Bộ Ngoại giao Mỹ (18/2) đã thông báo cho phía Trung Quốc rằng 5 cơ quan truyền thông nhà nước của Trung Quốc gồm Xinhua (Tân Hoa Xã), CGTN (Mạng lưới truyền hình toàn cầu), China Radio (Đài phát thanh Trung Quốc), China Daily (Trung Quốc Nhật báo) và People’s Daily (Nhân dân Nhật báo) sẽ chính thức được Mỹ xem là các cơ quan chính phủ nước ngoài, bị áp dụng các quy định tương tự các đại sứ quán nước ngoài.
New York Times cho biết, trong nhiều năm qua, các tổ chức trên hoạt động như những hãng tin tức tại Mỹ. Nhưng từ bây giờ, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump xem các cơ quan này không phải là những bên hành nghề báo chí, mà thay vào đó là các cơ quan của nhà nước Trung Quốc. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo cho phía Trung Quốc rằng 5 cơ quan truyền thông nhà nước của Trung Quốc gồm: Xinhua (Tân Hoa Xã), CGTN (Mạng lưới truyền hình toàn cầu), China Radio (Đài phát thanh Trung Quốc), China Daily (Trung Quốc Nhật báo) và People’s Daily (Nhân dân Nhật báo) sẽ chính thức được xem là các cơ quan chính phủ nước ngoài, bị áp dụng các quy định tương tự các đại sứ quán nước ngoài.
Một quan chức chính quyền Mỹ giấu tên cho hay quy định trên không can thiệp tức thì vào công việc của các tổ chức bị nêu tên hoặc các nhân viên của họ. Tuy nhiên, quy định yêu cầu Trung Quốc phải đăng ký tất các nhân viên và tải sản với Bộ Ngoại giao Mỹ, như họ phải làm với các nhà ngoại giao tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington hoặc các lãnh sự quán khắp nước Mỹ.
Quyết định trên – vốn được thảo luận tại Washington trong nhiều năm qua nhưng chưa từng được thực hiện – diễn ra trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Trump hành động mạnh mẽ trên nhiều mặt trận nhằm chống lại điều mà các quan chức miêu tả là các hoạt động tình báo và gây ảnh hưởng rộng khắp của Trung Quốc tại Mỹ. Một số người tại Washington đã ủng hộ quyết định trên. Nhưng cùng lúc đó, cũng có những lo ngại rằng quyết định trên có thể dẫn tới sự trả đũa nhằm vào các nhà báo Mỹ đang làm việc tại Trung Quốc, đặc biệt là những người có liên quan tới chính phủ Mỹ.
Trước đó, các nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ đã gửi thư tới Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr kêu gọi Bộ này kiểm soát tuyên truyền của Trung Quốc, điều tra vai trò quan trọng của tổ chức truyền thông trong chiến dịch làm mất uy tín nước ngoài của Trung Quốc và giải quyết các vi phạm pháp luật Mỹ liên quan đến hoạt động tài chính. Theo đó, 35 nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ cho biết Trung Quốc rót 35 triệu USD vào China Daily kể từ năm 2017 như một phần trong chiến dịch tuyên truyền nước ngoài trị giá hàng tỷ USD suốt thập kỷ qua; khẳng định China Daily đăng ký theo FARA vào năm 1983 nhưng nhiều lần không khai báo chi tiêu tại Mỹ, bao gồm tiền để chèn nội dung và các đoạn đặc biệt của báo vào khoảng 30 tờ báo độc lập; đồng thời gửi thư gửi tới Bộ trưởng Tư pháp William Barr kêu gọi Bộ này kiểm soát tuyên truyền của Trung Quốc, điều tra vai trò quan trọng của tổ chức truyền thông trong chiến dịch làm mất uy tín nước ngoài của Trung Quốc và giải quyết các vi phạm pháp luật Mỹ liên quan đến hoạt động tài chính. Bức thư trên do thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton, hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Jim Banks khởi xướng và được đồng ký bởi 7 thượng nghị sĩ và 26 hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa khác.
Phản ứng về động thái trên của Washington, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (19/2) tuyên bố Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ các quy định mới của Mỹ và cảnh báo có quyền đáp các hành động của Washington. Ngoài ra, ông Cảnh Sảng cho biết thêm, Trung Quốc đã thu hồi thẻ nhà báo của 3 nhà báo thuộc Thời báo Phố Wall, sau khi báo này từ chối xin lỗi về một bài viết gọi Trung Quốc là “người ốm yếu thực sự của châu Á”.