Tên lửa đạn đạo của Iran và Trung Quốc đang đần trở thành vũ khí chiến lược, tạo ra mối đe dọa đối với các căn cứ quân sự Mỹ so với các tên lửa Iran vốn đã lỗi thời.
Iran chuẩn bị tiến hành phóng thử tên lửa ở một địa điểm không xác định.
Theo Sputnik News, chuyên gia Jacob L. Heim thuộc tổ chức tư vấn RAND đã so sánh mối đe dọa giữa các tên lửa đạn đạo thông thường của Iran và Trung Quốc đối với các căn cứ không quân Mỹ trong chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập.
Bản phân tích nhằm xác minh lĩnh vực mà Không quân Mỹ sẽ đầu tư nhằm bảo đảm an toàn cho các căn cứ không quân.
Theo ông Heim, kho tên lửa đạn đạo Iran không có khả năng đe dọa các hoạt động trên không của Mỹ bởi Hoa Kỳ có một quy mô các căn cứ quân sự nằm ngoài phạm vi 500 km từ biên giới Iran.
Iran hiện có lực lượng tên lửa đạn đạo quy mô nhất ở Trung Đông (hơn 1.000 tên lửa) nhưng kho vũ khí của Tehran phần lớn là các tên lửa Scud có từ thời Liên Xô và đã trở nên lạc hậu về công nghệ.
Ông Heim nhận định, Mỹ vẫn có lựa chọn bố trí máy bay chiến đấu bên ngoài tầm bắn hiệu quả của các tên lửa đạn đạo Iran ở Tây Nam Á.
Một số loại tên lửa nguy hiểm trong kho vũ khí của Iran bao gồm tên lửa nhiên liệu rắn Fateh-110, tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) nhiên liệu lỏng BM-25 và loại MRBM nhiên liệu rắn 2 tầng mang tên Ashoura hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
“Iran vẫn có thể dùng tên lửa đạn đạo để tấn công các thành phố lớn nhưng thiếu đi khả năng ngăn cản các hoạt động trên không của Mỹ. Mối đe dọa tên lửa đạn đạo Iran đối với Mỹ chỉ là một sự phóng đại”.
Không ngạc nhiên khi ông Heim cho rằng, sức mạnh không quân Mỹ đứng trước mối đe dọa lớn hơn từ Trung Quốc.
Do vậy, Mỹ nên sử dụng nguồn ngân sách hạn hẹp để củng cố các căn cứ không quân ở khu vực Tây Thái Bình Dương đầu tiên, nơi sức mạnh tên lửa đạn đạo Trung Quốc tạo ra mối lo ngại lớn hơn, ông Heim kết luận.