Monday, November 25, 2024
Trang chủĐàm luậnLực lượng Bảo vệ Bờ biển của Hải quân Mỹ - “cái...

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển của Hải quân Mỹ – “cái gai nhọn”

Nhằm kiềm chế những hành động hung hăng, vây hãm, bắt nạt nước yếu thế hơn mình của Trung Quốc trên Biển Đông, Mỹ vừa có thái độ mạnh mẽ. Đó là việcHải quân Mỹ đã xây dựng kế hoạch để Lực lượng Bảo vệ Bờ biển (USCG).Động thái này là một phần trong phản ứng tiếp theo của Nhà Trắng.

Hôm 31/10, tờ Daily Express (Anh) loan tin Hải quân Mỹ đã “thiết kế” kế hoạch để Lực lượng Bảo vệ Bờ biển (USCG) kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Động thái nàynhằm cảnh báo, ngăn chặn việc Bắc Kinh sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển và lực lượng dân quân biển để chiếm giữ các đảo, đá, tài nguyên trong các vùng tranh chấp trên biển.

Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh vào năm 1975, đây là lần đầu USCG triển khai kế hoạch này. Hiện nay đang có những cuộc thảo luận, những nỗ lực lập kế hoạch liên tục để hỗ trợ cho các hoạt động của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ở Biển Đông. Mỹ đã hợp tác với các đồng minh trong việc, đào tạo, huấn luyện hải quânnhằm tăng cường quốc phòng, an ninh trong khu vực. Kể từ đây USCG sẽ tiến hành các cuộc tập trận chung với các đối tác trong khu vực.

Nhằm đối phó với các hành vi bất chấp pháp luậtnhư gia tăng quân sự ở Biển Đông, quấy rối các nước láng giềng khai thác khí đốt, đánh bắt cá trên biển của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp, Cảnh sát biển Mỹ tuyên bố sẽ can dự và hợp tác minh bạch với các đồng minh và các quốc gia liên quan Đông Nam Á.

Một chuyển biến rõ rệt của Mỹ là, Lầu Năm góc tỏ thái độ dứt khoát là, các tàu bán quân sự và bảo vệ bờ biển (hải giám) của Trung Quốc chính là Hải quân Trung Quốc Trung Quốc trá hình. Do vậy, Mỹ sẽ áp dụng các quy tắc can dự quân sự để chống lại lực lượng bảo vệ bờ biển và lực lượng dân quân Trung Quốc.

Dư luận thế giới đã lập tức hoan nghênh động thái cứng rắn của Mỹ. Bộ Quốc phòng Anh đã tuyên bố đưa tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth vào hoạt động. Vào năm 2021 tàu này sẽ lần đầu được triển khai tác chiến trong nhiệm vụ hải quân chung giữa Mỹ-Hà Lan-Anh ở Biển Đông.

Trước động thái quân sự mạnh mẽ này của Mỹ, chưa thấy Trung Quốc phản ứng gì. Tuy nhiên gần đây báo chí Trung Quốc tiếp tục phô trương thanh thế của Hải quân nước này. Nào là Trung Quốc được đang vận hành 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN), 6 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) và 50 tàu ngầm thông thường.

Trung Quốc cũng huênh hoang rằng sẽ nâng số tàu ngầm lên 65 đến 70 tàu vào năm 2020. Hiện tại, dù chỉ có một tàu sân bay đang vận hành là tàu Liêu Ninh, nhưng sắp tới sẽ biên chế tàu sân bay tự đóng đầu tiên và chiếc thứ hai vào năm 2022.

Cùng với những hoạt động quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông như triển khai trái phép tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa đất đối không tầm xa đến các bãi đá trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc còn gia tăng các tàu tuần duyên với khoảng 130 tàu tuần tra cỡ lớn, (tăng gấp đôi so với năm 2010).

Xuất hiện lực lượng bảo vệ bờ biển của Hải quân Mỹ sẽ là cái gai chọc vào mắt Trung Quốc. Đương nhiên nó sẽ là con ngáo ộp ở Biển Đông. Bắc Kinh sẽ không dễ dàng tự tung tự tác trên vùng biển, “vùng xám” hòng thực hiện những âm mưu đen tối. Những diễn mới căng thẳng tới mức nào có lẽ tùy thuộc vào sự “biết điều” của Trung Quốc. Bởi Hải quân Mỹ vốn mạnh hơn Trung quốc, lại liên minh với các đồng minh lớn, hẳn Bắc Kinh không thể liều lĩnh lấy trứng chọi đá.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới