Monday, September 23, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMỹ tiếp tục đưa ra tuyên bố lên án TQ xâm phạm...

Mỹ tiếp tục đưa ra tuyên bố lên án TQ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam

Sau khi Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chất quay lại hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam, Mỹ tiếp tục đưa ra các tuyên bố thể hiện sự quan ngại và lên án hành vi trên của Trung Quốc.

Phản ứng cứng rắn của Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ (22/8) đăng tải thông cáo cho biết chính quyền Mỹ quan ngại sâu sắc việc Trung Quốc tiến hành can thiệp vào các hoạt động dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Theo thông cáo trên, Mỹ cho biết Trung Quốc đã triển khai một tàu khảo sát thuộc sở hữu của chính phủ cùng với các tàu hộ tống có vũ trang vào vùng biển thuộc EEZ và thềm lục địa của Việt Nam hồi đầu tháng 8; khẳng định các hành động này của Trung Quốc tiếp tục đặt ra một câu hỏi nghiêm túc về các cam kết của Trung Quốc trong đó có Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông trong đó lấy giải pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp hàng hải.Bộ Ngoại giao Mỹ gọi việc triển khai tàu khảo sát của Trung Quốc là sự leo thang của Bắc Kinh trong nỗ lực đe dọa các bên yêu sách khác rút khỏi việc khai thác, phát triển các nguồn tài nguyên ở Biển Đông.Bộ Ngoại giao Mỹ thẳng thừng chỉ ra rằng, trong những tuần gần đây Trung Quốc đã có “hàng loạt bước đi gây hấn nhằm can thiệp” vào các hoạt động kinh tế đã tồn tại lâu dài của các nước khác ở Biển Đông – những nước thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang có tranh chấp với Trung Quốc.Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, mục đích của Bắc Kinh là “dọa dẫm các nước để họ phải từ bỏ các mối quan hệ hợp tác với những công ty dầu khí nước ngoài và chỉ làm việc với các công ty nhà nước của Trung Quốc”. Bộ Ngoại giao Mỹ thẳng thừng cáo buộc Trung Quốc đang gây áp lực đối với Việt Nam vì việc Việt Nam hợp tác với một công ty năng lượng của Nga cũng như các đối tác quốc tế khác; nhấn mạnh các hành động của Trung Quốc làm phương hại đến hòa bình và an ninh khu vực cũng như gây ra những tổn thất về kinh tế cho các quốc gia Đông Nam Á bằng cách ngăn chặn khả năng tiếp cận của họ đối với nguồn hydrocarbon chưa được khai thác có trị giá lên tới 2,5 nghìn tỉ USD.Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, các công ty năng lượng của Mỹ có lợi ích ở Biển Đông và Washington “cam kết tăng cường an ninh năng lượng cho các đối tác và đồng minh của chúng tôi ở khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương và trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất dầu khí không bị gián đoạn trên thị trường toàn cầu.

Hạ nghị sĩ Mỹ Ted Yoho, thành viên cao cấp Tiểu ban châu Á – Thái Bình Dương, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ (22/8) bày tỏ quan ngại sâu sắc với những diễn biến hiện nay trên Biển Đông khi Trung Quốc đưa tàu khảo sát và các tàu hộ tống vào vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Ông Ted Yohophản đối mạnh mẽ những hành động xâm phạm chủ quyền của quốc gia ven biển, thách thức luật pháp quốc tế, vi phạm UNCLOS, quân sự hóa các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở Biển Đông, sử dụng các thực thể đó triển khai các hoạt động, gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, đe dọa tự do hàng hải và hàng không, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định của khu vực.

Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ John Bolton (20/8) cũng đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc sử dụng “những chiêu trò bắt nạt” ở khu vực Biển Đông; khẳng định Mỹ ố sẽ chống lại Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Theo ông John Bolton: “Các hành động leo thang của Trung Quốc gần đây nhằm dọa dẫm các nước khác để không cho họ phát triển tài nguyên ở Biển Đông là điều gây khó chịu. Mỹ kiên quyết ủng hộ các nước chống lại những hành vi bắt nạt, dọa dẫm kiểu đó bởi việc này đe dọa hòa bình và an ninh khu vực”.

