Sunday, October 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ thành lập hệ thống chỉ huy tình báo đối phó với...

TQ thành lập hệ thống chỉ huy tình báo đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng nhân dịp 70 năm Quốc khánh

Để duy trì an ninh quốc gia và an ninh chính trị tốt hơn, Bộ Công an Trung Quốc đã yêu cầu các cơ quan cảnh sát cấp địa phương đẩy nhanh nỗ lực xây dựng một hệ thống chỉ huy tình báo thống nhất, hiệu quả và có thẩm quyền.

Phát biểu tại một hội nghị ngày 13/8 ở thủ đô Bắc Kinh, Bộ trưởng Công an Trung QuốcTriệu Khắc Chí đã yêu cầu các cơ quan cảnh sát cấp địa phương đẩy nhanh nỗ lực xây dựng một hệ thống chỉ huy tình báo hữu hiệu để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10. Ông Triệu Khắc Chínêu rõ đội ngũ tình báo này cần tăng cường năng lực phân tích, suy đoán, đưa ra cảnh báo sớm, phản ứng, chỉ huy và đối phó nhanh với các tình huống khẩn cấp; nhấn mạnh để duy trì an ninh quốc gia và an ninh chính trị tốt hơn, các cơ quan tình báo cảnh sát cần gấp rút xây dựng “một hệ thống chỉ huy tình báo thống nhất, hiệu quả và có thẩm quyền”.

Giới phân tích Trung Quốc cho rằng một hệ thống chỉ huy tình báo vững chắc có thể cho phép cảnh sát trấn áp và ngăn chặn tội phạm hiệu quả và chính xác hơn. Các bộ phận tình báo từ những nơi khác nhau hoạt động tương đối độc lập. Nếu được hợp nhất, cảnh sát có thể đưa ra quyết định hiệu quả hơn trong việc xử lý tình huống khẩn cấp.Trước đó, Bộ Công an Trung Quốc (9/8) cũng đã thông báo rằng cảnh sát trên toàn quốc sẽ được yêu cầu tiến hành diễn tập tác chiến để nâng cao năng lực gìn giữ sự ổn định chính trị-xã hội. Các sở cảnh sát trên toàn quốc sẽ tăng cường huấn luyện cơ bản và tập trung vào việc nâng cao năng lực ngăn ngừa những rủi ro lớn cũng như duy trì ổn định và an ninh.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đã lập một trung tâm tình báo mạng cấp cao. Việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Tình báo mạng Chiến lược của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều mối lo ngại về hoạt động gián điệp trong lãnh thổ Trung Quốc. Trung tâm này, trực thuộc Tổng cục vũ trang PLA, hậu thuẫn vững chắc cho các điệp viên mạng trong việc thu thập kết quả các nguyên cứu tinh báo chất lượng cao, đồng thời giúp Trung Quốc có thêm nhiều lợi thế về vấn đề an ninh thông tin quốc gia. Trung tâm này có chức năng là một nguồn nghiên cứu tình báo mạng, trao đổi thông tin tình báo mạng, xây dựng hệ thống nghiên cứu theo theo dõi không gian máy tính hiệu quả cao, cung cấp các dịch vụ tối tân cho các vấn đề lớn và nóng hổi và khám phá các phương pháp phân tích thông tin tình báo. Theo giới truyền thông phương Tây, các chuyên gia tình báo mạng, chuyên gia phân tích tình báo, chuyên gia công nghệ thông tin và nhà lý luận chiến lược Trung Quốc nắm quyền kiểm soát và vận hành Trung tâm này.

Được biết, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS) là cơ quan tình báo của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cơ quan này chịu trách nhiệm về cả hoạt động tình báo đối ngoại lẫn phản gián. Ngoài Bộ An ninh Quốc gia (Trung Quốc gọi tắt là Quốc An Bộ), Cục 2 và Cục 3 của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng tham gia hoạt động tình báo và phản gián, trong lĩnh vực quân sự. Hạ tầng tình báo của Trung Quốc là lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga. Cấu trúc tổ chức của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc có hơi hướng của cơ quan KGB thời Liên Xô. Bộ này chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và Quốc vụ viện Trung Quốc (tức chính phủ Trung Quốc). Ban Chính trị học và Pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc giám sát hoạt động của bộ này.

