Sunday, January 5, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaLiên tục trang bị các loại phương tiện hiện đại, Hải quân...

Liên tục trang bị các loại phương tiện hiện đại, Hải quân TQ đang muốn khẳng định sự vượt trội ở Biển Đông ngay đầu năm 2020

Ngay trong những ngày đầu năm 2020, Trung Quốc liên tục công khai việc đưa vào biên chế các phương tiện vũ khí mới ở Biển Đông, bao gồm cả những vũ khí chiến lược như tàu sân bay, tàu khu trục…

Tàu sân bay Sơn Đông

Sơn Đông, hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo và là chiếc thứ hai của nước này – chính thức được đưa vào hoạt động và bàn giao cho Hải quân nước này hôm 17/12/2018. Việc đưa hàng không mẫu hạm mới, mang tên Sơn Đông, vào hoạt động chính thức, được Trung Quốc xem là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực xây dựng sức mạnh hải quân của đất nước. Con tàu này, trước đây được gọi là Type 001A, từng đi qua eo biển Đài Loan để thực hiện các “thử nghiệm khoa học và huấn luyện thường xuyên” và cũng từng đến Biển Đông để tham gia cuộc thử nghiệm và diễn tập ở khu vực. Tàu sân bay Sơn Đông bắt đầu được thử nghiệm vận hành trên biển đầu tiên vào tháng 5/2018. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh, cải tạo từ tàu lớp Kuznetsov mua của Ucraina vào năm 1998, mất khoảng 13 tháng chạy thử trước khi gia nhập lực lượng vào năm 2012. Tàu Sơn Đông có lượng giãn nước 65.000 tấn, dài 315,5m, rộng 75m, là tàu sân bay cỡ trung bình chạy bằng động lực thông thường; tốc độ lớn nhất 30 hải lý/h, thủy thủ đoàn và nhân viên không quân 1.190 người. Con tàu là phiên bản sửa đổi của thiết kế lớp Kuznetsov nhưng được lắp đặt radar kiểu mới có thể tìm kiếm toàn diện 360 độ. Tàu sân bay này có thể mang theo 36 tiêm kích hạm J-15, so với tàu Liêu Ninh chỉ 24 chiếc. Tàu được nâng cấp hệ thống radar cũng như có boong tàu rộng để các tiêm kích cất và hạ cánh. Tàu sân bay được đóng bởi Công ty đóng tàu Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh, bắt đầu từ tháng 11 năm 2013. Với bến tàu dài 700 mét, quân cảng này có thể phục vụ đồng thời nhiều tàu sân bay. Tổ hợp này cũng là nơi đặt căn cứ tàu ngầm hạt nhân Du Lâm (Yulin). Căn cứ tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Thanh Đảo, trên vùng bờ biển phía đông. Đây là cảng nhà của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh. Trước đây, tàu từng được dự kiến đưa vào vận hành chính thức từ tháng 4. Tuy nhiên, giai đoạn thử nghiệm lại mất nhiều thời gian hơn so với dự kiến.

Tàu khu trục hạm đầu tiên thuộc lớp Type-055 Nam Xương

Tàu khu trục Nam Xương được biên chế vào hải quân Trung Quốc sáng 12/1 tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, một ngày sau cuộc bầu cử ở Đài Loan để tránh gây căng thẳng, theo một nguồn tin trong quân đội Trung Quốc. Hãng thông tấn Xinhua cho rằng việc biên chế chiến hạm đầu tiên thuộc lớp Type-55 “đánh dấu bước nhảy vọt từ khu trục hạm thế hệ ba sang thế hệ bốn” của hải quân Trung Quốc. Được biết, Trung Quốc khởi đóng tàu khu trục tên lửa dẫn đường Nam Xương hồi tháng 6/2017. Chiến hạm xuất hiện lần đầu vào tháng 4/2019 trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc. Các nguồn tin quân sự cho biết con tàu chưa được hoàn thiện khi tham gia buổi duyệt binh này. “Khu trục hạm Nam Xương xuất hiện tại lễ kỷ niệm, song phần lớn thiết bị gồm radar, hệ thống thông tin liên lạc, vũ khí và nhiều thứ khác chưa được hoàn thiện”, một nguồn tin trong quân đội Trung Quốc cho biết. Một nguồn tin khác cho biết tàu khu trục Nam Xương đã chạy thử trên biển và thử nghiệm vũ khí trong 8 tháng qua. “Khu trục hạm Nam Xương và 5 chiến hạm khác thuộc lớp Type-055 đóng vai trò quan trọng trong nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc. Thiết kế và trang bị của khu trục hạm đạt tiêu chuẩn quốc tế, chiến hạm sẽ có vai trò bảo vệ nhóm tác chiến tàu sân bay. Trung Quốc có kế hoạch xây dựng ít nhất 4 nhóm tác chiến như vậy”, chuyên gia quân sự Li Jie nhận định. Khu trục hạm Nam Xương thuộc lớp Type-055 có lượng giãn nước 12.000 tấn, tốc độ tối đa 56 km/h với thiết kế tăng khả năng ẩn mình trước khí tài trinh sát điện tử và hồng ngoại của đối phương. Tàu chiến này được trang bị một pháo 130 mm, một tổ hợp phòng thủ tầm cực gần (CIWS), một cụm ống phóng 24 tên lửa phòng không tầm ngắn HHQ-10 cùng 112 ống phóng chứa tên lửa các loại. Chiến hạm mang theo hai trực thăng săn ngầm Changhe Z-18F.

