Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTàu Mỹ tới Thái Bình Dương: Thay đổi cân bằng sức mạnh...

Tàu Mỹ tới Thái Bình Dương: Thay đổi cân bằng sức mạnh trong khu vực

Việc Mỹ tăng cường điều tàu khu trục trang bị tên lửa hành trình hiện đại tới tuần tra ở khu vực Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông được cho là động thái mới nhằm cân bằng sức mạnh quân sự trong khu vực và đối phó với những hoạt động khiêu khích trên biển gần đây của Trung Quốc.

Tàu chiến USS Gabrielle Giffords và tên lửa hành trình mới

USS Gabrielle Giffords (LCS 10) là tàu chiến đấu ven bờ rất nhanh và mạnh của Hải quân Mỹ; được đóng theo lớp Independence và là chiếc thứ năm trong tổng số 9 chiếc đang phục vụ trong hải quân nước này. USS Gabrielle Giffords có trị giá khoảng 500 triệu USD cho mỗi tàu, được thiết kế cực kỳ đặc biệt với ba thân và có độ giãn nước rất thấp chỉ khoảng 3100 tấn; tàu dài         127,4 m (418 ft), tốc độ 47 hải lý/h, phạm vi hoạt động 8.000 km; sức chứa        210 tấn, phi hành đoàn 40 nhân viên… Do là một tàu chiến đấu ven bờ, hoả lực được trang bị cho các tàu Independence là không quá mạnh. Cụ thể, tàu được trang bị pháo chính loại 57mm cùng với một tổ hợp tên lửa phòng thủ tầm gần SeaRAM. Ngoài ra, trên tàu còn có 4 khẩu súng máy 12,7mm cùng với 2 khẩu pháo 30mm và 24 ống phóng tên lửa AGM-114L Hellfire – hoả lực mạnh nhất trên tàu.

Đáng chú ý, USS Gabrielle Giffords vừa được triển khai đến Biển Đông là chiếu đầu tiên được trang bị tên lửa hành trình vượt biển, khó bị radar phát hiện và có thể xoay sở để tránh hệ thống phòng thủ của kẻ thủ. Theo nhà thầu sáng chế Raytheon, tên lửa chống hạm thế hệ thứ 5 Naval Strike Missile (NSM) tên lửa này được ghép cặp với máy bay trực thăng MQ-8B Fire Scout do thám trên chiến hạm Gabrielle, được sử dụng để làm các nhiệm vụ trinh sát, dò tìm mục tiêu. Thông thường, LCS 10 mang theo tên lửa chống hạm siêu thanh NSM, có tầm bắn hơn 180 km, phát hiện mục tiêu bằng công nghệ thụ động thông qua hình ảnh lưu trong bộ nhớ của tên lửa. NSM được dẫn đường đến mục tiêu kết hợp quán tính, GPS, tham chiếu địa hình và hồng ngoại chủ động và dữ liệu hình ảnh mục tiêu giai đoạn cuối. Công nghệ dẫn đường của NSM chính xác đến mức người điều khiển có thể chỉ định tên lửa bắn vào một điểm cụ thể trên tàu như phòng máy hoặc tháp chỉ huy. Ngoài sát thủ diệt hạm NSM, LCS 10 còn mang theo trực thăng trinh sát không người lái MQ-8C Fire Scout. MQ-8C mang theo gói cảm biến trinh sát tối tân giúp nâng cao khả năng nhận thức tình huống và hỗ trợ dẫn đường cho vũ khí.

Hiện tại Hải quân Mỹ đang có 9 tàu lớp Independence phục vụ trong biên chế trong khi đó, lực lượng này dự tính sẽ đóng tổng cộng 19 chiếc thuộc lớp này trong tương lai và hiện tại, ba chiếc khác đã được hạ thuỷ và đang được hoàn thiện trong khi ba chiếc tiếp theo đã được bắt đầu quá trình đóng mới.

Tuần tra Biển Đông và sứ mệnh cân bằng sức mạnh trong khu vực

Theo thông báo của Hải quân Mỹ, LCS 10 được cho là đang tới Singapore và sẽ được neo đậu tại nước này, theo thỏa thuận song phương giữa hai nước. Trong thời gian đóng quân tại Singapore, tàu USS Gabrielle Giffords sẽ thực hiện nhiều cuộc tuần tra đặc biệt ở khu vực Biển Đông. Phía Hải quân Mỹ khẳng định, sự hiện diện của tàu USS Gabrielle Giffords sẽ giúp ích cho việc duy trì an ninh hàng hải cũng như quyền tự do đi lại trong khu vực Đông Nam Á nói chung và ở khu vực Biển Đông nói riêng.

Giới chuyên gia, phân tích quân sự nhận định việc Mỹ triển khai vũ khí mới gửi đi một thông điệp quan trọng và cuối cùng có thể “thay đổi cuộc chơi” ở Tây Thái Bình Dương. Theo đó, các vũ khí mới sẽ không chỉ gửi tín hiệu đến Trung Quốc mà cả những đối tác của Mỹ ở khu vực về năng lực răn đe cũng như sự cam kết của Washington đối với khu vực. Mỹ luôn khẳng định họ là một đối tác đáng tin cậy hơn Trung Quốc, đặc biệt trên Biển Đông, nơi Washington đang duy trì hoạt động tự do hàng hải như một phần của nỗ lực mà họ gọi là cam kết cho khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do. Ngoài ra, đây là bước đầu tiên tiến tới việc khắc phục tình trạng mất cân bằng quân sự ở khu vực.