Về mặt nhân sự, MSS ưa dùng các điệp viên phi chuyên nghiệp, như là du khách, doanh nhân, viện sĩ, đặc biệt là sinh viên Trung Quốc học ở nước ngoài, và các chuyên gia Trung Quốc công nghệ cao làm việc ở hải ngoại và được tiếp cận các thiết bị công nghệ nhạy cảm. Trên phương diện tình báo đối nội, MSS chịu trách nhiệm theo dõi và tuyển dụng các doanh nhân, nhà nghiên cứu và các quan chức đến từ nước ngoài. Có nhiều dấu hiệu cho thấy MSS chủ yếu dùng các biện pháp theo dõi đối với các phần tử bất đồng chính kiến và các nhà báo nước ngoài. Tuy nhiên ở các bộ ngành, viện nghiên cứu và cơ sở quân sự-công nghiệp lớn đều có một mạng lưới theo dõi ngầm rất tinh vi. Người ta phát hiện có những thiết bị theo dõi, cả ghi hình và nghe lén, được gắn bí mật bên trong các khách sạn có đông người nước ngoài lui tới. Hoạt động tình báo bao gồm việc nói chuyện trực tiếp với các học giả nước ngoài sang Trung Quốc, thu thập thông tin trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, và tuyển điệp viên.

Trong khi đó, cơ cấu tổ chức cơ bản của tình báo quân đội Trung Quốc suốt hàng chục năm qua là các đơn vị trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, các quân khu và các phòng tình báo thuộc hải quân, không quân và Quân đoàn Pháo binh số Hai.Các cơ quan đầu não của tình báo quân đội Trung Quốc đều nằm trong Bộ Tổng tham mưu, nên bất cứ thay đổi nào đối với cơ quan chỉ huy này đều có nguy cơ làm đảo lộn cả hệ thống tình báo. Tổng cục II trực thuộc Bộ Tổng tham mưu là đơn vị điều hành các hoạt động ngầm và tình báo con người (HUMINT) cùng ít nhất một cơ quan tư vấn là Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Trung Quốc.Tổng cục này cũng chịu một phần trách nhiệm đối với hoạt động nghiên cứu ảnh vệ tinh Trung Quốc và có thể là các thiết bị tình báo trên không. Sau khi Bộ Tư lệnh Hỗ trợ Chiến lược được thành lập, nhiều khả năng các chức năng tình báo vũ trụ trên sẽ được chuyển giao cho cơ quan này.Ngoài Tổng cục II, Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc còn điều hành Tổng cục III, cơ quan tình báo tín hiệu quốc gia (SIGINT), có chức năng tương đương với Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ hay GCHQ của Anh. Tổng cục III chịu trách nhiệm bảo vệ hệ thống mạng và các đường dây thông tin liên lạc của chính phủ.Tổng cục IV là đơn vị phụ trách hoạt động tình báo điện tử (ELINT) và tác chiến điện tử (EW), mới được thành lập trong giai đoạn 1977-1990, là cơ quan tình báo quân đội trẻ nhất của Trung Quốc, theo một nguồn tin quân sự nước này.Còn các hoạt động tình báo chiến thuật khác được các quân chủng và quân khu thực hiện và các đơn vị này có thể cùng phối hợp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động chỉ huy và kiểm soát cấp chiến dịch. Các quân chủng, quân khu này đều có phòng tình báo được hỗ trợ bởi ít nhất một đơn vị trinh sát kỹ thuật.

