Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNăm 2019: Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Trung Quốc...

Năm 2019: Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Trung Quốc rơi vào khó khăn, thách thức chưa từng có

Năm 2019 cũng là năm Trung Quốc kỷ niệm 70 năm thành lập, tuy nhiên, năm nay cũng là một năm khó khăn, thách thức chưa từng có đối với Trung Quốc, nhất là trong một số lĩnh vực như Đài Loan, Hồng Công, Tây Tạng, chiến tranh thương mại với Mỹ, tình hình kinh tế, ổn định xã hội…

Thành tựu trong 70 năm qua

Trong 70 năm qua, thu nhập bình quân đầu người khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949 là gần 700 USD (theo thời giá hiện nay), chưa bằng 5% so với Mỹ. Khoảng 95% dân số sống dưới mức nghèo theo chuẩn của Ngân hàng Thế giới. Trung Quốc đã đạt được một số cải thiện trong giai đoạn đầu lập quốc. Từ năm 1951 đến 1977, mức tiêu thụ bình quân đầu người tăng khoảng 50%, mặc dù sai lầm trong Đại nhảy vọt (kế hoạch xã hội và kinh tế năm 1958 – 1962 với mục tiêu chuyển tiếp nhanh chóng từ nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang xã hội công nghiệp Cộng sản hiện đại) đã gây ra sự sụp đổ kinh tế, khiến Trung Quốc mất 1/3 GDP. Năm 1978, khi kỷ nguyên Cải cách và Mở cửa bắt đầu, Trung Quốc vẫn trong cảnh khó khăn. Gần 90% dân số sống trong nghèo đói, Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% thị phần kinh tế thế giới và nền kinh tế của họ chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nông thôn và đóng cửa với giao thương bên ngoài.

Lãnh đạo Đặng Tiểu Bình khi đó đã cho thực hiện các cải cách như mở cửa cho đầu tư và thương mại nước ngoài, đưa ra ý tưởng mới về quản lý kinh tế, tự do hóa giá cả, cho phép khu vực tư nhân phát triển, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và con người. Nhờ vậy Trung Quốc trải qua “phép màu” kinh tế kéo dài 4 thập kỷ.

Tăng trưởng hàng năm ở mức trung bình 9,5%, GDP tăng từ 367,9 tỷ NDT năm 1978 lên 90 nghìn tỷ NDT (13,18 nghìn tỷ USD) vào năm ngoái. GDP bình quân đầu người tăng từ 200 USD năm 1979 lên khoảng 10.000 USD năm ngoái. Cuối năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đến năm 2017 đứng thứ 75 trên thế giới về GDP bình quân đầu người. Tuổi thọ người dân tăng từ 66 năm 1979 lên 76 vào năm 2016.

Trong một số lĩnh vực kinh tế như xuất khẩu, dự trữ ngoại hối, điện thoại di động, sử dụng internet và doanh số bán xe hơi, Trung Quốc hiện đứng đầu thế giới. Trong thập kỷ qua, họ đã trở thành “động lực” chính của tăng trưởng toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với việc họ có thêm nguồn lực để tăng cường hiện diện và ảnh hưởng ở nước ngoài, cho phép họ tài trợ các chương trình và dự án cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới, từ châu Á, châu Phi đến Mỹ Latinh.

