Sunday, December 22, 2024
Trang chủBiển nóngThách thức lớn trong quan hệ Mỹ - Trung

Thách thức lớn trong quan hệ Mỹ – Trung

Ngày 19/9, Hãng BBC đăng phỏng vấn ông Jon Huntsman Jr, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, hiện là Chủ tịch Hội đồng Đại Tây Dương được biết, phần lớn các cuộc gặp của Tổng thống Mỹ Barack Obama với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đều trong môi trường quốc tế, và mới thăm chính thức Washington một lần.

Do đó, thách thức lớn nhất trong quan hệ Mỹ – Trung chính là quyết định vấn đề nào là quan trọng và vấn đề nào không quan trọng. Điều đáng nói là trong 35 năm qua, chưa khi nào giới thương nhân và doanh nghiệp tư nhân Mỹ lại chán nản như hiện nay và họ không ủng hộ Mỹ – Trung phát triển mối quan hệ. Bởi Bắc Kinh không thực hiện các cam kết như minh bạch thông tin, và hạ giá đồng tiền, cho dù doanh nghiệp Mỹ vẫn sẵn sàng ở lại Trung Quốc, sau khi đã đầu tư lớn tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Theo ông Jon Huntsman Jr, vấn đề Biển Đông không có đáp án đơn giản, bởi chẳng ai muốn thua trong lĩnh vực này và nước nào cũng coi đây là “giá trị cốt lõi”.

Trong khi đó giới quân sự cho rằng, việc Trung Quốc xây đường băng thứ 3 trên đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam có thể cản trở các hoạt động của Hải quân Mỹ và đồng minh. Ngoài ra, 3 đường băng cách đất liền Trung Quốc hơn 1.400km có thể cho phép Bắc Kinh mở rộng tầm hoạt động của máy bay do thám Y-9 và trực thăng Ka-28, được trang bị thiết bị theo dõi tàu ngầm. Đồng thời áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông thời gian tới.

Ngày 16/9, tờ Malaya Business Insight (Philippines) dẫn lời ông Tân Kỳ Phương thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) khi phát biểu trong buổi hội thảo với truyền thông Philippines nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ Philippines – Trung Quốc, đã bất ngờ thừa nhận, nếu xảy ra xung đột quân sự tại Biển Đông, bên thua trận không phải Mỹ, cũng chẳng phải Philippines, mà là Trung Quốc. Đồng thời cho rằng, Biển Đông bất ổn không có lợi cho lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

Ngày 17/9, tờ The Guadian cho rằng, việc xây 4 đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông cho thấy rõ mức độ tàn phá san hô từ các hoạt động này. Theo đánh giá của Giáo sư John McManus, chuyên gia hàng đầu thế giới về sinh thái biển thuộc Đại học Miami (Mỹ), việc mất đi một diện tích san hô rộng lớn ở Biển Đông chỉ trong thời gian ngắn do hoạt động xây đảo nhân tạo là sự mất mát nhanh nhất trong lịch sử nhân loại. Theo ông John McManus, mức độ khai hoang của Trung Quốc ở Biển Đông hiện đáng báo động về sự hủy diệt, rất đáng lo ngại. Còn theo Giáo sư Terry Hughes, chuyên gia về san hô, hơn 20 đảo đá ở Trường Sa có dấu hiệu tổn hại sinh thái nghiêm trọng.

Nhưng ngày 16/9, tờ Financial Review dẫn phát ngôn của Đại tá Lý Kiệt thuộc Học viện Quân sự Hải quân Trung Quốc cho rằng, Mỹ mới là phía làm leo thang căng thẳng tại Biển Đông; đồng thời cảnh cáo Australia chớ nên “theo Mỹ một cách mù quáng” và can thiệp vào tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Đại tá Lý Kiệt còn ngạo mạn và ngang ngược cho rằng, không có bất kỳ quốc gia nào có thể chỉ trích việc Trung Quốc xây thêm đường băng bởi đây là “sân nhà” của Bắc Kinh!

Financial Review coi phát biểu của Đại tá Lý Kiệt là thách thức đối với tân Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, bởi ông từng chỉ trích các hoạt động ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông. Cũng trong ngày 16/9, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có phát biểu mang tính gây hấn và khiêu khích về tranh chấp trên Biển Đông khi cho rằng, quần đảo Trường Sa của Việt Nam là lãnh thổ của Trung Quốc.

Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ cho rằng, việc Trung Quốc xây sân bay tại Subi và Vành Khăn cho thấy 2 điều. Thứ nhất, việc bồi lấp vẫn tiếp tục bất chấp tuyên bố trước đó của Bắc Kinh. Thứ hai, Bắc Kinh có ý định quân sự hóa ở Trường Sa với sức mạnh không quân từ 3 sân bay trên 3 đảo nhân tạo khác nhau. Đồng thời nhấn mạnh, Trung Quốc đang cố tình thay đổi hiện trạng các rặng san hô, bãi đá và bãi cát ngầm. Ngày 15/9, tờ The Guardian nhận định, dường như Trung Quốc có thủ đoạn mới trong việc xây dự

ng 2 sân bay bất hợp pháp tại 2 rạn san hô Vành Khăn và Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trước thềm chuyến thăm chính thức Mỹ của ông Tập Cận Bình. Phó chủ tịch CSIS Michael Green coi đây là một thách thức đối với Nhà Trắng.

Trong một diễn biến liên quan, phát biểu của Phó đô đốc Hải quân Trung Quốc, Tư lệnh Hạm đội Bắc Hải, ông Viên Dự Bách trước các quan chức quân đội tại hội nghị quốc phòng SDSR diễn ra tại London (Anh) hôm 14/9 khiến dư luận bất bình về kiểu lập luận ngớ ngẩn. Bởi theo cách hiểu của ông Viên Dự Bách, trong tên quốc tế South China Sea của Biển Đông có chữ China, do đó vùng biển này phải thuộc quyền sở hữu của Bắc Kinh!? Tạp chí Time (Mỹ) đã mỉa mai rằng, nếu cứ lập luận như Phó đô đốc Trung Quốc, thì phải chăng toàn bộ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ? Hay Vịnh Mexico là của Mexico?

Trong bài phát biểu của mình, Chuẩn Đô đốc Nhật Bản Otsuka đã khéo léo mỉa mai lập luận ngớ ngẩn của ông Viên Dự Bách, đồng thời cho quan khách tại hội nghị thấy tình trạng Trung Quốc trưng dụng tàu đánh cá làm tàu dân quân để bảo vệ các hòn đảo nhân tạo trái phép mà Bắc Kinh đang xây dựng bất hợp pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Còn theo ông Satoru Mizushima, nhà sáng lập tập đoàn Ganbare Nippon, nếu cứ trưng ra hình ảnh một nước Nhật yếu ớt, kẻ thù sẽ lấn tới. Và chẳng có lý do gì để bị dẫm chân trong khi Nhật Bản có lực lượng hải quân đứng thứ 3 thế giới.

RELATED ARTICLES

Tin mới