Theo cuốn Khoa học Tình báo Quân sự và Thông tin Quân sự của quân đội Trung Quốc (PLA), các phòng tình báo này có thể xử lý, phân tích, đồng bộ hóa các thông tin tình báo để tham mưu cho quá trình ra quyết định của sở chỉ huy. Tuy nhiên, cuốn sách không nói rõ các phòng tình báo này có thể cung cấp những thông tin như thế nào dựa trên các báo cáo tình báo.Các đơn vị trinh sát kỹ thuật sẽ hỗ trợ phòng tình báo bằng cách thu thập thông tin bằng các biện pháp kỹ thuật cấp chiến thuật như SIGINT, ELINT, hay thậm chí là các hoạt động trên mạng.

Phó Tổng Tham mưu trưởng phụ trách đối ngoại và tình báo là quan chức tình báo quân đội cấp cao nhất, có thể tham gia vào quá trình hoạch định chính sách quốc gia bên ngoài cấu trúc chỉ huy của PLA. Đây là quan chức duy nhất trong chính phủ Trung Quốc có thể cung cấp thông tin tình báo từ mọi nguồn khác nhau, thế nên PLA đóng vai trò khó có thể thay thế trong quá trình ra quyết sách về đối ngoại của Bắc Kinh.

Khi Trung Quốc quyết định thành lập Bộ Tổng tư lệnh Lục quân để đảm đương vai trò thay cho Bộ Tổng tham mưu, hệ thống tình báo quân đội của nước này tất yếu phải thay đổi theo để thích ứng với cấu trúc chỉ huy mới. Bộ Tổng tư lệnh Lục quân nhiều khả năng sẽ có một phòng tình báo riêng, thậm chí là một đơn vị trinh sát kỹ thuật riêng biệt. Đây là cơ quan tình báo mới, nhưng nhân sự của nó có thể được điều chuyển từ những đơn vị chịu thay đổi lớn trong quá trình cải tổ.Phòng tình báo và đơn vị trinh sát kỹ thuật mới của Bộ Tổng tư lệnh Lục quân có thể nhận gần như toàn bộ nhân sự từ Cục 2 thuộc Tổng cục II, đơn vị giám sát và phát triển các hệ thống thu thập thông tin khoa học và kỹ thuật tình báo. Các bộ phận khác của Tổng cục II giám sát hoạt động tình báo HUMINT ở nước ngoài hoặc phân tích các diễn biến của nước ngoài sẽ không phù hợp với hoạt động của Bộ Tổng tư lệnh Lục quân.

Ở cấp cơ sở, các phòng tình báo và đơn vị trinh sát kỹ thuật thuộc quân khu cũng sẽ chứng kiến nhiều thay đổi về mặt tổ chức, khi 7 đại quân khu của Trung Quốc được tái cơ cấu thành 4 chiến lược khu. Nhiều phòng tình báo quân sự hiện nay ở các quân khu sẽ bị đóng băng hoặc giải tán, trong khi một số đơn vị khác được tổ chức lại cho phù hợp với cấu trúc chỉ huy mới.Các đơn vị trinh sát kỹ thuật có thể sẽ tiếp tục hoạt động theo chức năng như hiện nay. Trong cuộc cải tổ lớn về cơ cấu tổ chức giai đoạn 1985-1988, khi cắt giảm khoảng một triệu quân và bớt số lượng quân khu từ 11 xuống còn 7, PLA đã không giải tán các đơn vị trinh sát kỹ thuật của các quân khu bị cắt giảm, thay vào đó, họ chỉ chuyển các đơn vị này vào các quân khu mới. Vì vậy các quân khu Thành Đô, Lan Châu và Nam Kinh đều có hai đơn vị trinh sát kỹ thuật.

Theo giới phân tích, sự thiếu đồng bộ, phối hợp giữa các cơ quan tình báo khác nhau suốt thời gian qua đã khiến PLA khó có thể huy động tất cả các nguồn lực tình báo vào công tác hỗ trợ hoạch định chính sách. Việc chuyển nhân lực các tổng cục tình báo thuộc Bộ Tổng tham mưu về Bộ Tổng tư lệnh Lục quân được coi là một động thái của PLA nhằm phân biệt rõ ràng hơn ưu tiên và mức độ khác nhau của các cấp chỉ huy trong quân đội.

RELATED ARTICLES

Tin mới