Monday, November 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaẤn Độ sẽ bàn giao tàu ngầm lớp Project 877 do Liên...

Ấn Độ sẽ bàn giao tàu ngầm lớp Project 877 do Liên Xô chế tạo cho Myanmar

Hãng tin TASS dẫn một nguồn tin ngoại giao quân sự nói Ấn Độ đã chuẩn bị bàn giao INS Sindhuvir, tàu ngầm lớp Project 877 (Kilo) do Liên Xô chế tạo cho hải quân Myanmar.

Theo thông tin trên, Ấn Độ đã chuẩn bị bàn giao tàu ngầm lớp Project 877 cho Myanmar. Nguồn tin trên cho biết, việc sửa chữa tàu ngầm đã được hoàn tất trong tháng 2 ở Ấn Độ. Đây chỉ là vấn đề thời gian, cộng thêm việc đào tạo thủy thủ đoàn trước khi tàu được bàn giao cho hải quân Myanmar. Tuy nhiên, các điều khoản về việc bàn giao tàu ngầm Myanmar chưa rõ ràng hoặc chưa được tiết lộ. Trong khi đó, cũng có thông tin cho rằng Myanmar sẽ thuê tàu ngầm trên của Ấn Độ.

Từ lâu, Myanmar vẫn nổi tiếng là bí mật trong các kế hoạch mua sắm quân sự và chỉ tiết lộ ở những giờ phút cuối cùng trước khi ra quyết định. Chính điều này đã khiến người ta chỉ có thể “sốc và ngỡ ngàng” khi thấy dáng dấp tàu chiến khổng lồ hay loại tên lửa hiện đại lần đầu xuất hiện trong hàng ngũ Quân đội Myanmar. Riêng với lực lượng hải quân, có thể nói Myanmar trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây khiến người ta đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác “không kịp trở tay”.

Hải quân Myanmar được thành lập không phải là quá sớm trong khu vực – ngày 24/12/1947 với vốn liếng ban đầu có 700 người với một chiến hạm 2.000 tấn của Anh và 3-4 tàu đổ bộ nhỏ. Từ đó tới tận những năm 1990, Hải quân Myanmar không được đánh giá cao ở khu vực về cả vai trò trong hoạt động gìn giữ an ninh quốc gia và số lượng tàu bè các loại. Sự thay đổi trang bị trong Hải quân Myanmar suốt 60 năm không quá mạnh mẽ, họ đa phần mua lại những tàu tuần tra nhỏ từ Mỹ, Australia, Singapore và cả Trung Quốc. Nếu so với tầm vóc của Hải quân Thái Lan, Indonesia hay Malaysia, Hải quân Myanmar lúc đó chắc không có gì đáng để bận tâm tới. Dẫu vậy, kể từ năm 2010, mọi thứ bắt đầu thay đổi, Hải quân Myanmar không hiểu từ bao giờ, khi nào đã khởi động kế hoạch hiện đại hóa quy mô bằng tiềm lực của mình. Có thể nói, họ “leo thần tốc, một phát” lên top đầu khu vực. Những khinh hạm tối tân nhất của Hải quân Myanmar, bao gồm chiếc UMS Sinbyushin số hiệu F14 lớp Kyan Sittha và tàu UMS Tabinshwehti số hiệu 773. Chiếc UMS Tabinshwehti được coi là hình mẫu của một tàu hộ vệ 1.000 tấn tàng hình nhưng rất toàn diện. Tàu hộ vệ UMS Anawratha số hiệu F771 khai hỏa tên lửa hành trình chống hạm cận âm C-802 trong khoa mục thực binh bắn đạn thật, lớp tàu này có lượng giãn nước 1.105 tấn, chiều dài 77 m, tích hợp hệ thống vũ khí – điện tử xuất xứ Trung Quốc, Israel và Nga. Cặp khinh hạm 3.000 tấn tối tân nhất của Hải quân Myanmar, chiếc UMS Kyan Sittha (F12) và UMS Sinbyushin (F14), Hải quân Myanmar đã lựa chọn phương án tự thiết kế, thi công tàu hộ vệ 3.000 tấn thay vì đi mua như nhiều nước Đông Nam Á khác. Trong biên chế Hải quân Myanmar còn có cả những tàu tên lửa tấn công nhanh với lượng giãn nước chỉ vài trăm tấn, trong đó lớp FAC-M được đánh giá rất cao với thiết kế tối ưu cho tán xạ sóng radar, đi kèm dàn hỏa lực mạnh mẽ và thiết bị điện tử rất tinh vi.

