Saturday, October 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ và lời kêu gọi điên rồ: “Chiến tranh nhân dân trên...

TQ và lời kêu gọi điên rồ: “Chiến tranh nhân dân trên biển”

Để độc chiếm Biển Đông và “răn đe”, ngăn chặn các nước tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, giới chức Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi quân đội chuẩn bị sẵn sàng “chiến tranh nhân dân trên biển”.

Lời kêu gọi điên rồ của Tập Cận Bình và giới chức quân đội

Ngày 25/10/2018, Tổng tư lệnh quân đội Trung Quốc Tập Cận Bình ra lệnh Bộ Chỉ Huy Nam Hải, vốn có nhiệm vụ giám sát Biển Đông và Đài Loan, thẩm định tình hình và tăng cường khả năng chiến đấu để có thể đối phó với mọi tình huống khẩn cấp.

Theo đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thanh tra Bộ Chỉ Huy Nam Hải và một lần nữa nhấn mạnh nhu cầu phải xây dựng một lực lượng quân sự có khả năng “chiến đấu và chiến thắng trong các cuộc chiến” thời hiện đại; đồng thời chỉ đạo Bộ Quốc phòng Trung Quốc cần “tăng cường các chuẩn bị để sẵn sàng ứng chiến, tăng cường diễn tập chung và diễn tập tác chiến để tăng khả năng chiến đấu và chuẩn bị cho chiến tranh”. Ông Tập cận Bình đã chỉ đạo Bộ Chỉ Huy Nam Hải phải gánh vác một “trách nhiệm quân sự nặng nề”, phải “nắm vững mọi tình huống phức tạp và dựa trên đó để đề ra các kế hoạch khẩn cấp phù hợp” và rằng “các bạn đã liên tục làm việc ngoài tuyến đầu, đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và các lợi ích biển. Tôi hy vọng các bạn có thể hoàn tất các sứ mạng thiêng liêng ấy”.

Trước đó, phát biểu trong chuyến thị sát đến tỉnh Chiết Giang, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (2/8/2016) cho rằng Bắc Kinh phải chuẩn bị cho một cuộc “chiến tranh nhân dân trên biển” vì những mối đe dọa đến từ đó. Theo ông Thượng Vạn Toàn, các mối “đe dọa” đến từ biển có khả năng tác động mạnh mẽ nhất tới an ninh quốc gia của Trung Quốc. Chính vì lẽ đó, quân đội, hải cảnh và người dân nên sẵn sàng tâm lý để được huy động tham gia các hoạt động “bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ” của Trung Quốc. Được biết, tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Tòa Trọng tài ra phán quyết cuối cùng, bác bỏ những cơ sở mà Trung Quốc dựa vào để đòi chủ quyền phi lý trên Biển Đông cũng như bác bỏ giá trị của những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi lấp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ẩn ý đằng sau những lời kêu gọi hiếu chiến

Những tuyên bố trên của giới chức Trung Quốc được đưa ra với mục đích thích ứng với tình hình thế giới sau phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12/7 vừa qua về vụ kiện giữa Phiplippines và Trung Quốc ở Biển Đông và nhằm “răn đe”, ngăn cản Mỹ cùng đồng minh tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực. Theo đó, yêu sách “đường lưỡi bò”phi lý mà Bắc Kinh đơn phương vạch ra ở khu vực này bị Tòa trọng tài bác bỏ. Ngoài ra, động thái này cũng cho thấy Trung Quốc đã thay đổi hiện trạng của một số đảo, đá chiếm đóng trái phép ở Biển Đông và chỉ quan tâm đến việc củng cố chứ không có khả năng xảy ra xung đột quân sự.

Ngoài ra, từ những lời lẽ của tướng Thường Vạn Toàn, có thể thấy chính sách ngoại giao “cây gậy nhỏ” vẫn đang được thực hiện. Chính sách ngoại giao cây gậy nhỏ là triển khai lực lượng hải giám cùng những dịch vụ hàng hải phi quân sự khác tới khống chế các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Chiến lược này coi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông như là một thực tế và thách thức cả những đối thủ vượt trội hơn đảo ngược thực tế đó. Nếu không có sự phản đối đối, “chủ quyền thực tế” của Trung Quốc – nước gần như độc quyền sử dụng vũ lực trong đường biên giới do họ phác thảo trên bản đồ – sẽ ngày càng được củng cố theo thời gian. Khi điều này trở thành “tình trangbình thường mới”, nó thậm chí có thể bắt đầu khoác trên mình vòng hào quang của tính hợp pháp.

Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS đã giáng một đòn mạnh vào chính sách của Trung Quốc, làm sụp đổ những luận điệu ngụy biện pháp lý đằng sau chính sách “cây gậy nhỏ” của Trung Quốc. Phán quyết này chỉ rõ rằng lực lượng biển của Trung Quốc hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines chính là những kẻ xâm lược hoặc chiếm đóng chứ không phải là cảnh sát đang bảo vệ vùng biển. Nhưng nếu Bắc Kinh không thể đạt được mục đích thông qua các tàu hải cảnh thân trắng thì họ sẽ dùng vũ lực. Tướng Thường Vạn Toàn từng nói các quốc gia có chủ quyền triển khai các phương tiện hành pháp để bảo vệ những gì thuộc chủ quyền của họ. Các quốc gia có chủ quyền triển khai lực lượng quân sự để chiến đấu giành lấy những gì đang trong tranh chấp. Lời nói của tướng Toàn ngụ ý rằng Bắc Kinh từ bỏ phương pháp mềm mỏng và thừa nhận Đông Nam Á là khu vực có xung đột. Ngoài ra, nên để ý tới biệt ngữ mà tướng Toàn sử dụng. “Chiến tranh nhân dân” là cụm từ thuộc chủ nghĩa Mao, sử dụng để truyền đạt những ý tưởng quân sự. Đội Hồng quân của Mao Trạch Đông đã tiến hành chiến tranh nhân dân để chiếm giữ những vùng đất tranh chấp từ tay quân xâm lược Nhật Bản hay từ Trung Hoa Dân quốc. Có vẻ Trung Quốc giờ đã nhìn Biển Đông với những thuật ngữ tương tự – một chiến trường ngoài khơi nơi kẻ thù phải bị đánh bại bằng vũ lực..

Phản ứng cứng rắn của Việt Nam

Trước những tuyên bố hung hăng và khiêu khích của Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho rằng hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và nguyện vọng của các quốc gia trong và ngoài khu vực, vì vậy các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực khi có các tuyên bố về vùng biển này.

Ông Lê Hải Bình cho rằng các quan chức của các nước cần phát biểu và hành động một cách phù hợp với các tuyên bố chính thức cũng như nghĩa vụ của quốc gia mình, là tôn trọng luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đóng góp tích cực vào hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích và nguyện vọng của các nước trong và ngoài khu vực, các tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

RELATED ARTICLES

Tin mới