Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc nhìn mới'Trump là 'món quà chiến lược' và 'tài sản lớn nhất' của...

‘Trump là ‘món quà chiến lược’ và ‘tài sản lớn nhất’ của Bắc Kinh?

Ông Trump quảng cáo mình là tổng thống Mỹ đầu tiên có thái độ cứng rắn với Trung Quốc, trong khi nhiều học giả và phân tích gia lại cho rằng tính cách và chính sách của ông rất có lợi cho Bắc Kinh.

Adam Ni, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Macquarie ở Sydney, Australia, nhận định trong bài ”Trump is a strategic gift for Beijing”:

”Trump là một món quà chiến lược cho Bắc Kinh. Ông đang làm suy yếu vị thế quốc tế và sự đoàn kết của Hoa Kỳ vào thời điểm quan trọng, khi nước này rất cần tập trung vào các thách thức chính, trong đó có thách thức Trung Quốc.”

Tác giả Adam Ni lập luận rằng ”trong khi Trump thách thức an ninh kinh tế và lợi ích khu vực của Trung Quốc, ông đã thất bại trong việc đưa ra một chiến lược hiệu quả để cạnh tranh lâu dài với nước này.”

‘Món quà chiến lược’

Bản quyền hình ảnh ED JONES/Getty Images Image caption Ông Trump phát biểu trước binh lính Hàn Quốc tại căn cứ quân sự ở nam Seoul 30/6/2019.

Theo Adam Ni ông Trump tạo lợi thế chiến lược cho Bắc Kinh trong bốn lãnh vực: An ninh khu vực, thương mại, cạnh tranh chiến lược và hệ thống chính trị.

Bản quyền hình ảnh Adam Ni Image caption Adam Ni: ‘cách tiếp cận hẹp hòi và hẹp lòng ”Nước Mỹ trên hết” của chính quyền Trump đối với các vấn đề quốc tế đang làm xói mòn vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ, mở ra không gian cho Bắc Kinh’.

”Về an ninh khu vực, cách tiếp cận hẹp hòi và hẹp lòng ”Nước Mỹ trên hết” của chính quyền Trump đối với các vấn đề quốc tế đang làm xói mòn vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ, mở ra không gian cho Bắc Kinh.” Adam Ni bình luận.

”Các quyết định như triển khai tên lửa mới tới châu Á và giúp Đài Loan hỗ trợ nhiều hơn khiến Bắc Kinh lo lắng. Nhưng Trump cũng đang làm suy yếu hệ thống liên minh và uy tín của Mỹ trong khu vực, bằng cách gây sức ép buộc Nhật Bản và Hàn Quốc phải trả nhiều tiền hơn cho quân đội Mỹ đóng tại các quốc gia này và nhắm vào các đồng minh này trong các biện pháp bảo hộ thương mại. Những điều này gây hậu quả sâu sắc trong khả năng cạnh tranh với Trung Quốc của Mỹ trong những năm tới.”

Về thương mại, Adam Ni vạch ra ràng nhiều thành phần quan trọng trong nước Mỹ (như nông dân) đang phải vật lộn với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Áp lực chính trị từ quá trình luận tội làm tăng thêm áp lực cho Trump phải tìm lấy một thỏa thuận với Bắc Kinh và tuyên bố “chiến thắng”.

Bản quyền hình ảnh Education Images/Getty Images Image caption Nông dân Mỹ là người chịu tổn thương từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Về cạnh tranh chiến lược dài hạn, tác giả Adam Ni viết:

”Các chính sách của Mỹ, bao gồm với Iran, Nga và Triều Tiên, đang tạo ra tiềm năng cho sự chuyển hướng chiến lược. Cuộc phiêu lưu của Hoa Kỳ ở Trung Đông sau biến cố 911 là một bước ngoặt chiến lược tạo nhiều bất lợi. Hoa Kỳ không thể có thêm hớ hênh khác khi đối mặt với sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Chắc chắn một điều là Trump đã không cho thấy ông có khả năng lãnh đạo và trí tưởng tượng cần có để giải quyết thách thức Trung Quốc, và một kế hoạch hiệu quả cho cạnh tranh chiến lược vẫn chưa thành hiện thực.”

