Friday, September 20, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaASEAN - Mỹ sẽ tổ chức tập trận hải quân chung trên...

ASEAN – Mỹ sẽ tổ chức tập trận hải quân chung trên Biển Đông

Từ 2-6/9, Hải quân Mỹ và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần đầu tiên tổ chức tập trận hải quân chung tại vịnh Thái Lan nhằm tăng cường giao lưu quân sự và phối hợp tác chiến giữa hải quân các nước để đối phó với các mối đe dọa an ninh ở các vùng biển của Đông Nam Á..

Chiến hạm Quang Trung của Hải quân Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng (22/8) cho biết, cuộc diễn tập hàng hải ASEAN và Mỹ sẽ diễn ra từ ngày 2-6/9/2019. Đây là hoạt động được tiến hành theo thỏa thuận giữa bộ trưởng quốc phòng ASEAN và Mỹ năm 2018. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ tham gia cuộc diễn tập này.

Tờ Bangkok Post (24/8) dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Thái Lan yêu cầu giấu tên cho biết Tư lệnh Biên đội Tuần tra Thái Lan, Chuẩn Đô đốc Somphong Nakthong, sẽ được chỉ định lãnh đạo lực lượng phối hợp (CTF) trong cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên giữa các nước ASEAN và Mỹ. Ngoài ra, Chỉ huy Biên đội tàu khu trục số 7 của Mỹ Matt Jerbi sẽ là Phó Tư lệnh của CTF. Theo thông tin trên, CTF bao gồm các sỹ quan hải quân từ hải quân các nước ASEAN và Mỹ. Lực lượng này, với tám tàu và hai máy bay, dự kiến sẽ thực hiện cả các chiến dịch trên biển và trên không trong cuộc tập trận. Các sỹ quan tham gia sẽ làm việc với nhau trong một tình huống giả định trong đó ba “tàu khả nghi” được phát hiện trong những vùng biển ngoài khơi Đông Nam Á. Các tàu này sẽ đi từ Eo biển Malacca gần Malaysia và trong các vùng gần với bờ biển Việt Nam. Mục đích sẽ là diễn tập thực hiện lục soát và bắt giữ những phần tử khả nghi trên các tàu đó. CTF sẽ làm việc chặt chẽ với một trung tâm giám sát chỉ huy có tên gọi là “Trung tâm Changi C2” ở Singapore để đảm bảo thành công của chiến dịch.

Trước đó, truyền thông Nhật Bản cho biết, cuộc tập trận trên biển ASEAN-Mỹ kéo dài 5 ngày với sự tham gia của ít nhất 8 tàu và các máy bay, sẽ bắt đầu tại căn cứ hải quân Sattahip ở tỉnh Chonburi và kéo dài đến vùng biển phía Nam tỉnh Cà Mau của Việt Nam.Để triển khai cuộc tập trận, một lực lượng hỗn hợp sẽ được thiết lập trên một tàu tuần tra của Thái Lan, dưới sự chỉ huy của một quan chức hải quân cao cấp quốc gia này cùng với sự tham gia của các thành viên hải quân Mỹ và các quốc gia thành viên ASEAN. Phía Mỹ sẽ cử đội tàu khu trục Destroyer Squadron 7 (thuộc Hạm đội hải quân 7), tham gia cuộc tập trận lần này.Tờ Bangkok Post của Thái Lan nhận định đây là một phần động thái nhằm cân bằng trong mối quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc và Mỹ, hai cường quốc đang ngày càng chú trọng gia tăng ảnh hưởng của mình vào khu vực Đông Nam Á.

Giới chuyên gia nhận định việc tập trận chung giữa Mỹ và ASEAN đã được đưa ra bàn thảo ngay trước khi Trung Quốc và ASEAN tổ chức cuộc tập trận chung đầu tiên trên biển, ở khu vực ngoài khơi Trạm Giang thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tuyên bố về kế hoạch tập trận chung trong năm 2019 khi đó được coi như nỗ lực của Mỹ trong việc tăng cường các hoạt động quân sự của mình tại các quốc gia Đông Nam Á trong thời Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, đó không phải là lần đầu tiên Mỹ tìm cách mở rộng các hoạt động tập trận đa phương với các nước khác trong khối ASEAN. Đây là chủ đề dã được thảo luận từ vài năm qua, kể từ thời Tổng thống Obama. Tuy nhiên, mọi việc cho tới năm ngoái vẫn mới chỉ nằm trên giấy, cho tới khi quyết định được đưa ra sau cuộc họp giữa các bộ trưởng quốc phòng ASEAN và Bộ trưởng Mattis của Mỹ tại Singapore, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 12 hồi cuối 10/2018.

Được biết, việc Trung Quốc tìm mọi cách kêu gọi ASEAN tiến hành tập trận chung ở Biển Đông là nhằm thực hiện âm mưu tuyên truyền về tình hình Biển Đông và ngăn chặn Mỹ cũng như các nước khác tăng cường hiện diện trong khu vực.Thứ nhất, Trung Quốc muốn tập trận quân sự và thăm dò năng lượng với các nước ASEAN ở Biển Đông, nhưng không có sự tham gia của các nước bên ngoài khu vực nhằm giảm ảnh hưởng của Mỹ ở Biển Đông. Thứ hai, bằng cách đề xuất các cuộc diễn tập quân sự chung, Trung Quốc đang cố gắng gửi một thông điệp cho thế giới rằng ASEAN và Trung Quốc có thể làm việc cùng nhau và mọi thứ đang tiến triển tốt, do đó không cần sự tham gia từ bên ngoài vào vấn đề Biển Đông.Thứ ba, Trung Quốc tiến tới hợp tác với ASEAN ở cấp độ đa phương và trong tư cách một khối để giành được lòng tin của các nước, xoa dịu nỗi sợ hãi về sức mạnh quân sự áp đảo của Trung Quốc bằng cách tăng sự tự tin và vai trò của ASEAN. Bắc Kinh cũng muốn thông qua cuộc tập trận chung với các nước ASEAN để tuyên truyền về việc nước này đang tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.Thứ tư, Trung Quốc kêu gọi tập trận chung trên biển là nhằm phô trương sức mạnh quân sự, gửi đi thông điệp cảnh báo đối với các nước bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ… không nên can dự vào vấn đề Biển Đông; đồng thời răn đe các nước tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở trong khu vực.Trong khi đó, một số chuyên gia, học giả nhận định hành động này của Bắc Kinh không giúp cải thiện tình hình Biển Đông. Họ cho rằng các cuộc tập trận này được Trung Quốc coi là một “vụ thu hoạch sớm” trong quan hệ hợp tác dài hạn với khối ASEAN. Tuy nhiên, nếu bị Trung Quốc tấn công trên biển, các nước ASEAN có thể quay sang Mỹ để xin hỗ trợ. Washington không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhưng thường xuyên phái tàu chiến vào vùng biển này để khẳng định lập trường rằng Biển Đông phải được mở rộng cho tự do hàng hải. Trong khi đó, ông Jonathan Spangler cho rằng, cuộc tập trận chưa chắc đã giúp cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, tất cả đều phụ thuộc vào liệu Trung Quốc và ASEAN có thể giữ được đà tích cực như thế này hay không. Bởi vì các vụ tranh chấp về cơ bản chưa được giải quyết, điều đó có thể khó khăn về lâu về dài.

Đáng chú ý, trong những năm gần đây, khi Mỹ và các nước tiến hành các hoạt động tập trận, tuần tra ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc liên tục đưa ra các tuyên bố bao biện cho những hành vi phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông; đồng thời tìm cách chỉ trích “các nước liên quan can thiêp công việc nội bộ của Trung Quốc”. Đáng chú ý, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc và kiên quyết phản đối tuyên bố, hoạt động của phía Mỹ, Anh, Nhật Bản, Australia… ở Biển Đông, khẳng định tình hình Biển Đông đang được cải thiện và ổn định, cả ASEAN và Trung Quốc đều có ý chí mạnh mẽ về duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và đang tiến hành các hành động cụ thể để đạt được điều đó; buộc tội “một số nước” đang cố gắng khuấy lên rắc rối, tạo sóng to, gió lớn ở Biển Đông.

Trái ngược với Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần tuyên bố, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974, sau đó thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa.Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định việc Trung Quốc và Đài Loan liên tục tập trận bắn đạn thật ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đe doạ hoà bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải và hàng không, gây căng thẳng phức tạp tình hình ở Biển Đông; nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết phản đổi hành động này của Trung Quốc và Đài Loan, yêu cầu không tiến hành các hoạt động tương tự.

Đồng thời, Bộ Ngoại giao Việt Nam cung tuyên bố ủng hộ hoạt động của các nước ở Biển Đông, song nhấn mạnh hành động của các nước liên quan cần phục vụ mục đích hòa bình, nhằm góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới