Sunday, December 22, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhìn lại 7 ý đồ chiến lược của Malaysia khi đệ trình...

Nhìn lại 7 ý đồ chiến lược của Malaysia khi đệ trình đơn xác lập thềm lục địa mở rộng trên Biển Đông

Ngày 12/12/2019, Malaysia đã đệ trình tới Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (CLCS) việc xác lập thềm lục địa mở rộng (ECS) vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước này. Đây là đợt đệ trình đơn đăng ký từng phần kể từ đệ trình chung của Việt Nam và Malaysia về thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý năm 2009. Các chuyên gia đã đưa ra một số nhận định về ý đồ chiến lược của Malaysia trong động thái mới nhất này.

Ý kiến chuyên gia cho rằng Với lần đệ trình trên, Malaysia đã “một tên trúng 2 đích” với những mục đích sau. Thứ nhất, lần đệ trình này mở rộng thềm lục địa được vẽ trong bản đồ của Cục Bản đồ và Đo lường Malaysia vẽ năm 1979 ở cả vùng phía nam và phía bắc trên Biển Đông của nước này. Diện tích này gần gấp đôi so với thềm lục địa yêu sách năm 1979 của Malaysia.

Thứ hai, nó hoàn toàn cho thấy sự ủng hộ với phán quyết của tòa trọng tài năm 2016, xác định toàn bộ các thực thể trên quần đảo Trường Sa chỉ có lãnh hải 12 hải lý và không yêu sách với việc mở rộng vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa. Trang đầu tiên của đơn đăng ký từng phần này có ghi năm 2017. Điều này cho thấy tài liệu này có thể đã được chuẩn bị từ lâu trước khi được quyết định đệ trình.

Thứ ba, lần đệ trình này phủ định gián tiếp yêu sách đường 9 đoạn vô lý của Trung Quốc, mặc dù Malaysia không phải là một bên tham gia vụ kiện Biển Đông của Philippines. Trong công hàm ngày 12/12/2019 phản đối đệ trình của Malaysia, Trung Quốc lặp lại yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên các đảo (những hòn đảo mà trong khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền một cách vô lý) và quyền lịch sử trên Biển Đông.

Thứ 4, việc đệ trình này của Malaysia ủng hộ việc áp dụng một cách tương tự Phán quyết của tòa trọng tài với những thực thể trên quần đảo Hoàng Sa khi tuyên bố rằng “các chủ thể trong đơn đệ trình đăng ký từng phần không nằm trong khu vực có vùng đất hay tranh chấp về lãnh hải giữa Malaysia và bất cứ quốc gia ven biển nào”.

Thứ 5, nó thúc đẩy các quốc gia có dính líu khác đàm phán với Malaysia về quy định phạm vi của những khu vực có thể chồng lấn. Đơn đệ trình thừa nhận rằng “có những khu vực có thể chồng lấn được phép dựa trên sự tôn trọng thềm lục địa vượt quá 200 hải lý của khu vực theo chủ thể trong đơn đệ trình từng phần”. Theo đó, Philippines có thể cùng với Việt Nam và Malaysia cùng đệ trình 3 bên về thềm lục địa mở rộng vượt quá 200 hải lý trong tương lai.

Thứ 6, đơn đệ trình được đưa ra trước khi kết thúc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), cho phép Malaysia tránh được những hạn chế (nếu có) khi COC hoàn thành. Nó cũng giúp Malaysia tìm kiếm những lợi thế trong đàm phán trên Biển Đông.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, lần đệ trình này cũng khuyến khích tới Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) xem xét lại đơn đệ trình chung của Việt Nam và Malaysia khi nó bị Trung Quốc và Philippines phản đối, những lý do này đã được Tòa trọng tài xóa bỏ năm 2016. Chính xác hơn, “đường 9 đoạn” không có cơ sở pháp lý và các thực thể nhân tạo tại quần đảo Trường Sa không được coi là đảo. Nói một cách khác, đệ trình của Malaysia làm dấy lên câu hỏi về quan hệ giữa công việc của CLCS và những quyết định mang tính pháp lý. Về lý thuyết, ủy ban không có quyền hạn pháp lý để kiến nghị với các nước ven biển về những vấn đề liên quan tới việc thiết lập những ranh giới về thềm lục địa ngoài 200 hải lý nếu tồn tại phản đối từ những đất nước khác. Tuy nhiên, những phản đối này cần phải dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc.

Tại khu vực Biển Đông, Indonesia là nước đầu tiên đệ trình thông tin về ranh giới bên ngoài khu vực 200 hải lý từ thềm lục địa tại vùng tây bắc đảo Sumatra vào ngày 16/6/2008. Tuy nhiên, bước ngoặt là việc Việt Nam và Malaysia có đệ trình chung về ECS với một khu vực ở phía Nam Biển Đông, đệ trình này được đưa ra trước thời hạn cuối cùng do UNCLOS và các thỏa thuận quốc tế tương tự xác lập là ngày 13/5/2009. Cùng thời điểm, Việt Nam cũng đệ trình đơn đăng ký từng phần về khu vực đông bắc Biển Đông tới CLCS. Các đệ trình đều bỏ qua khả năng mở rộng thềm lục địa dựa trên các thực thể đảo ở Trường Sa và Hoàng Sa.

RELATED ARTICLES

Tin mới