Khó khăn và thách thức bao trùm

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không được coi là một nước phát triển và cũng không thể được mô tả là quốc gia giàu có. Họ là một “gã khổng lồ” đang phát triển. Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc năm ngoái là 10.000 USD, thấp hơn mức trung bình toàn thế giới là 11.570 USD, kém xa mức 62.641 USD của Mỹ và mức trung bình 48.610 USD của các nền kinh tế phát triển, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Trong các lĩnh vực khác, bao gồm khoa học và công nghệ, thành tựu của Trung Quốc ít ấn tượng hơn. Mặc dù có sự phát triển nhanh chóng về viễn thông, năng lượng mới và trí tuệ nhân tạo trong thập kỷ qua, họ vẫn chưa đuổi kịp phương Tây về khoa học truyền thống, nghiên cứu học thuật và giáo dục. Kể từ khi giải Nobel lần đầu tiên được trao năm 1901, người châu Âu đã giành 480 giải, người Mỹ 375, còn người Trung Quốc đạt ba giải. Miao Yu, cựu bộ trưởng khoa học và công nghệ Trung Quốc, đánh giá nghiên cứu khoa học của Trung Quốc xếp hạng thứ tư. Ông xếp Mỹ ở thứ nhất; Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp thứ hai và các quốc gia khác như Canada, Italy, Australia và Israel thứ ba. Môi trường cũng là vấn đề Trung Quốc cần cải thiện. Kể từ năm 2012, Cơ quan Năng lượng Quốc tế xếp Trung Quốc là quốc gia phát thải CO2 lớn nhất thế giới. “Tất cả những điểm yếu này phải được giải quyết nếu Trung Quốc muốn đạt được vị thế nước phát triển và nhận được sự tôn trọng của cộng đồng thế giới”, Huang viết.

Mặc dù đã đạt được thành tựu kinh tế, đà tăng trưởng của Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại. Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của Trung Quốc là 14,23%, giảm xuống 9,5% năm 2011, 7,3% năm 2014 và 6,6% vào năm ngoái. Xu hướng đó tiếp tục tăng tốc theo từng quý kể từ năm ngoái. Mức tăng trưởng 6,2% của giai đoạn tháng 4 đến tháng 6 là số liệu quý thấp nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi nhận tháng 3/1992. Trung Quốc cũng đối mặt với các thách thức lớn như biểu tình Hong Kong và vấn đề Đài Loan, chiến tranh thương mại với Mỹ…

Những khó khăn, thách thức mà kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt không chỉ liên quan đến vấn đề đầu tư nước ngoài mà câu chuyện xảy ra ở nhiều địa phương Trung Quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo. Chính phủ Trung Quốc mới đây ban hành văn bản mang tên “Một số ý kiến liên quan tới việc tiếp tục làm tốt công tác tận dụng đầu tư nước ngoài”. Văn bản yêu cầu các địa phương, ban ngành phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa quan trọng của việc cần phải tiếp tục làm tốt công tác tận dụng đầu tư nước ngoài trong tình hình hiện nay, chủ động hành động, coi trọng hiệu quả, thiết thực cầu thị thực thi các biện pháp chính sách.  Văn bản đề ra 20 ý kiến trên 4 phương diện: Thúc đẩy mở cửa đối ngoại, tăng cường xúc tiến đầu tư, thúc đẩy cải cách thuận lợi hóa đầu tư và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo tờ Economic Journal, văn bản nêu trên do Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ký, đã chuyển xuống địa phương. Văn bản được gọi là “20 ý kiến mới về đầu tư nước ngoài” là do có nhiều nội dung mới, yêu cầu mới và sắp xếp mới. Văn bản yêu cầu tiếp tục cắt giảm các tiêu chuẩn (gia nhập thị trường) ảnh hưởng tiêu cực đối với đầu tư nước ngoài trên toàn quốc cũng như tại các khu vực thương mại tự do thí điểm; giảm giá thành sử dụng vốn xuyên biên giới; nâng cao mức độ thuận tiện dành cho người nước ngoài tới Trung Quốc đầu tư; ưu việt hóa trình tự xem xét cấp đất cho các dự án đầu tư nước ngoài… Đằng sau mỗi một ý kiến đều có thể dẫn tới sự ra đời của các chính sách cụ thể.

