Tuesday, December 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaUruguay và Argentina bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường...

Uruguay và Argentina bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông

Trong chuyến thăm và làm việc tại Uruguay và Argentina của đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Huy Tăng (15-21/12), Lãnh đạo chính phủ và các chính đảng của Uruguay và Argentina cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp đối thoại hòa bình, tôn trọng chủ quyền và luật pháp quốc tế.

Trong thời gian làm việc tại Uruguay, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam đã có các buổi hội kiến và làm việc với Phó Tổng thống Lucia Topolansky, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Uruguay Juan Castillo, Chủ tịch Đảng Mặt trận Rộng rãi Javier Miranda, Tổng Thư ký Đảng Quốc gia Pablo Iturranlde, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ariel Bergamino. Trong khi đó, tại Argentina, đoàn đã có các cuộc tiếp xúc với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Víctor Gorodeki Kot, Chủ tịch Đảng Công lý José Luis Gioja, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Pablo Tetamantti và lãnh đạo Đảng Đề xuất Cộng hòa.

Tại các buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Huy Tăng đã thông báo với lãnh đạo chính phủ và các chính đảng của Uruguay và Argentina một số nét chính về tình hình Việt Nam và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí khẳng định sau 30 thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và tình trạng kém phát triển để trở thành nước có thu nhập trung bình, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phó Trưởng Ban Đối ngoại Nguyễn Huy Tăng cho biết hiện nay Việt Nam vẫn đang tiếp tục triển khai và cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội lần thứ XII của Đảng, phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đồng thời bắt đầu tập trung cho quá trình chuẩn bị cho Đại hội XIII sẽ diễn ra trong quý I/2021 thông qua việc xây dựng các dự thảo báo cáo, văn kiện. Đồng chí cũng nhấn mạnh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn cọi trọng và xác định quan hệ đối ngoại trên kênh đảng sẽ tạo nền tảng chính trị vững chắc cho quan hệ về mặt nhà nước, định hướng cho quan hệ song phương giữa Việt Nam và các nước ngày càng phát triển ổn định và bền vững. Đồng chí Nguyễn Huy Tăng khẳng định Việt Nam tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa, cũng như chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Đồng chí cũng đánh giá cao mối quan hệ hợp tác và hữu nghị song phương giữa Việt Nam với Uruguay và Argentina trong những năm qua, đồng thời mong muốn trong thời gian tới hai bên tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, duy trì các cơ chế và thỏa thuận để tăng cường hơn nữa hợp tác nhiều mặt như cơ chế tham khảo chính trị giữa hai Bộ ngoại giao, cơ chế hoạt động của Ủy ban Liên chính phủ, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác như văn hóa, giáo dục, thể thao và phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn và tổ chức quốc tế.

Liên quan vấn đề Biển Đông,Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Huy Tăng đã đề cập tới những diễn biến gần đây ở Biển Đông đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, khẳng định Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng luật pháp nhằm bảo vệ vùng biển của Việt Nam, đồng thời kiên trì chủ trương giải quyết các vấn đề liên quan bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Về phần mình, lãnh đạo chính phủ và các chính đảng của Uruguay và Argentina ca ngợi những bước phát triển vượt bậc, những thành tựu kinh tế xã hội mà Việt Nam đã đạt được, đồng thời đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong những năm gần đây. Phía bạn cũng cho rằng Việt Nam luôn là một đối tác quan trọng của cả Uruguay và Argentina ở khu vực châu Á và là cầu nối để khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) tiến vào thị trường ASEAN, đồng thời mong muốn tiếp tục thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với Việt Nam. Lãnh đạo chính phủ và các chính đảng của Uruguay và Argentina cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp đối thoại hòa bình, tôn trọng chủ quyền và luật pháp quốc tế.

Được biết, Từ đầu năm 2019 đến nay, Trung Quốc tạm thời dừng lại các hoạt động cải tạo đảo, đá phi pháp và quân sự hóa ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, song lại đẩy mạnh các hoạt động khiêu khích, thăm dò trái phép tại khu vực này. Hành động phi pháp của Trung Quốc không chỉ đi ngược lại các tuyên bố, cam kết của mình mà còn bị cộng đồng quốc tế lên án, chỉ trích. Trong đó, nổi bật là vụ việc Trung Quốc ngang nhiên đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng với nhiều tàu cảnh sát biển, tàu hải giám, tàu dân quân biển, trong đó có tàu cảnh sát biển loại lớn nhất và có vũ trang của Trung Quốc mang số hiệu 3901 với tải trọng 12.000 tấn, đã xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn. Đáng chú ý, theo hệ thống AIS vệ tinh, tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhóm tàu hộ tống của Trung Quốc (9/10) tiếp tục đi sâu thêm một cách bất thường vào biển Việt Nam, so với đường khảo sát thứ 6 đã cách 21 hải lý. Nếu tính theo hướng mũi tàu thì hiện giờ tàu này đang cách mũi Đá Vách (cạnh vịnh Cam Ranh) 86,6 hải lý. Đây là điểm sâu nhất trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà tàu Hải Dương Địa Chất 8 đạt tới từ tháng 9 đến nay và có lẽ sâu nhất kể từ đợt đầu tiên. Với sơ đồ đường đi vừa vào sâu vừa trải dài, có thể nói hoạt động khảo sát của tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã bao phủ một diện rộng suốt dọc khu vực biển không thể tranh chấp của Việt Nam, bề dài xấp xỉ 363 hải lý và bề rộng xấp xỉ 73 hải lý. Ngoài thu thập các dữ liệu về dầu khí, khả năng cao nhóm tàu Trung Quốc còn khảo sát bề mặt, địa hình lồi lõm dưới đây biển, biết các luồng lạch mà tàu ngầm có thể di chuyển thuận lợi nhất.

