Friday, December 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaEo biển Hormuz, Bắc Phi và Biển Đông là 3 điểm nóng...

Eo biển Hormuz, Bắc Phi và Biển Đông là 3 điểm nóng chính trị gây ra các vấn đề kinh tế toàn cầu quan trọng hiện nay

Trang nghiên cứu và các thị trường của Mỹ (Research And Markets) hôm 10/2 đã đưa ra báo cáo trong đó xếp eo biển Hormuz, Bắc Phi và Biển Đông là vùng biển có vai trò chiến lược và mức độ ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, kinh tế thế giới nhiều nhất hiện nay.

Theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ, thông qua thương mại quốc tế và toàn cầu hóa, có những khu vực đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế toàn cầu. Khi hàng hóa, năng lượng và dịch vụ được vận chuyển, lưu thông khắp thế giới, chúng thường đi qua một số điểm nút thắt trong đó bất kỳ sự bất ổn chính trị hoặc xung đột nào sẽ gây ách tắc một phần lớn hoạt động thương mại thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế thông thường các khu vực này rất không ổn định do tầm quan trọng của giá trị di chuyển qua chúng và các quốc gia cố chen lấn để kiểm soát hàng hóa di chuyển qua chúng. Trong cả năm 2019 và cho đến hiện nay, ba khu vực đặc biệt rất dễ bị tổn thương do mối quan hệ ngoại giao đang xấu đi ở vùng lân cận gồm eo biển Hormuz, khu vực Bắc Phi và Biển Đông.

Eo biển Hormuz

Vùng biển xung quanh Bán đảo Ả-rập là một trong những khu vực nhạy cảm nhất đối với hoạt động của nền kinh tế thế giới hiện tại. Khu vực này tiếp xúc với nhiều mối đe dọa địa chính trị vì vậy hòa bình trong khu vực dễ bị mất ổn định. Đối với vận chuyển, nguồn cung dầu toàn cầu và hiệu quả kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, khu vực này đặc biệt rủi ro. Những bất ổn chính trị gần đây đã làm tăng thêm sự nhạy cảm. Trong trường hợp Vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz lân cận bị phá vỡ, mức độ thiệt hại cho các ngành công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế sẽ còn vươn xa. Căng thẳng giữa Mỹ và Iran vừa qua đã dẫn đến những xung đột nguy hiểm. Trong đó các tàu chở dầu được coi là mục tiêu kiềm chế, tấn công của các bên đối nghịch nhau. Mỹ đã phát động và dẫn dắt một liên minh đảm bảo hoạt động hàng hải ở trong khu vực này với sự tham gia của nhiều nước như Pháp, Anh, Nhật Bản… Trong khi đó, Iran cũng đưa ra những hành động cứng rắn để khẳng định sự kiểm soát của Tehran đối với eo biển Hormuz. Bối cảnh đó tạo ra những ngòi nổ cho chiến tranh có thể bùng phát bất kỳ lúc nào.

Khu vực Bắc Phi

Các khu vực rộng lớn ở Bắc Phi đã chịu biến động chính trị, xã hội và kinh tế trong “Mùa xuân Ả-rập” hồi năm 2011. Xuất phát từ các cuộc biểu tình chống chính phủ, sự sụp đổ của các chính phủ ở Ai Cập, Libya và hơn thế nữa, làm suy yếu vận may kinh tế của khu vực. Rắc rối, nhiều nguyên nhân cơ bản của các cuộc nổi dậy và sự bất mãn ở nơi khác vẫn còn và trong một số trường hợp đã trở nên tồi tệ hơn. Hiện nay, Libya hầu như không thể nhận ra là một quốc gia và phải chịu một cuộc chiến tranh giữa các lực lượng cạnh tranh đặt ra yêu sách cho đất nước sa mạc này. Mức sống nghèo nàn và tài sản cá nhân sụt giảm đang gây ra xung đột ở Ai Cập và Algeria. Trong khi đó, nước Cộng hòa Chad tiếp tục nguy hiểm gần hơn nữa với thời kỳ hỗn loạn. Khu vực bị bao vây bởi những rắc rối kinh tế có thể dễ dàng trở thành xung đột mở.

Khu vực Biển Đông

Hiện nay, số lượng lớn các tuyến vận tải thương mại quốc tế đều đi qua Biển Đông. Sự quyết đoán và hành động ngày càng quân phiệt của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng địa chính trị trong khu vực, đe dọa an ninh trong những gì tạo nên một điểm nghẹt thở lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù các tranh chấp về biên giới và phạm vi vùng biển quốc gia đã nổ ra trong nhiều thập kỷ, nhưng sự xâm nhập của Bắc Kinh mạnh mẽ hơn về mặt chính trị và kinh tế hiện đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với một số nền kinh tế giáp Biển Đông. Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp, mở rộng các thực thế chiếm đóng một cách ồ ạt và liên tục có những hành động vi phạm luật pháp quốc tế như xâm phạm chủ quyền các nước, sử dụng sức mạnh để đe dọa các nước. Giới chuyên gia các nước đều chung nhận định chính các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh và việc nước này quân sự hóa khu vực biển này hiện nay là nguyên nhân chủ yếu đe dọa đến an toàn của các tuyến vận chuyển quan trọng. Có thể nói, hoạt động hàng hải, thương mại quốc tế, khu vực đang rơi vào một cuộc chơi địa chính trị ngày càng gia tăng mà cuộc chơi đó dường như không thể có người chiến thắng trong thời gian tới.

RELATED ARTICLES

Tin mới