Báo trên cho rằng việc Trung Quốc chú trọng ổn định đầu tư nước ngoài có liên quan tới ổn định ngoại thương. Đây là vấn đề đã được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị Thường trực Chính phủ Trung Quốc vào ngày 23/10/2019. Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Lý Khắc Cường, hội nghị đã nêu ra những yêu cầu cụ thể để bảo vệ tỷ giá đồng Nhân dân tệ cơ bản ổn định trong phạm vi cân bằng hợp lý cũng như bảo vệ dự trữ ngoại tệ ở mức hợp lý nhằm tiếp tục tăng cường ổn định ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Hội nghị cũng xác định các biện pháp ưu việt hóa quản lý ngoại hối, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư xuyên biên giới…

Vào nửa cuối năm 2018, Bắc Kinh đã đưa ra 6 mặt công tác cần định hướng trên phương diện kinh tế, bao gồm: Ổn định việc làm, ổn định tài chính, ổn định ngoại thương, ổn định đầu tư nước ngoài, ổn định đầu tư và ổn định kỳ vọng. Trong đó có 2 mặt công tác liên quan tới đối ngoại là ổn định đầu tư nước ngoài và ổn định ngoại thương, và có quan hệ mật thiết với mặt công tác cần ổn định được đặt ở vị trí đầu tiên là việc làm. Bởi ổn định ngoại thương đồng nghĩa với ổn định việc làm của 180 triệu lao động trong các lĩnh vực liên quan tới ngoại thương. Hơn nữa, ngoại thương đóng góp tới 18% tổng nguồn thu từ thuế của Trung Quốc. Trong khi đó, ổn định đầu tư nước ngoài không chỉ giúp ổn định tăng trưởng và việc làm hiện nay, mà còn giúp ổn định động lực tăng trưởng kinh tế cả trong tương lai. Những gì nêu trên cho thấy Trung Quốc đã và đang nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp để ổn định kinh tế xã hội. Thực tế xảy ra tại các địa phương như thành phố Trường Xuân và nhiều nơi khác có thể đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Từ năm 2016 tới nay, tăng trưởng kinh tế của thủ phủ tỉnh Cát Lâm bình quân trên 6%. Năm 2018, GDP của Trường Xuân đạt 717,57 tỷ NDT, tăng 7,2% so với năm 2017. Tuy nhiên, theo số liệu của Cục Thống kê Cát Lâm ngày 7/11, GDP ba quý đầu năm 2019 của Trường Xuân đạt 465,72 tỷ NDT, tăng trưởng 0%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà thành phố đặt ra trong báo cáo công tác đầu năm 2019 là “duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 7% trở lên”. Tăng trưởng kinh tế suy giảm đã ảnh hưởng tới thu nhập tài chính. Trong 9 tháng đầu năm thu nhập tài chính của Trường Xuân đã giảm 9,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, Trường Xuân vẫn còn may mắn hơn nhiều địa phương khác. Thống kê chưa đầy đủ tới nay cho thấy trong 9 tháng đầu năm ở Trung Quốc đã có 24 địa phương rơi vào tình trạng thâm hụt tài chính, trong đó, Hà Nam đứng đầu với mức thâm hụt lên tới gần 519 tỷ NDT. Kế đó là Hồ Nam 504,4 tỷ NDT; Tứ Xuyên 496,2 tỷ NDT… Ngay cả các “đầu kéo” tăng trưởng kinh tế Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, Chiết Giang cũng bị thâm hụt tài chính.

Theo nhà quan sát kinh tế tài chính Trung Quốc Vương Kiếm, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng khó khăn tài chính của các địa phương Trung Quốc là tăng trưởng kinh tế trượt dốc. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang, doanh nghiệp đóng cửa, phá sản hàng hoạt, chuỗi ngành nghề dịch chuyển khỏi Trung Quốc đã khiến thu nhập từ thuế giảm mạnh. Sáu tháng đầu năm 2018, Trung Quốc có hơn 5 triệu doanh nghiệp đóng cửa, nhưng sau đó, giới chức nước này không tiếp tục thống kê nữa. Một nguyên nhân khác là chính quyền địa phương vay mượn quy mô lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, khiến nợ ngày càng phình to. Đại học Oxford từng đưa ra báo cáo nghiên cứu chỉ rõ hơn 50% đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc không có giá trị kinh tế; 3/4 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tồn tại hiện tượng chi quá đà, khiến vấn đề nợ nần càng trầm trọng hơn. Trong tình hình đó, nếu Trung Quốc không ổn định đầu tư nước ngoài và ổn định ngoại thương, khó khăn tài chính chắc chắn sẽ càng khó lường.

Về vấn đề Đài Loan, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa hồi tháng 10 cho biết Bắc Kinh coi việc giải quyết vấn đề Đài Loan là “lợi ích quốc gia lớn nhất”, nhằm “thừa nhận sự thống nhất hoàn toàn của Trung Quốc”, trong bối cảnh quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan ở mức căng thẳng nhất trong nhiều năm. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Tuy nhiên, Bắc Kinh gần đây vẫn ưu tiên thúc đẩy quan hệ kinh tế với hòn đảo, trong nỗ lực nhằm lôi kéo Đài Loan xích lại gần hơn với đại lục và rời xa Mỹ.

Theo số liệu khảo sát năm 2016, ít nhất 64% người dân trên đảo Đài Loan cho rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng đòn bẩy kinh tế để ràng buộc Đài Bắc về mặt chính trị. Niềm tin này của người Đài Loan nhiều khả năng sẽ khiến chiến lược “quyến rũ” hòn đảo bằng lợi ích kinh tế của Trung Quốc đại lục khó phát huy hiệu quả. Việc Thái Anh Văn, người không công nhận chính sách “Một Trung Quốc””, lên nắm quyền hồi năm 2016 khiến quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc trở nên nguội lạnh. Đảng Dân tiến (DPP) của bà Thái gia tăng sức ảnh hưởng bằng quan điểm chống lại Trung Quốc đại lục, nhưng ngay cả Quốc dân đảng (KMT), bên ủng hộ Bắc Kinh, cũng tỏ thái độ “xa lánh” nhằm cạnh tranh quyền lực với DPP. Thực tế này khiến khoảng cách chính trị giữa hai bờ eo biển Đài Loan càng trở nên xa cách.

Trong khi đó, cuộc tổng tuyển cử năm 2020 tại Đài Loan đang đến gần. Cuộc chiến tranh giành giữa hai đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) của bà Thái Anh Văn và Quốc Dân Đảng (Kuomintang) thân Đại lục đang diễn ra sôi nổi. Trong cuộc tranh luận chính trị đầu tiên giữa các ứng viên tổng thống và cuộc tranh luận chính trị duy nhất giữa các ứng viên phó tổng thống, vấn đề xuyên eo biển là trọng tâm của cuộc đối đầu của hai đảng. Ở Trung Quốc Đại lục, dư luận cũng coi 2020 là năm mấu chốt của vấn đề Đài Loan, đặc biệt là vấn đề “thống nhất” hay “độc lập” và “thống nhất như thế nào” là trọng tâm của tất cả các bên.

