Trong khi dịch bệnh COVID-19 ở Vũ Hán đã vượt khỏi tầm kiểm soát, ngoài việc ngăn chặn virus, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng phương tiện truyền thông để nhằm “xoa dịu” cũng như báo cáo giảm nhẹ về dịch bệnh. Khi Thông tấn xã Trung Quốc đưa tin về dịch bệnh ở Vũ Hán vào ngày 15/02, họ đã lấy ảnh chụp của các blogger Sơn Đông để khẳng định rằng đó là Vũ Hán sau khi phong tỏa, các cư dân mạng tinh mắt đã bắt được quả tang.
Thông tin chính quyền Trung Quốc đưa ngày 15/02 bị tố cáo là giả mạo (nguồn: Weibo qua Secret China).
Chơi tuyết trên phố khi Vũ Hán bị phong tỏa? Truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tin giả mạo
Kênh thông tin Trung Quốc chính thức trên trang Weibo – Mạng thời sự Trung Quốc, ký giả Trương của tờ báo đã đăng một bài viết có tựa đề là ‘Chơi tuyết trên phố khi Vũ Hán bị phong tỏa’, lúc 11 giờ tối ngày 15/02. Nhưng sau khi cư dân mạng tìm hiểu, người ta phát hiện ra rằng đây là bức tranh tuyết “Trung Quốc giơ tay cố gắng” được phát hành bởi blogger Sơn Đông có tên “Duy Phường Kim Nhật” lúc 9 giờ tối cùng ngày, và địa điểm vẽ tranh là ở thành phố Thọ Quang, tỉnh Sơn Đông.
Các phương tiện truyền thông chính thức đến tối ngày 16/02 mới đứng ra xin lỗi sau khi bị bắt quả tang đăng tin giả mạo. Lời xin lỗi chỉ ra rằng tác phẩm nghệ thuật đã bị sai sót vì “xét duyệt chưa chặt chẽ”. Tuy nhiên, căn cứ theo Văn kiện Đính chính luật hình sự năm 2015 của Trung Quốc, những người bịa đặt thông tin sai lệch gây nhiễu loạn trật tự có thể bị phạt tù tới 3 năm và những người gây hậu quả nghiêm trọng cũng có thể bị kết án tới 7 năm.
Sau khi tin tức được đưa ra, cư dân mạng không thể không cảm thán, “đảng Cộng sản Trung Quốc không thể sống qua một ngày mà không giả dối!”
“Không chỉ thế này. Trung Cộng đều đang tuyên truyền những cái gọi là năng lượng tích cực, về cơ bản đều là tìm người để diễn.”
Em bé mới sinh chưa đến 20 ngày có thể nói chuyện?
Trên thực tế, truyền thông Trung Quốc không phải chỉ đưa tin giả một hai lần.
Vào ngày 15/02, Hoa Thương Hán Trung đã xuất bản một bài báo với tiêu đề “Mới sinh con chưa đầy 20 ngày, người mẹ chủ động xin gia nhập chiến tuyến phòng chống dịch bệnh”. Bài báo chủ yếu quảng bá “hình ảnh tích cực” của đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong đó nhắc đến bệnh viện Tây Kinh, bác sĩ Vương Huệ – Khoa Tiêu hóa vào ngày mùng 1 Tết đã từ biệt “hai đứa con song sinh mới ra đời chưa đầy 20 ngày” và quay trở lại làm việc.
Bài báo viết rằng: “Vào lúc 3 giờ sáng Mùng 1 Tết, sau khi Vương Huệ dỗ dành hai đứa con song sinh mới ra đời chưa đầy 20 ngày, cô đã nhờ người chồng là Ung Ba chở cô từ quận Dương trở về Bệnh viện Tây Kinh. Khoảng 10 giờ sáng người chồng Ung Ba trở về nhà. Hai đứa trẻ lúc đó vừa thức dậy và ngây thơ hỏi: “Tại sao mẹ lại phải đi?’, Ung Ba dỗ dành hai đứa trẻ và nói: ‘Mẹ đi làm rồi, lúc về sẽ mua kẹo cho hai đứa.”
Bài báo của Hoa Thương Hán Trung bị cư dân mạng phát hiện giả mạo (nguồn: Secret China).
Ngay khi bài báo được xuất bản, ngay lập tức làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi giữa các cư dân mạng. Một cư dân mạng bình luận:
“Vừa mới sinh đôi 20 ngày, người mẹ đi để làm gì chứ?”
“Tính toán bịa đặt mà không thành, trẻ mới sinh 20 ngày đã nói chuyện được rồi!”
“Đây là kiểu tán gẫu của người hiện đại ư?”
Một cư dân mạng đặt câu hỏi: “Rốt cuộc trong bài này, có chỗ nào là sự thật?” Một người khác trả lời: “Cái dấu chấm câu trong bài hẳn là thật”.
Một số cư dân mạng cũng chỉ trích: “Không có đạo đức nghề nghiệp mà loạn tạo nói bừa, tin tức bây giờ thực sự không đáng tin.”
“Đây là trình độ thực sự của báo chí nhà nước ta sao? Chả trách có nhiều người không tin!”