Chuẩn tướng Joel B. Vowell, thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mỹ (USINDOPACOM) cho biết: “Mỹ và các đối tác của chúng tôi tin rằng không ai có thể tuyên bố Biển Đông là vùng lãnh thổ của riêng họ. Đó là vùng biển mở và tự do. Trung Quốc đã quân sự hóa quần đảo Trường Sa và một số thực thể trên Biển Đông, mặc dù họ từng tuyên bố rằng họ sẽ không làm như vậy. Chúng tôi biết họ đã làm điều đó.Chúng tôi quan ngại việc Trung Quốc đưa các tàu hải quân tới gần một số dự án khai thác của Việt Nam trên Biển Đông. Hành động này đã cản trở việc khai thác mở và tự do đối với các nguồn tài nguyên tự nhiên, ngay ở ngoài khơi bờ biển của Việt Nam, đó là một mối lo ngại. Và chúng tôi đã trao đổi với chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Ngoại giao Mỹ để hỗ trợ tìm cách giải quyết vấn đề này”. Theo Chuẩn tướng Vowell, “để đảm bảo Biển Đông là khu vực mở và tự do, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mỹ đã thực hiện các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực.Đây là nơi chúng tôi đã triển khai các tàu và máy bay, và chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục đưa tàu và máy bay tới khu vực này để cho thấy sự hiện diện, thể hiện cam kết và quyết tâm của chúng tôi, đồng thời bảo đảm rằng đây là khu vực mở và tự do. Đây là nơi không ai được phép tiến hành các hoạt động buôn lậu, không ai được phép ngăn chặn tàu thuyền bất hợp pháp như đã từng xảy ra tại các khu vực khác trên thế giới, mà là nơi mở và tự do. Các đối tác của chúng tôi, như Australia, và một số nước khác vẫn duy trì hiện diện quân sự theo từng giai đoạn tạm thời để đảm bảo rằng khu vực này vẫn luôn mở và tự do. Khu vực này không phải là nơi mà bất kỳ ai có thể cản trở đi lại và tác động tới thị trường toàn cầu”. Ngoài ra, Chuẩn tướng Vowell khẳng định, “mục tiêu cho các hoạt động của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là duy trì và cho phép một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do.Tự do, có nghĩa là các quốc gia và thực thể có quyền tự do lựa chọn, tự do kết nối với chính phủ của họ. Mở, tức là các thị trường mở, cách tiếp cận mở. Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương chiếm phần lớn dân số thế giới và sẽ trở thành trọng tâm về kinh tế khi phát triển theo định hướng đó. Khu vực này đóng vai trò quan trọng chiến lược sống còn đối với Mỹ, cũng như các đồng minh và đối tác của Mỹ. Chúng tôi sẽ luôn hiện diện ở đây để đảm bảo rằng chúng tôi có thể duy trì một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do”.

Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Đại tướng David Goldfein cho biết, “với tư cách là những quốc gia có cùng chí hướng tin tưởng vào một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do, cởi mở và tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của nhau, những lợi ích chung đã mang chúng ta đến với nhau”. Theo Đại tướng David Goldfein, “công việc của chúng tôi là cung cấp các lựa chọn quân sự đáng tin cậy mà đối thủ biết rằng chúng tôi sẵn sàng thực hiện và thực tế chúng tôi hy vọng điều này sẽ khiến đối phương dừng lại trước khi họ hành động. Một phần trong các hoạt động của chúng tôi là để ngăn chặn ý đồ độc chiếm của Trung Quốcvà cũng để chứng minh thực tế rằng tất cả các quốc gia có thể bay, di chuyển và hoạt động bất kể ở bất kỳ nơi luật pháp quốc tế cho phép. Vì vậy, một phần của sự tham gia của và sự hiện diện của chúng tôi ở đây là giữ cho cộng đồng toàn cầu rộng mở cho tất cả. Và các quốc gia đều có lợi khi duy trì tự do hàng hải, kể cả Trung Quốc”.Bên cạnh đó, Tướng Brown cho biết Lực lượng Vũ trang Mỹ ở biển Đông có trách nhiệm cung cấp cho chính phủ nhận thức rõ nét hơn về khu vực này, bao gồm giám sátcác hành động của Trung Quốc và Nga trên biển”.

Trong khi đó, chuyên gia Elbridge Colby, cựu Phó Trợ lý bộ trưởng Quốc phòng về phát triển chiến lược và lực lượng Mỹ, hiện là một chuyên gia về an ninh quốc phòng (20/8) khẳng định Mỹ hoàn toàn ủng hộ và sẽ hỗ trợ các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong nỗ lực đấu tranh chống tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc; cho biết Mỹ đang rất quan ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như tham vọng kiểm soát toàn bộ khu vực này; nhấn mạnh lợi ích của nước Mỹ gắn liền với các nước châu Á và lợi ích đó không phụ thuộc vào TQ. Mỹ không muốn phải liên tục hỏi ý Bắc Kinh mỗi lần muốn thực hiện các hoạt động hợp tác với các nước xung quanh. Ông Elbridge Colby cho biết Mỹ xuyên suốt nhiều đời tổng thống trước luôn nỗ lực duy trì một chính sách ngoại giao mở và giảm thiểu xung đột khi bàn về vấn đề Trung Quốc. Tuy nhiên, lập trường này thời gian gần đây đã thay đổi để nhường chỗ cho nhận thức rằng cần phải kìm hãm đà tăng trưởng sức mạnh của Trung Quốc trước khi quá muộn. Một sự thay đổi tương tự cũng đang xảy ra trong lòng dư luận Mỹ khi ngày càng nhiều người dân, đặc biệt là các doanh nghiệp Mỹ, sẵn sàng ủng hộ những biện pháp cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump.Theo ông Colby, hiện tại lựa chọn của các quốc gia châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, không chỉ đơn thuần là chọn giữa Mỹ và Trung Quốc, mà là một sự quyết định giữa độc lập hoặc mất đi chủ quyền. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng một châu Á nằm dưới bóng của Trung Quốc sẽ hoàn toàn không có chỗ cho các hoạt động tự do trao đổi, buôn bán với khu vực mà ông đánh giá là thị trường trọng yếu và quan trọng nhất thế giới này.Để bảo vệ cho cả quyền lợi của Mỹ lẫn các bạn, tôi cho rằng nhiệm vụ của phía Mỹ là hỗ trợ và củng cố nỗ lực đấu tranh với Trung Quốc ở đây. Sự hỗ trợ này không chỉ giới hạn ở vấn đề tranh chấp ở biển Đông, mà bao gồm cả những lợi ích khác bị Bắc Kinh xâm phạm”. Ngoài ra, ông Elbridge Colbylưu ý nước này chỉ có thể mạnh lên khi các nước xung quanh vẫn tiếp tục không phản ứng, không có những tiếng nói mạnh mẽ chống lại các động thái gây hấn của Trung Quốc. Bằng cách hợp tác lẫn nhau và hợp tác với Mỹ, ông tin rằng sức mạnh của sự đoàn kết sẽ làm giới lãnh đạo Bắc Kinh chùn bước và phải suy nghĩ lại.

