Sunday, December 22, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ lại tuyên truyền về “kỷ lục” khai thác băng cháy ở...

TQ lại tuyên truyền về “kỷ lục” khai thác băng cháy ở Biển Đông

Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc (26/3) tổ chức họp báo về thành quả khai thác khí và băng cháy trên biển; tuyên truyền rằng Trung Quốc đã đạt kỷ lục thế giới về khai thác các tài nguyên trên.

Theo thông tin trên, trong quá trình khai thác thử nghiệm, Trung Quốc đã khai thác thành công và vượt mức chỉ tiêu đề ra. Trung Quốc đã khai thác tại vùng biển Thần Hồ trên Biển Đông với độ sâu 1.225 mét, việc sản xuất thử nghiệm đã tạo ra hai kỷ lục thế giới mới về “tổng sản lượng khí đốt là 86.141.000 mét khối, và sản lượng khí trung bình hàng ngày là 28.700 mét khối”; cho rằng công nghệ khai thác của Trung Quốc đã có bước đột phá lớn, đã đạt được những kết quả mang tính bước ngoặt lớn trong quá trình công nghiệp hóa.

Việc khai thác thử nghiệm lần này đã có một loạt các bước đột phá lớn. Trong đợt khai thác thử nghiệm trong một tháng, tổng sản lượng khí là 861.400 mét khối, và sản lượng khí trung bình hàng ngày là 28.700 mét khối, gấp 2,8 lần tổng sản lượng khí trong vòng 60 ngày đầu tiên. Việc khai thác thử nghiệm đã vượt qua các công nghệ cốt lõi và sản xuất giếng ngang ở các tầng nông mềm sâu, tạo nền tảng kỹ thuật vững chắc cho khai thác thử nghiệm sản xuất và khai thác thương mại. Trung Quốc cũng đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm và trích xuất hydrat khí tự nhiên ở vùng biển bằng công nghệ khoan giếng ngang. Bên cạnh đó, sản xuất thử nghiệm này đã phát triển độc lập một bộ hệ thống thiết bị kỹ thuật quan trọng để hiện thực hóa công nghiệp khai thác và khai thác khí hydrat, giúp cải thiện đáng kể khả năng phát hiện và khai thác ở vùng biển sâu.

Ngoài ra, sản xuất thử nghiệm này cũng tạo ra một hệ thống giám sát và bảo vệ môi trường độc đáo, tiếp tục khẳng định tính khả thi của việc phát triển khí hydrat xanh. Đổi mới độc lập đã hình thành một hệ thống công nghệ kiểm soát và phòng ngừa rủi ro môi trường và xây dựng một hệ thống giám sát môi trường “Bốn trong một” cho bầu khí quyển, các vùng nước, đáy biển và dưới lòng đất. Trong quá trình khai thác thử nghiệm, không có rò rỉ khí mêtan và không có thảm họa địa chất xảy ra.

Được biết, băng cháy được hình thành từ những phân tử mêtan nằm trong các phân tử nước kết tinh, thường được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và tầng địa chất sâu dưới lòng đại dương. Tuy nhiên, quy trình khai thác loại năng lượng này khó khăn và rất tốn kém. Khí mêtan được chiết xuất bằng cách nâng nhiệt độ, hoặc giảm áp lực, để phân giải các hydrat thành khí và nước. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, 1m3 mêtan hydrat có thể tỏa 164m3 khí mêtan và 0,83m3 nước. Hiện vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể về trữ lượng mêtan hydrat trên toàn thế giới. Tuy nhiên, theo Mỹ, trữ lượng loại khí này có thể lớn hơn cả “khối lượng của tất cả các nguồn năng lượng hóa thạch đã được biết” (như dầu mỏ, than đá…).

Các nhà nghiên cứu độc lập thì tỏ ra ngập ngừng trong việc đưa ra số liệu về quy mô của các mỏ băng cháy. Nhưng theo họ, số lượng các mỏ này rất lớn và có thể “làm thay đổi cán cân” đối với các nước có trữ lượng hạn chế về năng lượng hóa thạch truyền thống. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trữ lượng băng cháy ước tính trên thế giới dao động từ 280 nghìn tỷ đến 2.800 nghìn tỷ m3. Trong khi đó, tổng sản lượng khí tự nhiên trên toàn thế giới năm 2015 chỉ là 3,5 tỷ m3. Điều này nghĩa là methane hydrate có thể đáp ứng nhu cầu khí đốt toàn cầu từ 80 đến 800 năm với mức tiêu thụ hiện tại. Tuy nhiên, chi phí khai thác quá cao và yếu tố lợi nhuận là nguyên nhân khiến các công ty năng lượng tư nhân và nhà nước chưa đầu tư khai thác băng cháy suốt nhiều thập kỷ qua. Việc khai thác đòi hỏi phải sử dụng một lượng nước lớn hoặc carbon dioxide (CO2) để làm ngập bể chứa metan hydrat, khiến nhiên liệu này bị giải phóng và đưa lên bề mặt. Các nhà khoa học cho biết, phải mất thêm nhiều năm nữa chúng ta mới có thể tiến hành sản xuất băng cháy trên quy mô lớn. Nếu không khai thác đúng cách, vật liệu này sẽ làm tràn ngập khí quyển Trái Đất với khí nhà kính và làm gia tăng biển đổi khí hậu.

