Tuesday, December 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaXây dựng mạng lưới vệ tinh giám sát ở Biển Đông: Bước...

Xây dựng mạng lưới vệ tinh giám sát ở Biển Đông: Bước đi đầy tham vọng của TQ trong năm 2020

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc hiện đang làm việc trên một đội gồm 10 vệ tinh để theo dõi những chuyển ở Biển Đông. Năm 2020, cơ quan này dự định sẽ phóng hai vệ tinh có cảm biến siêu âm, được thiết kế để phát hiện các di chuyển trên mặt biển.

Những thông tin liên quan cho thấy TQ sẽ đẩy mạnh xây dựng hệ thống vệ tinh giám sát ở Biển Đông

Vào cuối năm 2019, Viện Viễn thám Sanya của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc dự định phóng ba vệ tinh mới với máy ảnh và cảm biến quang học, sẽ theo dõi di chuyển và bề mặt ở Biển Đông. Bộ vệ tinh hình ảnh đầu tiên này sẽ cung cấp vùng phủ sóng rộng của khu vực, với độ phân giải phù hợp để theo dõi các tàu cỡ trung. Một bộ thứ hai gồm ba vệ tinh được trang bị camera sẽ theo sau. Yang Tianling, Giám đốc Viện Viễn thám cho biết mỗi rạn san hô và đảo cũng như mỗi tàu ở Biển Đông sẽ nằm dưới sự giám sát của “con mắt không gian”. Hệ thống sẽ củng cố chủ quyền quốc gia, bảo vệ nghề cá và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Năm 2020, Trung Quốc dự định phóng hai vệ tinh có cảm biến siêu âm, được thiết kế để phát hiện thành phần vật chất của các vật thể bề mặt. Một hai vệ tinh radar khẩu độ tổng hợp bổ sung sẽ cung cấp khả năng cảm biến mọi thời tiết. Hạm đội sẽ được triển khai để bao phủ một khu vực từ 30 độ Bắc đến 30 độ Nam, cung cấp phạm vi bảo hiểm đầy đủ của khu vực.

Trước đó, Trung Quốcđã tiến hành phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 1 từ bãi phóng Văn Xương, tỉnh Hải Nam. Thiên Châu-1 là tàu vũ trụ chở hàng đóng kín hoàn toàn do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, kết cấu hai khoang, trọng lượng cất cánh 13 tấn, có thể chở 6 tấn vật tư. Thiên Châu-1 chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ như vận chuyển hàng cho thí nghiệm không gian, nhiên liệu, thiết bị và dụng cụ sửa chữa, thiết bị thử nghiệm, đồng thời sẽ chuyển về những phế liệu từ một số trạm không gian; tiến hành kết nối với tàu vũ trụ Thiên Cung-2 để “tiếp dầu” cho Thiên Cung-2 ở trong không gian vũ trụ, triển khai thử nghiệm các công nghệ như sửa chữa và bổ sung nhiên liệu trên quỹ đạo. Bắc Kinh cũng phóng thành công tàu Thường Nga-5, có trọng lượng 8,2 tấn; là tàu vũ trụ có độ khó lớn nhất, nhiệm vụ phức tạp nhất do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo cho đến nay. Thường Nga-5lần đầu tiên tiến hành kết nối tự động trên quỹ đạo Mặt Trăng ngoài 380.000 km và cũng lần đầu tiên đưa mẫu đất từ Mặt Trăng về Trái Đất. Ngoài ra, Trung Quốc đã phóng thành công cụm vệ tinh Bắc Đẩu-3. Nó được thiết kế với các chức năng được tích hợp như truyền tín hiệu giữa các vệ tinh, truyền tín hiệu với mặt đất, bảo đảm kết nối giữa trạm mặt đất với các vệ tinh trên quỹ đạo cao và quỹ đạo thấp; tuổi thọ vệ tinh lên tới 12 năm. Việc đưa Bắc Đẩu-3 vào quỹ đạo đã mở rộng phạm vi phủ sóng trên toàn cầu của Trung Quốc. Nó góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ các mục đích quân sự (kiểm soát đường biên giới, định vị mục tiêu quân sự, hỗ trợ định vị đường bay của tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo…), và kiểm soát thực địa ở Biển Đông (kiểm soát tàu, thuyền các nước ở Biển Đông). Trung Quốccũng đã phóng 6 vệ tinh thông tin (Thực Tiễn-13, Thực Tiễn-18, Trung Tinh-9A, Trung Tinh-9C) hỗ trợ kết nối mạng trên máy bay, đường sắt cao tốc. Trước đó, Trung Quốc (2016) phóng thành công 21 tên lửa vào quỹ đạo.

Hồi đầu năm 2019, phòng thí nghiệm âm thanh Thượng Hải thuộc Viện Khoa học Trung Quốc thông báo Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng một hệ thống định vị khu vực có độ chính xác cao, hay còn gọi là hệ thống Bắc Đẩu dưới nước, trong một chương trình thí điểm tại Biển Đông nhằm cung cấp thông tin về vị trí, định vị và liên lạc dành cho người dùng toàn cầu. Hệ thống định vị trên biển, còn được gọi là UGPS, sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật quan trọng cho mạng lưới dưới biển của Trung Quốc, đặc biệt cho các tàu lặn. Hệ thống UGPS sẽ hoạt động dựa trên hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc. Hệ thống Bắc Đẩu do Trung Quốc tự phát triển và sử dụng dịch vụ định vị của nước này, thay vì dịch vụ định vị toàn cầu GPS của Mỹ.

Ý đồ của TQ khi thúc đẩy nhanh xây dựng mạng lưới vệ tinh do thám ở Biển Đông trong năm 2020

Giới quan sát cho rằng Trung Quốc sử dụng mạng lưới do thám để độc chiếm khu vực địa-chiến lược ở Biển Đông. Việc nắm quyền kiểm soát vùng biển này sẽ tạo điều kiện để Trung Quốc phá vỡ thế bao vây của các nước trên biển. Đây là lý do chính của việc Trung Quốc nhất quyết muốn biến Biển Đông thành một khu vực bất khả xâm phạm nhằm thực hiện những mưu đồ chiến lược quân sự của Bắc Kinh. Ngoài ra, thông qua việc kiểm soát khu vực này, Trung Quốc sẽ bố trí tàu ngầm chiến lược đến các vị trí nằm có thể sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) tấn công tới Mỹ. Hiện quan hệ giữa hai nước chủ yếu vẫn là ngờ vực ngay cả khi cả hai đang cố gắng hết sức để duy trì đối thoại, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng, nhằm tránh những sự cố có thể biến thành xung đột; Trung Quốc luôn coi Mỹ là một kẻ thù tiềm tàng, ngược lại Mỹ cũng không hề tin tưởng vào những hành xử hòa bình của Trung Quốc trong tương lai. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng muốn tận dụng hoạt động do thám để độc chiếm các nguồn tài nguyên, khoáng sản, hản sản ở Biển Đông cũng là một trong những mục đích quan trọng của Bắc Kinh để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong nước. Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của Trung Quốc cũng như các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển. Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 – 2 triệu tấn/năm), cả khu vực đánh bắt khoảng 7 – 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới.

RELATED ARTICLES

Tin mới