Trung tướng PLA về hưu Vương Hồng Quang, cựu Phó tư lệnh Quân khu Nam Kinh cho rằng đối với Trung Quốc lục địa, thế lực chủ trương Đài Loan độc lập phải được xác định rõ ràng là “Các thế lực thù địch” và cho rằng kênh thống nhất hòa bình hai bên bờ eo biển Đài Loan “đã bị đóng chặt”. Tướng Vương Hồng Quang đã đưa ra ba phán đoán cơ bản về tình hình ở Đài Loan. Ông cho rằng thế lực đòi độc lập ở Đài Loan hiện đã chiếm từ 80% đến 90% hòn đảo; phe chủ trương thống nhất đã bị gạt ra bên lề và xu hướng này là không thể đảo ngược. Từ Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui) đến Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), việc loại bỏ Trung Quốc hóa của Đài Loan đã đạt được những kết quả rất lớn. Đây cũng là cơ sở của ván bài “hai bên eo biển” của bà Thái Anh Văn trong chiến dịch bầu cử. Đề cập đến điều này, ông Vương Hồng Quang bày tỏ với vẻ cảm xúc rằng người thuộc phái thống nhất Trung Quốc không có “thân bằng cố hữu” ở Đài Loan. Ông nhấn mạnh: “Mao Trạch Đông đã từng có một luận điểm quan trọng. Vấn đề đầu tiên của cuộc cách mạng là ai là bạn của chúng ta và ai là kẻ thù của chúng ta. Đây là điều phải được làm rõ trước”. Nếu phán đoán cơ bản của Đại lục về vấn đề “địch, ta” không chính xác sẽ dẫn đến một loạt chính sách sai lầm. “Đài Loan độc lập” chính là thế lực thù địch! Hiện nay chúng ta (Trung Quốc Đại lục) có một số vấn đề đã làm sai”. Trong phán đoán thứ hai của mình, ông Vương Hồng Quang thẳng thừng tuyên bố “cánh cửa thống nhất hòa bình đã bị đóng lại” và “một quốc gia, hai chế độ” không thể thực hiện ở Đài Loan. Ông cho rằng: “Hơn 90% người dân Đại lục yêu cầu thống nhất bằng vũ lực và hơn 80% người dân Đài Loan yêu cầu ly khai hòa bình”. Sự chia rẽ giữa hai luồng ý kiến công chúng này là không thể hòa giải được. Phán đoán thứ ba của Vương Hồng Quang là, thời gian để giải quyết hòa bình vấn đề Đài Loan không phải nằm ở phía Đại lục. Nếu phải mất thêm 5 đến 10 năm nữa, việc thống nhất Đài Loan sẽ là gánh nặng không thể chịu đựng được ở cả hai bên eo biển. Ông tin rằng thế hệ thanh niên sinh sau năm 1997 tại Đài Loan hầu hết đều chủ trương Đài Loan độc lập và số lượng sẽ ngày càng tăng lên; những người thực sự chủ trương thống nhất ở Đài Loan có chưa tới 5%. Ông Quang dẫn lời báo cáo điều tra của Đại học Duke University ở Durham, North Carolina, nói rằng nếu Đài Loan tuyên bố độc lập và Trung Quốc thực hiện thống nhất bằng vũ lực, phe muốn độc lập ở Đài Loan vẫn sẽ cao tới 23%. Ông nhấn mạnh, trên thực tế, cho dù chỉ 1% người Đài Loan chủ trương độc lập thì cũng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp này, một khi chiến tranh nổ ra ở cả hai bên eo biển, chắc chắn sẽ “máu chảy thành sông”.

Nói đến điều này, Vương Hồng Quang đặc biệt tiết lộ rằng, khi thế giới bên ngoài nói đến thống nhất bằng vũ lực, hầu hết đều thảo luận về hành động quân sự của Đại lục chống lại Đài Loan. Nhưng thực ra, ngay từ hơn 10 năm trước, Đài Loan cũng đã bắt đầu chuẩn bị đầy đủ cho cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra: “Ngay từ hơn 10 năm trước, Không quân Đài Loan đã lập kế hoạch tấn công rất chi tiết vào một thành phố hạng hai ở tỉnh Giang Tây. Mọi đường bay và nơi vòng lại của máy bay chiến đấu đều được trình bày rất chi tiết. Một số người nói, tại thao trường cuộc tập trận lớn Chu Nhật Hòa 2015 ở Tây Bắc Trung Quốc đã tạo ra một tòa nhà nghi ngờ là mô phỏng Dinh Tổng thống ở Đài Loan. Ông Quang nói, đó không còn là “nghi ngờ”, mà chính là Phủ Tổng thống Đài Loan. Đài Loan là mục tiêu của”thống nhất vũ lực” hoàn toàn không sai.