Không chỉ vậy, Trung Quốc còn tìm mọi cách bao biện cho hành vi phi pháp của mình ở Biển Đông, đồng thời vu cáo, đổ lỗi cho nước khác là nguyên nhân chính khiến tình hình trở nên căng thẳng. Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc liên tục đưa ra các tuyên bố bao biện cho những hành vi phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông; đồng thời tìm cách chỉ trích “các nước liên quan can thiêp công việc nội bộ của Trung Quốc”.

Đáng chú ý, ngày 3/1, trong khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tàu cá Việt Nam đang đánh bắt cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) đã nhiều lần bị tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm va, thậm chí bị phía Trung Quốc cướp bóc hải sản đánh bắt được, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã ngang nhiên đưa ra tuyên bố vô trách nhiệm, ngang ngược nhằm bao biện cho các tuyên bố chủ quyền (phi pháp) của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ông Lục Khảng tuyên bố một cách vô trách nhiệm khi cho rằng “tàu công vụ của Trung Quốc đang tiến hành tuần tra thường kỳ hợp pháp trong vùng biện thuộc quyền quản hạt của Trung Quốc, việc áp dụng một số biện pháp đối với tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển của Trung Quốc là hành động bình thường và cũng là phương thức hạn chế thấp nhất”. Đáng chú ý, ông Lục Khảng còn ngang ngược cho rằng đây là vụ việc “cá biệt” và thường phát sinh trên thế giới, đồng thời ông Khảng cũng không quên tuyên truyền về việc Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam đang giữ kênh liên lạc liên quan việc chấp pháp nghề cá và đã hợp tác tốt trong một số lĩnh vực trên biển. Trong một diễn biến khác, liên quan việc Trung Quốc triển khai trái phép vũ khí ra đảo Phú Lâm của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường (27/6) giải thích sai trái rằng “đó là lãnh thổ của Trung Quốc và không có tranh chấp” dù trên thực tế là quốc tế không hề công nhận điều Trung Quốc nói (Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm). Với nhận thức sai lầm, ông Nhậm còn lên giọng thách thức: “Đó là quyền hợp pháp của các quốc gia có chủ quyền khi triển khai các căn cứ và tiến hành huấn luyện trên lãnh thổ của mình. Các hành động bên phía Trung Quốc là hợp pháp, hợp lý và công bằng và các bên liên quan không nên ngạc nhiên”.

Trước những hành vi trên của Trung Quốc, cộng đồng quốc tế đã ngay lập tức có phản ứng trước hành vi gây căng thẳng trên Biển Đông của Trung Quốc khi đưa nhóm tàu Hải Dương 8 xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi và bác bỏ của Việt Nam. Mỹ với vai trò là quốc gia nằm bên bờ Thái Bình Dương và đã tuyên bố “có lợi ích sống còn” trên đại dương rộng lớn nhất thế giới này, Mỹ đã có những phản ứng mạnh trước hành vi gây căng thẳng, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ cùng nhiều quan chức đã chỉ trích các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm vào các hoạt động phát triển dầu mỏ và khí đốt của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền khác trong khu vực đã đe dọa an ninh năng lượng khu vực và làm tổn hại tới thị trường năng lượng của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt “hành vi bắt nạt và không thực hiện những hành động khiêu khích cũng như gây bất ổn”. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nhấn mạnh: “Hành động bắt nạt của Trung Quốc” đối với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á là phản tác dụng và đe dọa đến hòa bình cũng như ổn định ở khu vực.

Giới chức Anh, EU, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia… cũng đưa ra các tuyên bố thể hiện sự quan ngại, lên án những hành vi phi pháp của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế, chấm dứt các hành vi khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ nước khác và ngăn chặn hoạt động thăm dò dầu khí hợp pháp ở Biển Đông.

Ngoài ra, dư luận khu vực và thế giới cho rằng, là cường quốc trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một Ủy viên Thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và một thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Trung Quốc phải có trách nhiệm và nghĩa vụ góp phần gìn giữ môi trường hòa bình ổn định, thúc đẩy hợp tác, hữu nghị trên toàn thế giới cũng như trong khu vực Biển Đông. Trung Quốc vì thế phải rút ngay nhóm tàu Hải Dương 8 khỏi vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông để làm giảm căng thẳng hiện nay.

RELATED ARTICLES

Tin mới