Đông và tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với hiệp ước phòng thủ chung với Philippines.
Tướng Goldfein cũng bày tỏ lo ngại về những hành động của Trung Quốc tại vùng biển quan trọng đối với hoạt động giao thương quốc tế này. Theo ông Goldfein, bất kỳ hành động nào không tuân thủ luật pháp quốc tế cũng đều là lý do gây lo lắng.
Trong một diễn biến liên quan tình hình biển Đông, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte yêu cầu phải tăng cường an ninh, buộc các tàu chiến nước ngoài phải thông báo trước và được phép mới có thể đi vào vùng biển Philippines. Người phát ngôn Tổng thống Philippines Salvador Panelo nêu rõ: “Hoặc là chúng tôi hành xử thân thiện hoặc là buộc phải hành xử không thân thiện”.
Cùng với thái độ dứt khoát của Mỹ, sự “chuyển hướng tích cực” của chính quyền Duterter, dư luận thế giới đang ủng hộ lẽ phải theo cách của mình. Không bao giờ cho phép Bắc Kinh ỷ thế nước lớn để ức hiếp nước nhỏ, bát chấp luật pháp quốc tế!