Điều đáng nói là, khi nói về giải pháp cho vấn đề Đài Loan, ông Quang đã đề xuất ra phương án thống nhất bằng vũ lực “theo kiểu Nam Kinh” độc đáo của riêng mình. Sở dĩ được gọi là “mô thức Nam Kinh” là do có liên quan đến các “mô thức Bắc Kinh” (giải phóng hòa bình) và “mô thức Thiên Tân” (giải phóng bằng tấn công vũ lực) của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến Quốc – Cộng thời kỳ 1945-1949. Khi đó, quân đội của Đảng Cộng sản khi tấn công Nam Kinh đã sử dụng phương thức đe dọa vũ lực, cuối cùng hầu hết quân đội Quốc Dân Đảng đóng ở Nam Kinh đã chọn cách rút lui và bàn giao, đã không xảy ra giao chiến quy mô lớn giữa hai bên.

Vương Hồng Quang cho rằng dùng vũ lực thống nhất Đài Loan thích hợp nhất là học hỏi từ “Mô thức Nam Kinh”. Ông đã nói rõ các bước hành động quân sự cụ thể tại hội thảo: đoạt lấy ba hòn đảo bên ngoài Đài Loan rồi uy hiếp đảo Đài Loan chứ không sử dụng vũ lực. “Đầu tiên, chiếm lấy đảo Đông Doanh (Dongying). Trung Quốc Đại lục có tên lửa Dongfeng và các vũ khí khác; cộng với sự chi viện của các quân cảng quần đảo Chu Sơn (Zhoushan) xung quanh, PLA hoàn toàn có thể giành được với số thương vong bằng không. Tiếp theo, chiếm lấy Quần đảo Đông Sa (Dongsha), nằm trên tuyến đường Hạm đội Đài Loan phải đi qua dưới sự bảo vệ của quân đội Hoa Kỳ. Đài Loan chỉ cử một đơn vị nhỏ của Sở cảnh sát biển bố phòng. PLA có thể chiếm được chỉ với một đại đội. Cuối cùng, giành lấy cụm đảo Bành Hồ. Các đảo Bành Hồ dễ công khó thủ, 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ là giải quyết xong và PLA đã thực hiện các mô phỏng hoạt động này trên máy tính từ hơn một thập kỷ trước. Chiếm được ba hòn đảo này đồng thời không hành động trên đảo Đài Loan, trong cục diện đó Đài Loan độc lập không còn có thể thực hiện được”.

Trong bối cảnh Trung Quốc phải căng mình đối chọi trên nhiều “mặt trận”, Bắc Kinh năm qua phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ liên quan đến đặc khu hành chính Hong Kong. Các cuộc biểu tình ở đặc khu bùng phát từ tháng 6 và kéo dài suốt nhiều tháng, với hàng trăm vụ bắt và vô số cuộc đụng độ bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát.

Nguyên nhân châm ngòi biểu tình là dự luật dẫn độ cho phép đưa nghi phạm sang những khu vực tài phán chưa có hiệp ước dẫn độ với Hong Kong, trong đó có Trung Quốc đại lục. Dù chính quyền đặc khu đã rút dự luật, người biểu tình vẫn tiếp tục xuống đường đòi đáp ứng những yêu cầu khác. Các cuộc biểu tình kéo dài với quy mô lớn đã đẩy chính quyền Bắc Kinh vào tình thế khó xử. Chính sách “ngồi im” chờ đợi biểu tình lắng xuống dường như không có tác dụng. Tuy nhiên, theo bình luận viên Bret Stephens của NY Times, nếu Trung Quốc mạnh tay với người biểu tình Hong Kong, nỗi bất mãn thậm chí sẽ sôi sục hơn, có thể dẫn tới hủy hoại vị thế trung tâm tài chính toàn cầu của đặc khu. Stephens nói thêm rằng nếu thực hiện chính sách cứng rắn với Hong Kong, Trung Quốc có khả năng làm gia tăng căng thẳng với Mỹ, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ các nước trong khu vực xa lánh Bắc Kinh và xích lại gần Washington.

Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng nếu chấp nhận mềm mỏng, đáp ứng các yêu cầu của người biểu tình Hong Kong, khả năng kiểm soát đặc khu của Bắc Kinh sẽ bị suy giảm, thậm chí khiến bất ổn lan rộng hơn và nước này trở nên “mất uy” với thế giới.

RELATED ARTICLES

Tin mới