Từ những năm đầu của thế kỷ 21, Trung Quốc đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo sát, thăm dò nguôn băng cháy ở cả trên biển và trên đất liền. Để triển khai thành công kế hoạch trên, Bắc Kinh đã thành lập Trung tâm nghiên cứu Biển Đông ở dưới biển để phục vụ công cuộc khai phá thiên nhiên và tìm kiếm nguồn năng lượng mới; chế tạo và đưa vào sử dụng tàu Giao Long, tàu Hải Dương 6 lặn tham dò tìm kiếm và đánh giá trữ lượng băng cháy phía Bắc Biển Đông. Theo đánh giá của Cục Điều tra địa chất Trung Quốc, Bắc Kinh có 6 điểm giàu băng cháy trên biển và 9 điểm ở cao nguyên Nam Thanh Hải – Bắc Tây Tạng. Tại Biển Đông, Cục Khảo sát địa chất Trung Quốc phát hiện mỏ băng cháy ở gần lòng chảo Châu Giang (khu vực bồn địa cửa sông Châu), có thể chứa 100 – 150 tỷ m3 khí thiên nhiên. Theo Liên hợp báo sáng (Singapore) nhận định vùng biện thuộc quyền quản hạt của TQ có tàng trữ tài nguyên băng cháy phong phú, dự kiến tổng trữ lượng băng cháy tương đương với trữ lượng dầu khí của Trung Quốc cộng lại.

Cục Khảo sát địa chất Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh lần đầu tiên khai thác thành công khí tự nhiên từ băng cháy tại khu vực biển Thần Hồ, phía Bắc Biển Đông (cách Hồng Công 287 km về phía Đông Nam); khối băng cháy đầu tiên được khai thác nằm ở độ sâu 1.266 m dưới mặt nước biển, bằng giàn khoan Lam Kình số 1. Việc khai thác thử băng cháy đã thực hiện cho sản lượng ổn định và băng cháy khai thác lên có hàm lượng Methane cao tới 99,5%. Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trung Quốc Giang Đại Minh cho biết, việc khai thác khí hydrate sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của Bắc Kinh. Dự kiến Trung Quốc sẽ khai thác thương mại băng cháy trước năm 2030, với sản lượng 16.000 m3/ngày.

Việc Trung Quốc khai thác thành công băng cháy ở Biển Đông có ý nghĩa chiến lược, sống còn đối với nước này. Theo đó, băng cháy là nguồn năng lượng mới, nó sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm để thay thế các loại chất đốt thông thường như khí đốt tự nhiên hay dầu mỏ, có́ ý nghĩa quan trọng đối với an ninh năng lượng và phát triển kinh tế của Trung Quốc. Nhất là trong bối cảnh nguồn dầu mỏ, khí đốt ở Biển Đông đang ngày càng cạn kiệt, trong khi nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng.

Không chỉ vậy, việc khai thác thành công băng cháy ở độ sâu 1.266m cho thấy Bắc Kinh đã đạt được thành công vượt bậc khi áp dụng lý thuyết và công nghệ vào lĩnh vực này để trở thành nước đầu tiên trên thế giới khai thác được băng cháy với trữ lượng lớn. Với việc nắm quyền chủ động về công nghệ khai thác băng cháy, Trung Quốc sẽ tạo được lợi thế trong việc triển khai các hoạt động khai thác, thăm dò phi pháp ở khhu vực Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng còn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành khai thác băng cháy trên Biển Đông. Đầu tiên, chi phí khai thác băng cháy hiện còn quá cao. Theo các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, nguồn khí đốt mới có nhiều tiềm năng, song do giá thành cao, vấn đề về môi trường và các rào cản kỹ thuật gặp nhiều khó khăn khiến những sản phẩm thương mại chế xuất từ băng cháy có thể vẫn chưa xuất hiện trên thị trường tiêu thụ trong 3 năm tới. Thứ hai, Trung Quốc mới chỉ làm chủ được công nghệ khai thác băng cháy ở độ sâu 1.500m trở lại, vẫn chưa có khả năng khai thác nguồn năng lượng này ỡ những bồn chũng có độ sâu lớn. Ngoài ra, việc khai thác còn cần phải sử dụng một lượng lớn nước, hoặc CO2 nhằm làm ngập bể chứa methane hydrate để nhiên liệu có thể được giải phóng và đưa lên bề mặt, điều này hiện Trung Quốc chưa thể triển khai được ở Biển Đông. Thứ ba, Bắc Kinh cũng lo ngại trong quá trình khai thác không thể làm chủ công nghệ sẽ khiến methane hydrate bị rò rỉ trong quá trình chiết xuất, làm gia tăng biến đổi khí hậu.

RELATED ARTICLES

Tin mới