Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mới“Chiến tranh lạnh” Mỹ-Trung còn khó giải quyết hơn thời Liên Xô

“Chiến tranh lạnh” Mỹ-Trung còn khó giải quyết hơn thời Liên Xô

Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus cho rằng, chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc còn khó tháo gỡ hơn nhiều so với Chiến tranh Lạnh Mỹ-Liên Xô.

Mỹ và Trung Quốc đang mắc kẹt trong “một kiểu chiến tranh lạnh” còn khó giải quyết hơn cả cuộc Chiến tranh Lạnh 4 thập kỷ giữa Mỹ và Liên Xô trước đây, theo cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus.

“Tôi nghĩ chúng ta đang ở trong một cuộc chiến tranh lạnh mới còn ‘âm ỉ’ hơn cả cuộc chiến tranh lạnh trước đây”, Baucus nói trong một sự kiện ở Hong Kong ngày 20/9.

Không thể tin tưởng nhau

“Cuộc chiến tranh lạnh lần trước có thể giải quyết dễ dàng, còn cuộc chiến tranh lạnh mới này thì khó hơn nhiều bởi những hậu lan rộng của nó”, Baucus, người từng làm Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc giai đoạn từ 2014-2017, nói.

Nhận định của ông Baucus là khá phổ biến trong số những cựu quan chức từng làm trong chính quyền Mỹ.

Cho dù các cuộc đàm phán thương mại diễn ra ở Washington trong tuần qua, thì cũng vẫn có rất ít tín hiệu tích cực cho thấy bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm được giải quyết.

Nhiều người đã thúc giục Nhà Trắng theo đuổi thỏa thuận với Trung Quốc nhằm thu hẹp những triển vọng tồi tệ nhất về sự cạnh tranh chiến lược giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Cựu Đại sứ Baucus cho rằng, 2 nước vẫn sẽ cố gắng tìm kiếm sự hợp tác trong các lĩnh vực quan tâm chung như biến đổi khí hậu và Triều Tiên. Tuy nhiên, triển vọng ảm đạm là không thể tránh khỏi.

Theo ông Baucus, gốc rễ của bất đồng Mỹ-Trung là việc “hai bên không tin tưởng lẫn nhau. Ông thừa nhận rằng “Đó là điều rất nguy hiểm. Cá nhân tôi nghĩ chúng ta đang trượt vào một bất đồng dài hạn hơn nhiều người vẫn tưởng tượng”.

Cựu đại diện thương mại Mỹ dưới thời Tổng thống Clinton, Charlene Barshefsky, người từng dẫn đầu các cuộc đàm phán với Trung Quốc về việc nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, cũng đồng tình với quan điểm nêu trên.

Barshefsky cáo buộc Mỹ và Trung Quốc đã “lựa chọn bảo hộ, điều dẫn đến nhiều rủi ro với các mối quan hệ song phương, cũng như sự ổn định và tăng trưởng toàn cầu”. Bà nói thêm rằng, dù hai bên có đạt được thỏa thuận hay không, thì “cuộc chiến này cũng gây hậu quả đáng kể và lâu dài đối với Mỹ, với Trung Quốc và mối quan hệ song phương”.

Bà Barshefsky cũng chỉ trích Tổng thống Donald Trump, “các chính sách thương mại của chính quyền hiện nay chẳng làm bất cứ điều gì trở nên vĩ đại”.

Dù có thỏa thuận thương mại cũng vẫn bất ổn

“Triển vọng cho mối quan hệ song phương cho dù có được một thỏa thuận thương mại cũng vẫn bất ổn. Tôi không nghĩ có ai đó nghi ngờ gì về điều đó. Hai năm qua là chỉ là một cuộc xung đột trong một loạt các cuộc xung đột liên tiếp tái diễn trong thời gian dài”, bà Barshefsky nói.

“Nếu hành động gần đây của Mỹ được coi là nguy hiểm đối với hệ thống toàn cầu, thì sự bảo hộ đặc trưng của Trung Quốc và cuộc chiến thương mại cũng là mối đe dọa không kém”.

Cuộc chiến thuế quan “ăn miếng trả miếng” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo dài suốt 14 tháng qua, cùng những chỉ trích gay gắt của cả 2 bên cho thấy sự kiên nhẫn ngày càng “mỏng” đi.

Có một sự nhận thức chung hiện nay là mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã chịu những tổn hại nghiêm trọng và ngay cả nếu Tổng thống Trump có thua trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 thì người kế nhiệm ông cũng sẽ phải đối mặt với thách thức lớn trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Evan Medeiros, Giám đốc cấp cao phụ trách vấn đề châu Á của Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Obama, nói rằng thế giới đã bước vào “một sự bình thường mới được định nghĩa bằng những căng thẳng âm ỉ”.

“Rất nhiều nhà chiến lược Mỹ thừa nhận rằng nhiều lợi ích của chúng ta đang phân kỳ nhiều hơn là hội tụ và chúng phân kỳ trong các lợi ích an ninh và kinh tế quan trọng của Mỹ. Phía Trung Quốc cũng có sự tính toán tương tự”, Medeisor nói.

Robert Grieves, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Hong Kong kỳ vọng Mỹ sẽ trì hoãn thêm các đòn thuế quan để tạo khoảng trống cho 2 nước tiếp tục đối thoại, nhưng ông không kỳ vọng vào một giải pháp nhanh chóng cho cuộc thương chiến.

“Đây sẽ là một quá trình lâu dài. Tôi không nghĩ sẽ có một giải pháp nhanh chóng. Cá nhân tôi nghĩ nó có thể kéo dài tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 và thậm chí sau đó”, ông Grieves nói với SCMP.

RELATED ARTICLES

Tin mới