Tàu khu trục hạm đầu tiên thuộc lớp Type 052D

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 052D thứ 23 đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc vào ngày 27/12/2019. Tàu khu có lượng giãn nước toàn tải 10.000 tấn đầu tiên của Trung Quốc được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS) có 64 ô phóng, chiều dài hơn tàu Type 052D là 20 m. Type 052D của hải quân Trung Quốc được đánh giá là thế hệ tàu chiến hiện đại trên thế giới với năng lực chống hạm, phòng không và phát hiện tên lửa nổi trội. Theo giới chuyên gia quân sự, trên lý thuyết, tàu Type 052D của Trung Quốc là tàu khu trục lớn thứ hai trên thế giới và chỉ đứng sau tàu DDG-1000 thuộc lớp Zumwalt của hải quân Mỹ. Năng lực của tàu Type 052D của Trung Quốc vượt qua cả tàu DDG-991 của Hàn Quốc và tàu lớp Atago của Nhật Bản vốn có lượng giãn nước toàn tải 7.500 tấn, trang bị hệ thống radar mảng pha quét điện tử (APAR) và các tên lửa phòng không tầm xa. Cũng theo giới chuyên gia, với tốc độ đóng tàu hiện nay, nhiều chiến hạm của Trung Quốc sẽ được hạ thủy trong năm 2020. Nói cách khác, số lượng tàu chiến mới mà hải quân Trung Quốc sở hữu sẽ tăng lên đáng kể trong thời gian tới.

Ý đồ của Trung Quốc là gì?

Giới quan sát khu vực cho rằng học thuyết hải quân Trung Quốc hiện nay hướng tới duy trì hiện diện tàu sân bay thường trực ở Ấn Độ Dương. Trung Quốc sẽ có lợi ích lớn hơn trong những chiến dịch tác chiến kiểu này khi hướng quan tâm ưu tiên ra bên ngoài, nhất là tại những khu vực mà Bắc Kinh cho rằng Mỹ không hào hứng ngăn chặn Trung Quốc và trong bối cảnh Trung Quốc tìm cách chứng tỏ trước các nước láng giềng rằng Bắc Kinh có thể cung cấp các lợi ích an ninh khu vực tương tự như vai trò của Mỹ hiện nay. Ở cấp độ tối thiểu, tàu sân bay Trung Quốc là biểu tượng danh tiếng quốc gia. Bắc Kinh có động cơ chính trị khi muốn người dân trong nước quen với ý niệm Đảng Cộng sản đang biến Trung Quốc thành siêu cường. Cuối cùng, Bắc Kinh cho rằng sức ép về chính trị và ngân sách có thể đẩy Mỹ vào thế ngày càng bị cô lập, tạo cơ hội để Trung Quốc nổi lên thành một cường quốc áp đảo ở Tây Thái Bình Dương mà không cần tốn một viên đạn. Lợi ích tàu sân bay đem lại cho Trung Quốc có lẽ được mô tả chuẩn xác nhất dưới góc độ là một nỗ lực để giữ các lựa chọn mở. Trung Quốc không thể toàn quyền quyết định đâu là mẫu cường quốc hải quân mà nước này sẽ hướng tới, có quá nhiều nhân tố nằm ngoài vòng kiểm soát của Bắc Kinh. Tuy nhiên, Trung Quốc muốn sẵn sàng đẩy ảnh hưởng hải quân ra bên ngoài khi xuất hiện cánh cửa mở. Ngoài ra việc Trung Quốc thông báo biên chế các tàu hộ tống tên lửa hành trình là nhằm gia tăng sự hiện diện và khẳng định sức mạnh quân sự ở Biển Đông, nhất là tại các thực thể do nước chiếm đóng, quân sự hoá thời gian qua và những khu vực mà nước này đòi hỏi chủ quyền; đồng thời cảnh báo các nước bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Australia… thời gian qua đã tích cực can dự và có nhiều hoạt động đảm bảo tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, được cho là thách thức các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Bên cạnh đó, nhằm đáp trả những chỉ trích, lên án của dư luận các nước tại các diễn đàn khu vực, đặc biệt là khi Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và đối tác đang diễn ra ở Bangkok, Thái Lan, thông qua việc khẳng định ảnh hưởng lấn lướt, ưu thế trên thực địa; cảnh báo, gây sức ép đối với các nước ASEAN trong việc tăng cường quan hệ với các nước bên ngoài, dẫn đầu là Mỹ, Nhật Bản. Đặc biệt trong bối cảnh ASEAN và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông. Cuối cùng, Bắc Kinh muốn chuyển từ giai đoạn quân sự hoá, cùng cố các thực thể chiếm đóng ở Biển Đông sang giai đoạn phát triển các nền tàng quân sự mà nước này đã thiết lập. Trong đó các hoạt động như tập trận, phóng thử tên lửa, triển khai máy bay chiến đấu… sẽ được Trung Quốc ưu tiên trong thời gian tới.

RELATED ARTICLES

Tin mới