Tuesday, November 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐoạn tuyệt nông sản Mỹ, người TQ tìm kiếm nguồn thực phẩm...

Đoạn tuyệt nông sản Mỹ, người TQ tìm kiếm nguồn thực phẩm ở đâu?

Các mặt hàng Trung Quốc thường xuyên nhập khẩu của Mỹ như tôm hùm, thịt lợn, lúa mì, đậu tương bị áp thuế cao buộc các nhà nhập khẩu tìm kiếm nguồn thay thế.

Vào đầu mùa hè, một nhóm quan chức bang Maine viết thư cho Tổng thống Donald Trump, kêu gọi hỗ trợ tài chính cho ngành công nghiệp tôm hùm từng hái ra tiền trước thương chiến Mỹ-Trung. 

“Tôm hùm của Maine là một trong những nạn nhân đầu tiên từ các đợt áp thuế đáp trả của Trung Quốc”, nhóm quan chức này viết trong thư. 

Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ tôm hùm lớn thứ 2 của Maine, giúp bang này kiếm về 128,5 triệu USD trong nửa cuối năm 2017.

Tuy nhiên, sau khi chiến tranh thương mại bùng nổ, thị trường này gần như chết yểu, xuất khẩu tôm hùm từ Mỹ sang Trung Quốc giảm 80% trong năm 2018. 

Maine ngậm ngùi đánh mất thị trường lớn nhất nhưng Trung Quốc lại không thiếu nguồn cung thay thế. Trong nửa đầu năm 2019, người Trung Quốc tìm đến tôn hùm Canada. 

Cuối tuần trước, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn với tôm hùm Mỹ cùng các nhà sản xuất thực phẩm trong nhiều ngành công nghiệp khác của Washington khi mức thuế áp mới Trung Quốc áp lên hàng hóa Mỹ có hiệu lực. 

Với tôm hùm Maine đông lạnh, mức thuế hiện nay mà nó phải chịu khi xuất khẩu sang Trung Quốc là 45% sau khi tăng 10%. Đậu nành, lùa mì và thịt lợn cùng nằm trong danh sách áp thuế mới. 

Với 1,4 tỷ miệng ăn, người mua Trung Quốc đang tìm tới các nguồn cung ứng thực phẩm mới từ các quốc gia có mức thuế thấp hơn, xu hướng được dự đoán sẽ tiếp tục nếu thương chiến với Mỹ leo thang. 

Thuế quan với đậu nành Mỹ vào thị trường Trung Quốc hiện nay là 33%, cao hơn rất nhiều so với 3% của Brazil và Argentina. Đây được xem là lời giải thích hợp lý nhất cho mức tăng 77% thị phần đậu nành của Brazil tại Trung Quốc 9 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước. 

Argentina cũng đang rất tham vọng có thể cạnh tranh với Brazil tại Trung Quốc khi đậu nành nước này vừa trải qua một mùa bội thu. 

Cùng chung cảnh ngộ với tôm hùm và đậu nành, lúa mì Mỹ cũng đang bị tụt lại so với các đối thủ trên thị trường Trung Quốc, đặc biệt là Canada. Canada hiện chiếm tới 60% thị phần lúa mì nhập khẩu của Trung Quốc sau khi xuất khẩu lúa mì Mỹ sang Trung Quốc sụt giảm. 

Các loại bột, ngũ cốc, tinh bột, hạt lúa mì Mỹ cũng bị tăng thuế lên đến 90% trong khi thịt lợn đông lạnh Mỹ phải chịu mức thuế 72%. Thị phần mà thịt lợn của Mỹ đang được các đối thủ châu Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha và Đức hay quốc gia Nam Mỹ Brazil lấp đầy. 

Trong khi hàng hóa Mỹ ngày càng đắt đỏ hơn với các nhà nhập khẩu Trung Quốc, nhiều sản phẩm từ các nước khác trở nên hấp dẫn hơn do mức thuế thấp hơn. 

Một báo cáo mới đây chỉ ra trung bình hàng xuất khẩu Mỹ sang Trung Quốc bị áp thuế ở mức 20,7%. Tuy nhiên, các sản phẩm cạnh tranh từ các nước khác vào Trung Quốc chỉ phải chịu mức thuế trung bình là 6,7%.  Năm 2018, các sản phẩm của Mỹ và các nước xuất khẩu khác đều phải chịu mức thuế trung bình là 8%.

RELATED ARTICLES

Tin mới