Mặt khác, phân hóa chính trị trầm trọng tại Mỹ dưới thời ông Trump được Adam Ni đánh giá là đã cho Bắc Kinh một cơ hội bằng vàng:

”Ở một mức độ sâu sắc hơn, vượt ra khỏi lợi ích trước mắt, quy trình luận tội và rối loạn của hệ thống chính trị Hoa Kỳ được các nhà lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc xem là thất bại của nền dân chủ kiểu phương Tây. Các giá trị tự do, kiểm tra và cân bằng, và phương tiện truyền thông tự do được coi là nguồn bất ổn hơn là sức mạnh. Từ quan điểm của Bắc Kinh, các cuộc biểu tình chống chính phủ hàng loạt đang diễn ra ở Hong Kong là một sự khẳng định sống động về điều này.”

‘Tài sản tốt nhất’

Bản quyền hình ảnh Pool/Getty Images Image caption ‘Trump là món quà chiến lược cho Bắc Kinh’?

Trang Foreign Policy, trong khi đó, trích lời Yan Xuetong, một trong những nhà tư tưởng chiến lược quan trọng nhất của Trung Quốc trong bài xã luận ”Trump is Beijing’s best asset”:

”Ông Trump, qua việc phân cực chính trị nội địa Hoa Kỳ, làm tổn hại uy tín quốc tế và tư thế lãnh đạo toàn cầu từ trước đến giờ của Washington, và phá hoại các thỏa thuận liên minh lâu dài, tạo cho cho Bắc Kinh một cơ hội chiến lược lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.”

Dĩ nhiên không phải ai cũng đồng ý với nhận xét của nhà tư tưởng Yan Xuetong.

Giới ủng hộ Trump sẽ nói rằng ông Trump đã khơi mào một cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, cấm Huawei được vào mạng 5G của Hoa Kỳ và gần đây đã hạn chế visa cho các thành viên Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến việc tống giam hàng triệu người Hồi giáo ở Tân Cương.

Bản quyền hình ảnh David Becker/Getty Images Image caption Ông Trump đã khơi mào một cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, cấm Huawei được vào mạng 5G của Hoa Kỳ

Ho sẽ lập luận rằng đây rõ ràng là những thái độ hết sức cứng rắn với Bắc Kinh. Vậy tại sao những chuyên gia này lại cho rằng sự hiện diện của Donald Trump tại Nhà Trắng là điều có lợi Trung Quốc?

Paul Haenle và Sam Bresnick, đồng tác giả của bài xã luận trên Foreign Policy, giải thích:

”Đối với Bắc Kinh, nhược điểm của Trump quan trọng hơn những hành động phô trương của ông. Trong nhiều cuộc thảo luận riêng với các quan chức chính phủ và học giả Trung Quốc, chúng tôi thấy rằng ngày càng nhiều người trong số họ đang mong cho Trump tái đắc cử năm tới.”

”Vào thời điểm ảnh hưởng chính trị và khả năng quân sự của Trung Quốc đang tăng lên, những người này cho rằng bất kể những tuyên bố hung hăng, Trump đã dành cho Bắc Kinh một không gian để mở rộng ảnh hưởng trên khắp châu Á. Quan trọng hơn nữa là Trump đã làm suy yếu một cách toàn diện thế lãnh đạo toàn cầu của Washington. Nhiều người trong giới trí thức Trung Quốc kết luận rằng các chính sách của Trump là chiến lược rất tốt cho Trung Quốc về lâu về dài.’

Viết rằng ”những nhà tư tưởng Trung Quốc coi Trump là một con chó sủa to nhưng ít cắn,” hai tác giả Paul Haenle và Sam Bresnick nhắc lại việc ngay sau cuộc bầu cử năm 2016 ông Trump đã thử thách sự kiên nhẫn của Bắc Kinh khi có cuộc điện đàm với Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-Wen, việc mà Bắc Kinh cho là vi phạm chính sách của ‘Một Trung Quốc’:

“‘Lúc ấy Trump công khai đặt câu hỏi liệu ông có nên tuân thủ chính sách này không. Thế nhưng ngay sau đó ông cũng nói sẽ phải hội ý với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi có cuộc gọi điện khác với Tsai. Hiện giờ, mặc dù chính quyền Mỹ đã bật đèn xanh việc bán một số vũ khí cho Đài Loan, nhưng việc Trump có hỗ trợ Đài Loan khi Bắc Kinh tấn công hay không là điều vẫn còn đáng nghi ngờ, đặc biệt là với thái độ hám lợi của ông đối với sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ.”

