Gần đây, Bill Hayton, một “chuyên gia và học giả về khu vực,” nghĩ rằng mình có câu trả lời cho các chính sách Philippines nên có tại Biển Đông. “Phillippines nên đứng lên chống lại Trung Quốc.” Tuy nhiên “giải pháp” của anh ta lại quá ngạo mạn và – theo như Ngoại trưởng Philippiné Teodoro Locsin Jr – “không biết lượng sức minh.”
Hayton nói rằng “Manila có nhiều bạn bè trên thế giới” và “họ sẵn sàng giúp đỡ,” nhưng họ sẽ giúp bằng cách nào – bằng cách “nói thêm vài câu”? Những người “bạn” này ở đâu khi Trung Quốc xây dựng căn cứ tại các đảo có thủy triều thấp trong thềm lục địa Philippines, đe dọa các tàu thăm dò dầu khí của Philippines và đuổi ngư dân Philippines khỏi Bãi cạn Scarborough, và còn lơ đi phán quyết của Trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc?
Anh ta nói rằng họ có “luật pháp quốc tế ở bên phía mình” nhưng lại không nhận ra rằng luật pháp quốc tế có thể như Locsin nói “chỉ là một mẩu giấy mà thôi.” Các nước lớn như Mỹ và Anh ủng hộ, sử dụng nó khi cảm thấy có lợi và phản đối, lờ đi khi nó không còn có ích. Có thể tham khảo thêm về vụ Nicaragua hoặc chính bản thân Công ước về Luật Biển đối với Mỹ, và vụ Diego Garcia/Quần đảo Chagos đối với Anh.
Tóm lại, giống như các cường quốc đi trước, Trung Quốc đang chứng tỏ rằng họ có thể và sẽ tiếp tục làm trái với luật pháp quốc tế mà “chẳng bị làm sao cả.” Đây là thực tế. Đúng như Locsin đã nói, “ảnh hưởng của Trung Quốc là không thể chống lại” và “ai nghĩ khác vậy thì đúng là thiếu hiểu biết.”
Hayton đặt ra câu hỏi “liệu Philippines còn cần thêm gì.” “Cần – cho việc gì?” – một cuộc đối chọi đem lại rất ít kết quả cho Philippines? Thật vậy, theo Gregory Polling, một nhà phê bình nổi tiếng về hành vi của Trung Quốc và sự dè dặt không dám chống lại Trung Quốc của Philippines, thì một “phương án khác [ngoài thỏa hiệp] có thể là chuẩn bị cho một thời gian dài, từ từ của các căng thẳng quân sự, xô xát đó đây và chỉ điểm ngoại giao mà không có sự bảo đảm về một giải pháp thành công.”
Dĩ nhiên, như các “chuyên gia” nước ngoài khác, Hayton sẽ không phải chịu trách nhiệm trực tiếp về hậu quả từ những đề xuất của mình. Tổng thống Durtete đã thấy trước được các hậu quả của việc cố thúc ép vấn đề và quyết định rằng tổn thất cho đất nước và người dân Philippines còn lớn hơn cả lợi ích đạt được theo lý thuyết. Ông ấy đồng ý rằng tương lai của Philippines là ở Châu Á, rằng lực lượng quân sự của Philippines là yếu, rằng Trung Quốc rất mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự , và rằng không có quốc gia nào – kể cả đồng minh là Mỹ – có thể thực sự tới đây để giúp Philippines chống lại Trung Quốc.
Hayton và một số lãnh đạo của phe phản đối Durtete trong nước như Cựu Ngoại trưởng Alberto del Rosario muốn Philippines nêu vấn đề này tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) để làm bẽ mặt Trung Quốc. Vậy lợi ích thực tiễn mà điều này sẽ mang lại là gì? Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có quyền phủ quyết và đã lờ đi một phán quyết của trọng tài quốc tế. Kể cả nếu UNGA có thông qua nghị quyết lên án hành vi của Trung Quốc, nghị quyết đó cũng không thể được thực hiện. Thật là ngây thơ khi nghĩ rằng làm như vậy sẽ mang lại gì đó cho Philippines ngoài việc làm cho quan hệ và đàm phán Philippines – Trung Quốc trở lên khó khăn hơn.
Hãy cùng nhìn vào một số “phương án khác” vừa không thực tế vừa phản tác dụng hơn cả việc đưa vấn đề ra UNGA mà Phó Chánh án Tòa án tối cao Philippines kiến nghị.
- Philippines nên dùng các tàu hải cảnh để “đuổi các tàu nước ngoài vi phạm quyền chủ quyền” của Philippines đối với các nguồn tài nguyên. Đây chắc chắn sẽ dẫn đến các cuộc đụng độ mà Cảnh sát biển Philippines không thể xử lý.
- Philippines nên tham gia FONOPs cùng Mỹ để khẳng định quyền của mình theo phán quyết tòa trọng tài. Hành động này sẽ mang lại các cuộc đụng độ quân sự và mâu thuẫn mà Philippines không thể thắng.
- Philippines nên “thúc đẩy Các hoạt động Tự do Hàng hải và Hàng Không (FONOPs) của Mỹ, Anh, Pháp, úc, Nhật, Ấn Độ và Canada tại Biển Đông.” Trước hết, hiện chỉ có Mỹ và Anh đã từng thực hiện FONOPs mà Mỹ định nghĩa công khai chống lại các yêu sách vi phạm pháp luật tại Biển Đông, đặc biệt là của Trung Quốc. Tàu chiến của các nước khác vẫn đi qua và diễn tập tại Biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc chưa bao giờ làm gì cản trở các con đường “tuân thủ” luật và lợi ích của họ. Nếu bảo đây là FONOPs thì sẽ là hiểu lầm. Ngoài ra việc thúc đẩy FONOPs của Mỹ cũng không có lợi cho Philippines và các nước ASEAN khác có yêu sách chủ quyền tại Biển Đông.
- Cuối cùng, chính quyền Philippines nên “ủng hộ sáng kiến khu vực tư nhân thực thi phán quyết tòa trọng tại.” Philippines chắc chắn sẽ thua trận chiến này vì Trung Quốc có nền kinh tế và ảnh hưởng kinh tế-chính trị lớn hơn rất nhiều Philippines.
Rõ ràng các kiến nghị trên đều không khả thi và dẫn đến hậu quả lớn cả về kinh tế và chính trị cho Philippines. Hiện tại, chính sách nhún nhường của Duterte ít nhất đã mang về cho Philippines quyền tiếp tục thực hiện các hoạt động đánh cá tại vùng biển của mình và khả năng “hợp tác phát triển chung” về dầu khí phù hợp với Hiến pháp Philippines. Cách làm của Duterte thực sự là phương án ít nguy hiểm nhất trước một tình hình xấu – ít nhất là vào thời điểm hiện tại.
Tổng hợp theo Eurasia Review