Cam kết thắt chặt quan hệ với Việt Nam

Chuẩn tướng Joel B. Vowell thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mỹ (USINDOPACOM, 15/8) khẳng định việc coi trọng hợp tác quân sự với Việt Nam nhằm đảm bảo khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do. Theo Chuẩn tướng Joel B. Vowell, “trong những năm vừa qua, chúng tôi đã bắt đầu thực hiện nhiều hoạt động hợp tác quân sự với Việt Nam. Một trong số các tàu của chúng tôi đã có chuyến thăm tới cảng ở Việt Nam từ vài năm trước, và chúng tôi cũng đã phát triển mối quan hệ quân sự với Việt Nam. Các binh sĩ, thủy thủ và thủy quân lục chiến của chúng tôi đã thiệt mạng trong chiến tranh (Việt Nam). Hai đất nước (Việt – Mỹ) vẫn đang tiếp tục tìm kiếm hài cốt của họ và hoạt động này vẫn diễn ra trong vài thập niên qua. Chúng tôi cũng đang tiến hành một số cuộc đối thoại và huấn luyện quân sự và hàng hải với Việt Nam. Chúng tôi muốn mở rộng các hoạt động này. Chúng tôi, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, coi trọng một mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Việt Nam. Chúng tôi mong muốn có thêm các hoạt động trao đổi và huấn luyện trực tiếp với quân đội Việt Nam. Là một nước thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ trở thành chủ tịch của ASEAN vào năm tới. Chúng tôi đặc biệt coi trọng ASEAN cùng nhiều trụ cột như sự phát triển và thịnh vượng về kinh tế, nhân quyền và an ninh. Khi Việt Nam trở thành chủ tịch ASEAN vào năm 2020, chúng tôi sẽ coi đây là cơ hội để tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ an ninh, bao gồm các hoạt động trao đổi về quân sự. Chúng tôi hoàn toàn mong muốn hợp tác nhiều hơn với Việt Nam. Chúng tôi coi Việt Nam là đối tác đáng tin cậy ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai”.

Chuyên gia Elbridge Colby nói ông đánh giá cao lập trường tự chủ, độc lập và sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của chính phủ Việt Nam. Trong bối cảnh lịch sử quan hệ phức tạp giữa hai nước, ông Colby khẳng định hoàn toàn tôn trọng nguyên tắc trung lập, không liên minh với nước khác của Việt Nam.Tuy nhiên, ông Colby cho biết thêm hiện tại Mỹ sẵn sàng hỗ trợ cho Việt Nam nếu muốn. “Vai trò của Việt Nam trong nỗ lực đẩy lùi tham vọng của Trung Quốc là rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng điều cần lưu ý là chúng ta muốn đẩy mối quan hệ giữa hai nước đến mức nào và chúng ta sẽ làm việc với nhau ra sao. Việt Nam có thể hợp tác cùng Nhật Bản, Australia, Philippines để tìm các giải pháp đối trọng với Bắc Kinh”.Ông Elbridge Colby cũng gợi ý những khả năng hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ, ví dụ như ở lĩnh vực chia sẻ thông tin tình báo, mà không đẩy mối quan hệ Mỹ- Việt Nam đi quá những giới hạn không cần thiết. Vị này cũng đồng tình với quan điểm rằng Mỹ có thể hỗ trợ nhiều cho công tác an ninh của Việt Nam nhưng không ràng buộc hay ảnh hưởng đến sự độc lập của Việt Nam trong các quyết định quốc phòng.

Phản ứng của Việt Nam

Trước đó, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng (22/8) đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam kể từ khi nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã trở lại và tiếp tục hành vi xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982.Việt Nam đã nhiều lần trao đổi với Trung Quốc về vấn đề này, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có những hành vi làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa đến hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như ở khu vực.Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam phù hợp luật pháp quốc tế và pháp luật của Việt Nam”.

RELATED ARTICLES

Tin mới