Paul Haenle và Sam Bresnick khẳng định rằng Trump gây nhiều tổn hại cho các thể chế và cơ chế quản trị toàn cầu đã giúp Hoa Kỳ trở thành siêu cường ưu việt của thế giới:

”Bắc Kinh đã được lợi đáng kể từ nhiệm kỳ của Trump. Chính quyền Trump đã bỏ việc sử dụng các tòa án của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong việc kiện tụng các khiếu nại thương mại và đã chặn các cuộc bổ nhiệm vào Cơ quan phúc thẩm của tổ chức.”

”Những hành động này không chỉ cản trở hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại quan trọng nhất của thế giới mà còn thúc đẩy các quốc gia khác xem thường luật pháp quốc tế.”

”Trong khi Trump đang hủy bỏ các hiệp định thương mại hợp tác vốn là trung tâm của chính sách kinh tế quốc tế của Hoa Kỳ thì Bắc Kinh đang trong giai đoạn đàm phán cuối cho Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực, một thỏa thuận sẽ ràng buộc Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mới Zealand, và 10 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á thành một khối thương mại lớn nhất thế giới.” Paul Haenle và Sam Bresnick viết.

Họ kết luận:

”Nếu thỏa thuận này được ký kết, Hoa Kỳ sẽ bị loại khỏi hai thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất toàn cầu, một là Thỏa thuận Toàn diện và Tiến bộ về Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, được đàm phán giữa 11 quốc gia tham gia đàm phán thỏa thuận Đối tác xuyên Thái Bình Dương ban đầu.”

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ý kiến của một số học giả và phân tích gia rằng tính cách và chính sách của Trump có lợi cho Bắc Kinh và TQ muốn ông tái đắc cử

Nếu học giả Bắc Kinh mong cho Donald Trump được tái đắc cử, vì cho rằng sự có mặt của ông trong Nhà Trắng có lợi cho Trung Quốc, thì giới ủng hộ Trump cũng mong ông được trị vị thêm bốn năm nữa, nhưng với một lý do hoàn toàn trái ngược.

Những người ủng hộ Trump tin rằng chỉ ông mới ”trị được” Trung Quốc, và ông là vị tổng thống thay đổi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với nước này.

Sự thật không phải như vậy.

Thái độ của Hoa Ký về Trung Quốc đã có một sự thay đổi tiêu cực rất rõ rệt tại Mỹ từ cuối năm 2015, và điều quan trọng không phải ai cũng nhận ra là sự thay đổi này có từ trước khi ông Trump đến Nhà Trắng.

Daniel Kliman, cựu cố vấn cấp cao của bộ quốc phòng Mỹ, được tác giả David Grossman, trong bài ”Mỹ muốn gì từ Trung Quốc? Và thế cờ chót của Mỹ là gì?”nói:

“Tôi nghĩ rằng nếu bà Hillary Clinton, hoặc một thành viên đảng Dân chủ khác, hoặc đảng Cộng hòa khác lên làm tổng thống vào năm 2016, bạn sẽ thấy bước ngoặt sắc nét này.’

Không phải học giả Trung Quốc nào cũng mong Donald Trump tái đắc cử.

”Phải nói cho rõ, không phải mọi học giả hay quan chức Trung Quốc mà chúng tôi đã tiếp xúc đều muốn thấy Trump tại chức thêm bốn năm nữa. Một số người, chẳng hạn như giáo sư Đại học Quan hệ Quốc tế Da Wei, lập luận rằng Trump làm hại cho cả lợi ích của Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ và có thể dẫn đến một trật tự quốc tế bị xâm phạm sâu sắc cũng như làm sự trỗi dậy của Bắc Kinh phức tạp thêm.” Paul Haenle và Sam Bresnick viết.

RELATED ARTICLES

Tin mới