Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaỦng hộ Mỹ và Đài Loan: Tàu hộ vệ HMCS Ottawa của...

Ủng hộ Mỹ và Đài Loan: Tàu hộ vệ HMCS Ottawa của Canada đi qua eo biển Đài Loan

Tàu hộ vệ HMCS Ottawa của Canada (10/9) đã di chuyển qua eo biển Đài Loan nhằm thực thi quyền tự do hàng hải và thể hiện cam kết ủng hộ Mỹ cũng như Đài Loan.

Truyền thông Đài Loan cho biết, trong quá trình di chuyến từ cảng Pyeongtaek của Hàn Quốc đến Thái Lan, tàu hộ vệ HMCS Ottawa đã đi qua eo biển Đài Loan. Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết, trong quá trình di chuyển ở vùng biển này, tàu HMCS Ottawa đã kích hoạt hệ thống nhận dạng tự động nhằm đảm bảo không bị ngăn cản trong quá trình di chuyển.

Tàu hộ vệ HMCS Ottawa có tải trọng 1.900 tấn, dài 100m, rộng 10m, mớn nước 3,8m, tốc độ 36 hải lý/h, có khả năng hoạt động trong phạm vi 10.800 km, thủy thủ đoàn 145 người. Tàu được trang bị 4 pháp QF 120mm, 1 pháo QF 76 mm, 2 pháp phòng không QF 2 – Pounder MK II, 8 ống phóng ngư lôi. Tàu hộ vệ HMCS Ottawa hiện đang làm nhiệm vụ ở Thái Bình Dương để giám sát các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên.

Trong năm 2019, Hải quân Hoàng gia Canada đã 2 lần điều tàu chiến tuần tra tự do hàng hải ở eo biển Đài Loan, cũng như Biển Đông. Ngày 18/6, Hải quân Hoàng gia Canada đã điều tàu khu trục Regina (FFH 334) tuần tra qua vùng eo biển Đài Loan trước khi đi vào vùng biển Hoa Đông. Theo đó, tàu chiến của Canada tiến hành tuần tra tự do hàng hải ở khu vực eo biển Đài Loan trước khi tiến ra Biển Hoa Đông để tham gia sứ mệnh giám sát các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên. Trước đó, hải quân hoàng gia Canada (6/2) đã điều tàu hộ tống HMCS Ottawa, tàu hộ tồng HMCS Regina và tàu tiếp tế MV Asterix tham gia các hoạt động tại châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Ba tàu đến Trân Châu cảng ở Hawaii, sau đó tàu Ottawa tham dự cuộc tập trận chống ngầm với hải quân Mỹ rồi quay về Esquimalt sau khoảng một tháng. Tàu Regina và Asterix tiếp tục chuyến hành trình dài 7 tháng và tham gia nhiều hoạt động huấn luyện, tập trận, thăm cảng các đối tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông. Chuẩn đô đốc Bob Auchterlonie, Tư lệnh hải quân Canada tại Thái Bình Dương cho biết, trong đợt triển khai lần này, tàu Regina đã đi qua một số vùng biển đang có tranh chấp bao gồm Biển Đông.

Động thái của hải quân Canada diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung ngày càng gia tăng liên quan đến vấn đề Đài Loan, chiến tranh thương mại, các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng như tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Mỹ gần đây kêu gọi các đồng minh tham gia tích cực hơn nữa trong nỗ lực đối phó với Trung Quốc. Mới đây nhất, Mỹ (23/8) đã điều tàu vận tải đổ bộ USS Green Bay (LPD-20) tuần tra qua eo biển Đài Loan nhằm thể hiện cam kết của Mỹ với khu vực. Người phát ngôn của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, Trung tá Reann Mommsen cho biết, việc tàu USS Green Bay đi qua eo biển Đài Loan là nhằm thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Trong khi đó, Cơ quan phòng vệ Đài Loan ra tuyên bố cho biết họ giám sát chặt chẽ tình hình trên eo biển, nhưng không đề cập trực tiếp đến tàu chiến Mỹ. USS Green Bay là một tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio, thuộc biên chế của Hạm đội 7. Siêu tàu này có lượng giãn nước tối đa lên tới 25.000 tấn, với chiều dài cơ sở 208m, sườn ngang 32m và có mớn nước 7m. Với cấu hình trên, có thể thấy tàu đổ bộ tấn công của Mỹ thuộc loại lớn nhất hiện nay trên thế giới. Tàu được trang bị nhiều hệ thống vũ khí phòng thủ, Mỹ còn dự tính đưa vũ khí laser lên tàu đổ bộ này. Về khả năng vận tải, lớp tàu San Antonio có thủy thủ đoàn hơn 350 người, ngoài ra nó còn cho phép triển khai thêm một đơn vị lính thủy đánh bộ có quân số khoảng 700 người. Kết hợp với đó là khả năng hoạt động không giới hạn trên biển cho phép triển khai quân tới bất kỳ đâu, dĩ nhiên nhiệm vụ của loại tàu đổ bộ này chỉ tập trung vào tác chiến đổ bộ và hổ trợ hậu cần. Ngoài các đơn vị lính thủy đánh bộ, các tàu lớp San Antonio còn mang theo được hai tàu đổ bộ khí đệm LCAC, hay một tàu đổ bộ nhanh LCU, cùng với đó là khoảng 14 xe bọc thép lội nước AAV. Ngoài thiết kế khoang đổ bộ rộng, các tàu San Antonio còn được trang bị sàn đáp trực thăng và nhà chứa máy bay cho phép triển khai được ít nhất 4 máy bay vận tải đa năng Osprey MV-22 hoặc 5-6 trực thăng vận tải hải quân. Do thường hoạt động theo biên đội tác chiến tàu sân bay, các tàu San Antonio không được vũ trang mạnh mà chỉ được trang bị một số vũ khí phòng vệ cơ bản như pháo tự động 30mm Bushmaster II, súng máy 12.7mm Browning M2 và hệ thống tên lửa đánh chặn tầm gần RIM-116 (RAM). Boong của tàu đổ bộ lớp San Antonio có thể chở theo 4 trực thăng vận tải Sea Knight cùng hơn 100 binh sĩ hay 12.700 kg hàng hóa. Tàu được trang bị hệ thống động lực với 4 máy tuốc bin khí có công suất lên tới 41.600 mã lực giúp tàu có thể chạy với tốc độ tối đa 22 hải lý trên giờ và tầm hoạt động lên tới 12.000km. Với chừng đó khí tài, tàu San Antonio có thể giúp Hải quân Mỹ triển khai nhanh các đơn vị lính thủy đánh bộ tác chiến ven bờ tại nhiều khu vực trên thế giới.

Theo giới quan sát, việc tàu chiến Canada đi qua eo biển Đài Loan là dấu hiệu cho thấy các đồng minh của Mỹ đang tăng cường thực hiện quyền tự do hàng hải tại những vùng biển quốc tế gần Trung Quốc; đồng thời chứng tỏ sự quan tâm của Canada tại châu Á – Thái Bình Dương và nước này sẵn sàng ủng hộ các đồng minh, đối tác tại đây. Được biết, trong những năm gần đây, Canada đã có sự điều chỉnh chính sách liên quan vấn đề Biển Đông. Trước đây, để không làm ảnh hưởng quan hệ song phương với Trung Quốc, Canada thường hạn chế can thiệp và đưa ra những tuyên bố cụ thể về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, kể từ khi Trung Quốc gia tăng các hoạt động cải tạo đảo nhân tạo (phi pháp) và tiến hành quân sự hóa trên các thực thể này, Canada đã tích cực can dự và thể hiện quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Theo đó, Canada có thái độ cứng rắn trước những hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là do: Khu vực Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng liên quan vấn đề tự do hàng hải trong khu vực cũng như trên thế giới. Nếu tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông không được giải quyết và khi xảy ra xung đột quân sự trong khu vực nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của nhiều nước. Canada cũng là một quốc gia buôn bán với các quốc gia châu Á Thái Bình Dương và cũng là một thành viên của TPP (Hiệp Định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương). Vì vậy, vấn đề Biển Đông có liên quan trực tiếp đến lợi ích và an ninh quốc gia của Canada. Không những vậy, Trung Quốc tiến hành các hoạt động đơn phương ở Biển Đông là vi phạm các quy định luật pháp quốc tế, Canada có trách nhiệm thông qua các hành động của mình để cảnh báo các nước trên thế giới thấy rõ âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài ra, Canada là một quốc gia tôn trọng tự do dân chủ và luật pháp quốc tế nên Canada không thể là ngơ trước thực các quốc gia nhỏ như Indonesia, Philippines, Việt Nam có tranh chấp với Trung Quốc và bị Trung Quốc lấn lướt. Vì vậy, Canada phải có tiếng nói cùng với các đồng minh ngoại giao của mình ở khu vực Đông Nam Á.

RELATED ARTICLES

Tin mới