Trò hề của Trung Quốc

Trước việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực và chỉ trích các hành vi phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, Trung Quốc tìm cách bao biện cho hành vi phi pháp của mình, đồng thời “chỉ trích” các nước tăng cường hiện diện ở Biển Đông. Theo đó, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc liên tục đưa ra các tuyên bố bao biện cho những hành vi phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông; đồng thời tìm cách chỉ trích “các nước liên quan can thiêp công việc nội bộ của Trung Quốc”. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngang ngược cho rằng các công trình xây dựng của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa là nhằm “cải thiện điều kiện sống của nhân viên đóng tại đó và giải quyết các nguy cơ đe dọa đối với an ninh hàng hải; việc tăng cường xây dựng dân sự là nhằm cung cấp thêm các dịch vụ công và dân sự cho khu vực này”; đồng thời cho biết Trung Quốc triển khai vũ khí ở Trường Sa “không nhằm vào ai” và đây chỉ là triển khai các phương tiện “phòng thủ lãnh thổ cần thiết”, nhằm thực hiện “nhiệm vụ dự phòng”, để đối phó với những tình huống đột xuất như tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu, cứu hộ khẩn cấp, chữa cháy trên biển, làm sạch dầu tràn. Trong khi đó, Giám đốc Cục tìm kiếm và cứu nạn thuộc Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc Vương Trịnh Lương ngang nhiên tuyên bố “Trung Quốc sẽ tiến hành củng cố các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn ở Trường Sa và các khu vực xung quanh”; khẳng định rằng “Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai các máy bay trực thăng và chế tạo các tàu cứu hộ lớn tới khu vực này”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định “tình hình Biển Đông đang được cải thiện và ổn định”, cả ASEAN và Trung Quốc đều có ý chí mạnh mẽ về duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và đang tiến hành các hành động cụ thể để đạt được điều đó; buộc tội “một số nước” đang cố gắng khuấy lên rắc rối, tạo sóng to, gió lớn ở Biển Đông; khẳng định “cái gọi là tự do hàng hải là không tồn tại, bất cứ bước đi nào nhằm ép buộc hay đe dọa người khác chấp nhận lời diễn giải đơn nhất về luật pháp quốc tế dưới danh nghĩa tự do hàng hải là hành động vi phạm luật pháp quốc tế”. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố rằng họ có “quyền gửi quân đội và vũ khí tới bất cứ khu vực nào thuộc lãnh thổ của họ và bất cứ động thái chỉ trích nào cũng có thể coi là can thiệp vào tình hình nội bộ của Bắc Kinh”.

Trong khi đó, giới truyền thông và chuyên gia, học giả Trung Quốc tìm cách chỉ trích, bôi xấu hoạt động của Mỹ ở Biển Đông. Thời báo Hoàn Cầu đăng bài viết buộc tội Mỹ ở Biển Đông, cho rằng tình hình Biển Đông gần đây dường như đang chứng kiến sự đối lập phân cực giữa Trung Quốc và Mỹ. Mỹ đã cùng với các đồng minh và đối tác sử dụng các biện pháp chính trị, ngoại giao, quân sự và công luận để kiềm chế Trung Quốc. Cụ thể, các bước đi quân sự thường xuyên của Mỹ đã đẩy Biển Đông đến bên bờ đối đầu. Trong hai năm qua, chính quyền Trump đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Biển Đông trong chiến lược toàn cầu của Mỹ và sự hiểu biết về những thách thức và mối đe dọa mà Mỹ phải đối mặt ở khu vực đã thay đổi. Mỹ coi các hoạt động thực thi pháp luật, phát triển các đảo, triển khai thiết bị quân sự và thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử mà Trung Quốc đang tiến hành là thách thức đối với sự kiểm soát của Washington ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Thời báo Hoàn Cầu cũng ngang nhiên khẳng định, đối với Trung Quốc, “Biển Đông có nghĩa là chủ quyền, an ninh và phát triển, Trung Quốc cần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền tài phán trên biển và bảo đảm các hành lang an toàn cho nhập khẩu năng lượng và vận chuyển hàng hóa”. Đối mặt với một nước Mỹ hung hăng ở Biển Đông, Trung Quốc không có nhiều lựa chọn. Xét trong bối cảnh hiện tại, Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc đối phó, bao gồm cả việc gia tăng triển khai quân sự ở khu vực. Nếu Mỹ cứ khăng khăng cho rằng Biển Đông là nơi Bắc Kinh bắt đầu các cố gắng để thách thức vị thế của Washington như một siêu cường duy nhất và cạnh tranh quyền lực trong hệ thống quốc tế, thì quan điểm sai lầm này sẽ gây ra “một cuộc chiến không thể tránh khỏi” giữa hai nước tại vùng biển này. Đáng chú ý, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho rằng sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ ở Biển Đông đe dọa nguy cơ tạo ra các vụ đụng độ có thể dẫn đến chiến tranh; nhấn mạnh kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, Washington đã tăng cường các hoạt động tuần tra hàng hải, hàng không ở Biển Đông, phần lớn tại khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, thậm chí còn khuyến khích các nước đồng minh như Anh, Australia, Pháp, Nhật làm điều tương tự. Tuy Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển này, nhưng các hoạt động quân sự của Mỹ tại đây rõ ràng là nhằm duy trì ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương, đẩy lùi nỗ lực của Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới