Sunday, September 22, 2024
Trang chủĐàm luậnMỹ tiếp tục khống chế, răn đe TQ bằng quân sự

Mỹ tiếp tục khống chế, răn đe TQ bằng quân sự

Hơn nửa Thế kỷ qua biển Trung Quốc bị bao vây bởi các nước đồng minh của Mỹ.

Ở phía Đông Bắc là Nhật Bản với các quân sự của Mỹ với các vũ khí hiện đại đủ để khống chế bờ biển và nhiều khu vực nằm sâu trong đại lục Trung Quốc. Tiếp đến là Hàn Quốc cũng với các căn cứ quân sự, vũ khí hiện đại của Mỹ. Hơn nửa căn ký của Mỹ ở Hàn Quốc lại có cự li rất gần với nhiều khu vực kinh tế quân sự của Trung Quốc. Ở phía Đông là Đài Loan vừa là đồng minh và Đài Loan coi Mỹ là chỗ dựa quan trọng nhất trong cuộc đối đầu với Trung Quốc đại lục. Mỹ cung cấp những vũ khí hiện đại cho Đài Loan trong khi vũ khí của Trung Quốc trước đây còn khá lạc hậu. Từ năm 1949 đến nay Trung Quốc chưa bao giờ công nhận Đài Loan là một quốc gia, luôn đe doạ tấn công Đài Loan để thống nhất Trung Quốc. Nhưng chưa bao giờ Trung Quốc dám tấn công Đài Loan vì Mỹ luôn là lực lượng mà Trung Quốc lo ngại. Tàu chiến Mỹ thường hiện diện tại vùng biển giữa Đài Loan và Trung Quốc như một sự thách đố đối với Trung Quốc.

Xa hơn về phía Đông Nam là căn cứ quân sự của Mỹ ở Philippines. Đây là căn cứ quân sự không chỉ khống chế Trung Quốc mà cả vùng biển Đông với quân số đông và vũ khí hiện đại. Gần với Philippines là căn cứ quân sự khổng lồ của Mỹ ở Guam. Máy bay B52 ở Guam có thể ném bom cả vùng Đông Nam Á và phần lớn các khu vực kinh tế – quân sự quan trọng của Trung Quốc.

Trong suốt nửa Thế kỷ XX Trung Quốc bị các căn cứ quân sự của Mỹ bao bọc, khống chế, họ không dám có bất cứ sự phản kháng nào mà chỉ dám lợi dụng cuộc chiến của Mỹ và Việt Nam để ngầm răn đe và sau đó là mặc cả với Mỹ. Cũng chính trong thời gian này Trung Quốc xác định để thoát khỏi sự bao vây quân sự của Mỹ ở khu vực Đông Bắc bằng việc tiến xuống phía nam là khu vực Biển Đông. Cuộc mặc cả đầu tiên là Mỹ làm ngơ để Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Bước sang Thế kỷ XXI, Trung Quốc tiếp tục chiến lược của mình, lợi dụng sự nới lỏng của Mỹ, Trung Quốc ráo riết đánh chiếm các đảo có vị trí quan trọng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sau đó họ ráo riết bồi đắp các đảo này thành các căn cứ quân sự, khống chế con đường hàng hải Quốc tế trên Biển Đông.

Đến lúc này Mỹ mới giật mình, chuyển hướng. Thời Tổng thống Obama đã có chính sách xoay trục về châu Á, nhưng nói nhiều hơn làm. Chỉ đến Tổng thống Trump thì chính sách này mới được cụ thể hoá bằng chiến lược chung là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Vì sau Thái Bình Dương, Trung Quốc đã bành trướng sang Ấn Độ Dương.

Từ ngày 2-6/9/2019 Mỹ và 10 nước thành viên ASEAN đã cử lực lượng hải quân tham gia cuộc diễn tập hàng hải chung đầu tiên. Cuộc tập trận của 8 tàu chiến, 4 máy bay chiến đấu từ 7 quốc gia cùng 1250 quân nhân.

Thông qua cuộc diễn tập, Mỹ muốn gửi thông điệp cứng rắn và rõ ràng tới Trung Quốc rằng họ vẫn đang hiện diện ở khu vực. Dù Trung Quốc đang cố tìm cách chia rẽ ASEAN bằng việc lôi kéo một số nước theo Bắc Kinh, nhưng cuộc tập trận chung Mỹ – ASEAN đã cảnh báo nguy cơ mới cho Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới