Friday, December 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đẩy mạnh kế hoạch phát triển vệ tinh theo dõi, giám...

TQ đẩy mạnh kế hoạch phát triển vệ tinh theo dõi, giám sát biển

Trung Quốc hiện là một trong những nước có hệ thống vệ tinh đa dạng, hiện đại và có tầm quan sát tốt. Ngoài việc phục vụ các mục đích dân sự, hệ thống vệ tinh của Trung Quốc còn được sử dụng trong các hoạt động trinh sát, kiểm soát và theo dõi phi pháp ở Biển Đông.

Trung Quốc chú trọng các hệ thống theo dõi, giám sát biển

Giám sát biển được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển vệ tinh của Bắc Kinh, được ưu tiên ở cấp quốc gia và là một trong 8 lĩnh vực quan trọng đã được xác định trong Kế hoạch Phát triển Công nghệ Cao của Nhà nước mang số hiệu 863. Viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc (CAST) và một cơ quan nhà nước (SOA) có nhiệm vụ thiết kế, phát triển và quản lý các vệ tinh giám sát biển đầu tiên của Trung Quốc. Thời gian vừa qua, quân đội Trung Quốc đã phóng khá nhiều vệ tinh trinh sát biển với khả năng hỗ trợ tác chiến cho tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và tên lửa phòng không, như các vệ tinh quang – điện tử (EO) cung cấp hình ảnh số; vệ tinh mang rađa mặt mở tổng hợp (SAR) để quan sát ban đêm, cung cấp hình ảnh trong mọi điều kiện thời tiết; vệ tinh tình báo điện tử (ELINT) để xác định vị trí và nhận dạng các tàu bằng phát xạ điện từ.

Bắt đầu từ tháng 5/2002, Trung Quốc phóng vệ tinh giám sát biển đầu tiên Hải Dương-1A (HY-1A) lên quỹ đạo. Vệ tinh này theo dõi nhiệt độ và màu sắc nước biển, đồng thời thực hiện cả nhiệm vụ quân sự. Đến tháng 4/2006, Bắc Kinh phóng vệ tinh Dao cảm để đẩy nhanh quá trình kiểm soát, theo dõi ở Biển Đông. Tháng 4/2007, Trung Quốc tiếp tục phóng vệ tinh Hải Dương-1B để giám sát các vùng biển, kể cả các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc. Cùng năm, Bắc Kinh triển khai 3 vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu-1, tuy việc cung cấp dịch vụ ở phạm vi từ 70-140 kinh độ đông và từ 5-55 vĩ độ bắc còn hạn chế nhưng khu vực dẫn đường chính xác tới 20m. Năm 2012, quân đội Trung Quốc đã phóng 11 vệ tinh cảm biến từ xa (remote sensing) mới, 3 vệ tinh thông tin liên lạc và 1 vệ tinh chuyển tiếp để liên lạc với các trạm mặt đất. Trung Quốc cũng đã phóng các hệ thống vệ tinh cảnh giới đại dương hải quân (NOSS) phiên bản thứ ba vào tháng 9/2013. Trong năm 2016, Bắc Kinh phóng vệ tinh “Gaofen3” được trang bị hệ thống radar, có khả năng chụp hình ảnh từ vũ trụ với độ phân giải lên tới 1 mét và hoạt động được trong mọi thời thiết để “giám sát môi trường biển, đảo, đá, tàu và các giếng dầu”. Đến năm 2019, Viện Viễn Thám Tam Á đã phóng thêm 3 vệ tinh quang học. Các vệ tinh này được trang bị cảm biến quang học từ xa giúp nhận dạng tàu và camera giám sát mặt biển. Các camera chỉ tập trung vào tàu cỡ lớn và trung bình. Dự kiến, trong năm 2020, Trung Quốc sẽ lắp đặt hai vệ tinh siêu phổ nhằm đánh giá các mục tiêu trên biển. Đến năm 2021, Trung Quốc sẽ phóng tiếp hai vệ tinh radar giúp việc giám sát hình hình trên biển được tiến hành trong mọi điều kiện thời tiết với chất lượng hình ảnh cao. Khi hoàn thành, hệ thống vệ tinh này sẽ có khả năng giám sát Biển Đông ngày và đêm, phân tích mọi vật thể trên vùng biển này một cách chi tiết đến mức có thể xác định được cấu trúc của các con tàu. Chương trình triển khai vệ tinh trên sẽ hỗ trợ về mặt khoa học cho sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” của Trung Quốc, cũng như hỗ trợ cho các hoạt động cứu trợ khẩn cấp trên vùng Biển Đông.

Hiện Trung Quốc đang có kế hoạch sẽ phóng thêm 10 vệ tinh quang học và 15 vệ tinh Hải Dương để tăng cường giám sát Biển Đông. Đáng chú ý, những vệ tinh trên còn có khả năng phân tích mọi vật thể trên vùng biển này một cách chi tiết đến mức có thể xác định được cấu trúc của các con tàu.

Trung Quốc có số vệ tinh lớn trên quỹ đạo

Sau vụ phóng Dong Fang Hong I – vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc vào năm 1970, Bắc Kinh đã phóng tổng cộng 232 vệ tinh vào không gian. Theo Tập đoàn Khoa học Hàng không vũ trụ và Công nghệ Trung Quốc thông báo, Trung Quốc hiện đang vận hành hơn 150 vệ tinh trên không gian. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã vượt qua được rào cản này bằng cách tự phát triển các vệ tinh thương mại riêng, phục vụ cho các quốc gia khác. Do đó, với tốc độ đều đặn đưa tàu vũ trụ có người lái lên trạm không gian Thiên Cung và phóng vệ tinh với tần suất nhanh nhất trên thế giới, Trung Quốc có thể tự hào ở vị trí một cường quốc vũ trụ. Số liệu thống kê hiện nay cho thấy từ 3% – 6% số vệ tinh thương mại đang hoạt động trong quỹ đạo được thiết kế và sản xuất tại Trung Quốc, trong năm 2020, con số này sẽ tăng lên 15%. Theo Tân Hoa Xã, trong bối cảnh, Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh chương trình thám hiểm không gian, Trung Quốc sẽ có khoảng 200 vệ tinh vào năm 2020. Trong 10 năm tới, Trung Quốc sẽ thực hiện 30 vụ phóng/năm, chiếm 30% tổng số vụ phóng trên thế giới.

Được biết, Trung Quốc hiện đang là một trong những nước sở hữu hệ thộng định vị vệ tinh tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Hệ thống Bắc Đẩu là một dự án của Trung Quốc phát triển một hệ thống vệ tinh định vị độc lập. Tên gọi này có thể đề cập một hoặc cả hai thế hế hệ thống định vị của Trung Quốc. Hệ thống Bắc Đẩu đầu tiên, chính thức được gọi là “Hệ thống thử nghiệm định vị vệ tinh Bắc Đẩu”, hay được gọi là “Bắc Đẩu 1”, bao gồm 3 vệ tinh và có giới hạn bao trả và các ứng dụng. Nó đã được cung cấp dịch vụ chuyển hướng chủ yếu cho các khách hàng ở Trung Quốc và từ các vùng lân cận từ năm 2000. Thế hệ thứ hai của hệ thống, được gọi là Compass hay Bắc Đẩu 2, sẽ là một hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu bao gồm 35 vệ tinh, vẫn còn đang được tạo dựng. Nó đã hoạt động với phạm vi toàn Trung Quốc trong tháng 12 năm 2011. Theo kế hoạch hệ thống sẽ cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2012 và các hệ thống toàn cầu sẽ được hoàn thành vào năm 2020, sau khi sở hữu 35 vệ tinh. Các nhà thiết kế chính của hệ thống định vị Bắc Đẩu là Tôn Gia Đống. Bắc Đẩu tương thích với hệ thống định vị GPS của Mỹ, hệ thống Galileo của châu Âu và hệ thống GLONASS của Nga. Nó cho phép người sử dụng định vị chính xác trong phạm vi 10 m, đo tốc độ từ 200 cm/giây trở lên và cung cấp thông tin về thời gian với sai số chỉ là 2 phần trăm triệu giây. Một báo cáo do giới chức Trung Quốc công bố cho thấy dịch vụ của Bắc Đẩu đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực giao thông, đánh bắt hải sản trên biển, dự báo thời tiết, giám sát các công trình thủy điện, giảm nhẹ thiên tai. Nhóm thiết kế Bắc Đẩu dự đoán nó sẽ tạo ra một thị trường dịch vụ định vị có trị giá tới 63 tỷ USD trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2020.

Tác động an ninh khu vực

Việc Trung Quốc tăng cường sử dụng các hệ thống vệ tinh theo dõi, giám sát biển có tác động lớn đối với hòa bình, ổn định trên Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc triển khai hệ thống vệ tinh giám sát ngày đêm ở Biển Đông chính là nhằm gia tăng sự kiểm soát trên vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền” phi pháp trong khu vực. Hoạt động này dẫn đến việc Trung Quốc sẽ theo dõi, nắm được hoạt động hàng hải, hàng không hợp pháp của các nước liên quan, gây ra mối đe dọa sâu sắc đối với các hoạt động tự do hàng hải, hàng không trong khu vực. Ngoài ra, một hệ thống định vị toàn cầu độc lập cho phép Trung Quốc nâng cao khả năng kiểm soát, theo dõi tất cả các mục tiêu từ trên không, nâng cao năng lực phối hợp tác chiến, giành ưu thế trong mọi tình huống…

Ngoài ra, các hệ thống vệ tinh sẽ cho phép quân đội Trung Quốc theo dõi, trinh sát, thông tin liên lạc và chuyển tiếp số liệu cho các hoạt động theo dõi và phát hiện mục tiêu trên biển. Thu thập thành công hình ảnh trung thực và độ phân giải cao, xác định mục tiêu và định vị của vệ tinh sẽ tạo thuận lợi cho quân đội Trung Quốc ngăn chặn tàu thuyền các nước bằng các loại tên lửa đạn đạo có điều khiển chính xác và tên lửa hạt nhân tầm thấp. Theo Phó Đô đốc David Dorsett, Phó Tư lệnh phụ trách Các Hoạt động của Hải quân Mỹ: “Cách đây 10 năm, Trung Quốc chưa có rađa phát hiện mục tiêu ngoài chân trời và chưa có IRS (tình báo, giám sát và do thám). Các vệ tinh là đường kết nối quan trọng trong cơ cấu ISR mà quân đội Trung Quốc rất cần để phát hiện, theo dõi và tiến công các tàu nổi nước ngoài trong khu vực biển tranh chấp. Hiện nay Trung Quốc vận hành khá nhiều vệ tinh, từ đó có thể cung cấp các số liệu quan trọng về mục tiêu trong khu vực Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới