Sunday, December 22, 2024
Trang chủĐàm luậnCó tranh chấp gì đâu mà đòi đàm phán

Có tranh chấp gì đâu mà đòi đàm phán

“Tôi đã nói nhiều lần rằng Natuna là lãnh thổ thuộc chủ quyền của chúng tôi.Không có gì phải tranh cãi thêm. Về mặt thực tế, về mặt pháp lý, Natuna là của Indonesi”. – Tổng thống Indonesia Widodo nói hôm 8/1, khi ông tới thăm một hòn đảo nằm trong vùng biển đang có tranh cãi với Trung Quốc.

Ông Widodo đã gặp các ngư dân trên đảo và trò chuyện với họ. Ông thẳng thắn nói với các phóng viên trên đảo Natuna Besar thuộc Quần đảo Natuna: Vùng biển này hoàn toàn thuộc về Indonesia, cụ thể thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này, theo Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Vì vậy, đây là điều không thể đưa ra đàm phán. Có tranh chấp gì đâu mà đòi đàm phán.

Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Indonesia bắt đầu từ giữa tháng 12/2019. Nguyên do là có một tàu tuần duyên của Trung Quốc đã hộ tống các tàu cá ngang nhiên tiến vào vùng biển ngoài khơi Quần đảo Natuna ở miền bắc Indonesia. Hơn 20 ngày trôi qua, tình hình tại đây vẫn đang rất căng thẳng. Jakarta đã triệu tập đại sứ Trung Quốc lên và phản đối rất mạnh mẽ.

Trong hai ngày 6 và 7 tháng 1, Indonesia đã triển khai bốn máy bay chiến đấu và tăng cường bốn tàu chiến tới tuần tra ở vùng biển quanh quần đảo Natuna. Thiếu tướng Không quân Ronny Irianto Moningka cho biết: “Người của chúng tôi đã được yêu cầu rằng chúng tôi sẽ không có những hành động khiêu khích mà chỉ nhằm mục đích bảo vệ lãnh thổ của mình”.

Về phía Trung Quốc, họ không đòi Quần đảo Natuna, nhưng cho rằng có quyền đánh bắt cá ở các vùng biển nằm trong “Đường chín đoạn”, một tuyên bố vô lối đã bị Tòa trọng tài quốc tế LHQ bác bỏ. Tính đến ngày 5/1 đã có khoảng 30 tàu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển này. Mặc đối phương phản đối, các tàu này dứt khoát không chịu rời đi. Các tàu này được hai tàu tuần duyên và một tàu kiểm ngư hộ tống. Riêng trong ngày 8/1 có ít nhất một tàu tuần duyên Trung Quốc xuất hiện trong khu vực, và 10 tàu Indonesia tiến hành tuần tra.

Trong lúc tình hình nóng bỏng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói tỉnh queo: Bắc Kinh đã “mở các kênh ngoại giao” với Indonesia kể từ khi vụ việc phát sinh. Hiện “cả hai quốc gia cần phải gánh vác trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Nói cứng như thế nhưng xem ra Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lui bước với việc làm giảm nhẹ mức độ trầm trọng của vụ việc. Họ tuyên bố “không hề có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ” giữa Bắc Kinh với Jakarta. Hai bên chỉ nêu “những tuyên bố về quyền khai thác biển chồng lấn” ở Biển Đông.

Xưa nay phép xử hòa của Bắc Kinh luôn được coi là thượng sách. Họ quan niệm “hòa là quý, nhẫn là cao”. Cứ ngang nhiên ăn hiếp nước khác, nếu khuất phục là họ lấn tới. Nhưng nếu đối phương tỏ ra không chịu khoanh tay đầu hàng thì bài đầu tiên của Bắc Kinh là tìm kế rút lửa đáy nồi, gọi là “im lặng chờ thời”.

Phép này Trung Nam Hải dã áp dụng với hầu hết các nước có tranh chấp biển đảo như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines. Và tình hình cứ nhùng nhằng mãi. Chính Trung Quốc gây căng thẳng làm mất an ninh khu vực nhưng lại luôn đổ tội cho Mỹ và các nước “tiểu bá”.

Bởi đã quá quen với trò mang “cái máng lợn” ra đặt trước cửa chuồng nhà hàng xóm mồi nhử, cho nên đối phương đã tránh không bị sập bẫy. Có điều chỉ cần mất bình tĩnh, hoặc thiếu cảnh giác là Bắc Kinh đủ thời cơ biến không thành có. Như Việt Nam đã từng mất 7 hòn đảo ở quần đảo Trường Sa, để bây giờ “đòi lại” là chuyện không tưởng.

RELATED ARTICLES

Tin mới