Bộ Ngoại giao Philippines (28/10) xác nhận thông tin Bắc Kinh và Manila đã thành lập Ủy ban chỉ đạo liên Chính phủ về khai thác dầu khí chung ở Biển Đông giữa hai nước với tỉ lệ ăn chia 60-40.
Theo thông trên, Ủy bản trên thành lập dựa trên thỏa thuận cấp cao giữa hai nước; khẳng định Ủy ban này được thành lập phù hợp với Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác phát triển dầu khí và các điều khoản tham chiếu mà hai nước đã ký kết. Bộ Ngoại giao Philippines (30/10) cũng chính thức cho biết Ủy ban này “đã đi vào hoạt động và đã có cuộc trao đổi thẳng thắn, sâu sắc, thân thiện về các thoả thuận theo MOU và nhất trí thúc đẩy liên lạc, điều phối về khai thác dầu chí, với mục tiêu đạt tiến triển theo MOU”. Không những vậy, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết hai bên nhất trí tổ chức cuộc họp lần thứ hai của ủy ban này vào đầu năm 2020. Họ vẫn chưa quyết định ngày và địa điểm diễn ra cuộc gặp lần thứ hai này.
Việc thành lập ủy ban chỉ đạo liên chính phủ về khai thác dầu khí chung của hai nước ở biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh diễn ra sau hai tháng Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho hay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết với ông một thỏa thuận ăn chia 60-40trong đó Philippines nhận phần nhiều hơn trong bất cứ dự án khai thác dầu khí chung nào ở Biển Đông.
Theo giới chuyên gia, việc Chính quyền Duterte bất chấp sự phản đối của phe đối lập và người dân trong nước để thúc đẩy hợp tác chung với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ gặp nhiều khó khăn, vì: Thứ nhất, việc đề xuất khai thác chung trong vùng EEZ của Philippines là không thể hợp hiến nước này. Philippines có thể kêu gọi doanh nghiệp Trung Quốc hợp tác khai thác ở EEZ nước này theo các mô hình hợp pháp với điều kiện tiên quyết Trung Quốc phải thừa nhận vùng biển đó thuộc chủ quyền Philippines. Về chuyện này, chính ông Sta. Romana cũng không thể trả lời. Thứ hai, Trung Quốc ngay trước chuyến thăm của ông Duterte đến Bắc Kinh đã nhiều lần nhấn mạnh Trung Quốc sẽ không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài 2016. Điều đó cho thấy kỳ vọng Trung Quốc tuân theo UNCLOS trong “làm ăn” với Philippines là bất khả thi. Cuối cùng, việc tiến hành một thỏa thuận tuân theo luật pháp Trung Quốc sẽ để lại một viễn cảnh xấu: Trung Quốc tiếp tục duy trì cái gọi là “quyền lịch sử”, “đường chín đoạn”. Luật pháp Trung Quốc đã đưa các khái niệm vừa mơ hồ vừa bất hợp pháp này trở thành những cơ sở lý luận để theo đuổi mục tiêu biến biển Đông thành “ao nhà”. Vì vậy, chưa cần tham chiếu luật pháp Philippines, một thỏa thuận tuân theo lập trường pháp lý của Trung Quốc lâu nay chắc chắn trái lại UNCLOS.
Đáng chú ý, thông tin Trung Quốc và Philippines thành lập Ủy ban chỉ đạo liên Chính phủ về khai thác dầu khí chung ở Biển Đông giữa hai nước với tỉ lệ ăn chia 60-40 được công bố ngay thời điểm Manila và Bắc Kinh tổ chức Cơ chế tham vấn song phương lần thứ 5 tại Bắc Kinh. Tại cuộc họp, hai bên đã đánh giá tích cực xu thế phát triển quan hệ Trung Quốc – Philippines; nhấn mạnh nhận thức chung đạt được giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Duterte là rất quan trọng và cần được làm sâu sắc; khẳng định BCM sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác thực chất trên biển, phát huy tác dụng quan trọng trong việc tăng cường đối thoại và lòng tin chính trị giữa hai nước, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển lành mạnh và ổn định ở Biển Đông; nhất trí cho rằng diễn biến tình hình Biển Đông đang không ngừng hướng tới phát triển tốt; tái khẳng định sẽ thực hiện các biện pháp tích cực, mang tính xây dựng giải quyết thỏa đáng tranh chấp, bất đồng ở Biển Đông, tìm kiếm triển khai hợp tác thực chất trên biển để tăng cường sự tin tưởng và tự tin lẫn nhau. Hai bên cũng đã tiến hành các cuộc thảo luận thẳng thắn hơn về chính hợp tác giữa hai nước, đồng thời khẳng định sẽ tăng cường các dự án hợp tác như tìm kiếm cứu nạn hàng hải, an toàn hàng hải, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường và nghề cá ở Biển Đông.