Việc Myanmar quyết định mua tàu ngầm của Ấn Độ sẽ là bước đột phá mới về việc tăng cường năng lực quốc phòng của nước này. Theo nhận định của Đô đốc Prachachart Sirisawat, Giám đốc Văn phòng quản lý mua sắm của Hải quân Thái Lan, Myanmar lên kế hoạch sử dụng tàu ngầm để “đảm bảo an ninh và bảo vệ lợi ích trên biển”.

Được biết, Project 877EKM là tàu ngầm diesel – điện cỡ lớn được thiết kế nhằm tiêu diệt các loại tàu ngầm, tàu nổi cũng như các phương tiên thủy của đối phương, nó có thể hoạt động độc lập hoặc theo các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau. Đây là loại tàu ngầm diesel – điện mang tên lửa Club-S. Tàu Project 877EKM có lượng choán nước khi nổi 2.300 tấn và lượng choán nước đầy tải khi lặn 3.950 tấn; tàu dài 72,6m, đường kính 9,9m, mớn nước 6,3m, tốc độ tối đa khi lặn 17 hải lý/h, tầm hoạt động khi được thông hơi (ở tốc độ tiết kiệm 7 hải lý/h) 6.000 hải lý, tầm hoạt động khi lặn liên tục (ở tốc độ tiết kiệm 3 hải lý/h) 400 hải lý, độ sâu hoạt động tối đa 300m, độ sâu hoạt động thông thường 250m, dự trữ hành trình 45 ngày và thủy thủ đoàn gồm 52 người, trong đó có 13 sĩ quan.

Project 877EKM được thiết kế để tiêu diệt các loại tàu ngầm, tàu nổi nhằm bảo vệ các căn cứ hải quân, bảo vệ bờ biển cũng như các tuyến đường biển đồng thời làm nhiệm vụ trinh sát và tuần tiễu. Đây đươc coi là một trong những loại tàu ngầm ít tiếng ồn nhất trên thế giới. Tàu được thiết kế chia thành nhiều khoang nhằm tăng khả năng sống sót khi bị tấn công, trong đó, hệ thống chỉ huy, kiểm soát hỏa lực được tích hợp trong phòng điều khiển chính, tách biệt hoàn toàn so với các khoang khác. Tàu được trang bị 6 ống phóng cỡ 533mm đặt ở phía mũi tàu có thể bắn các loại ngư lôi, mìn và tên lửa đối hạm 3M-54E Club-S được hỗ trợ bởi các hệ thống điện tử tiên tiến. Những hệ thống này bao gồm một hệ thống đạo hang cỡ nhỏ giúp cho tàu hoạt động liên tục dưới nước trong thời gian dài và các loại vũ khí bắn từ dưới nước cùng một hệ thống quản lý thông tin tác chiến tự động mới để kiểm soát toàn bộ các loại vũ khí trang bị trên tàu, bao gồm như lôi và tên lửa, giúp các sĩ quan chỉ huy ra mệnh lệnh tác chiến một cách dễ dàng. Số vũ khí tàu mang theo bao gồm 18 ngư lôi (bao gồm cả 4 quả tên lửa 3M-54E, tầm bắn 220 km) hoặc 24 quả mìn. Thông thường, 6 quả ngư lôi được lắp sẵn trong ống phóng, 12 quả khác lắp sẵn trên giá và sẽ được nạp tự động bằng máy nạp tốc độ cao. Tàu có thể phóng đạn để tiêu diệt cùng lúc 2 mục tiêu. Tàu 877EKM có thể dung ngư lôi TEST-71MKE TV sử dụng hệ thống đầu dò bằng sonar chủ động với hệ thống điều khiển bằng TV cho phép người điều khiển có thể bỏ mục tiêu này, diệt mục tiêu khác trong quá trình điều khiển, ngư lôi nặng 1,820 kg mang theo 205 kg thuốc nổ mạnh. Ngoài ra, tàu cũng có thể sử dụng ngư lôi UGTS nặng 2,200 kg với 200 kg thuốc nổ, tầm bắn tới 40 km, độ sâu tiến công có thể lên tới 500m. Hiện nay, các tàu Kilo-877 của Ấn Độ được trang bị tên lửa hành trình hạm đối đất Novator 3M-14, một phần của hệ thống Club-S, có tầm bắn 275 km, mang theo đầu đạn nặng 499 kg. Để bảo vệ tàu khi đi nổi trước các cuộc tấn công từ trên không, một cơ cấu phóng cùng 6 đạn Igla cũng được lắp đặt.

Ấn Độ là nước đầu tiên đặt mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga, sau đó là Angiêri, Ba Lan, Rumani, lran, Trung Quốc, lnđônêxia, Venezuela, và Việt Nam. Ngay sau khi chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên được hạ thuỷ, Ấn Độ đã đê nghị mua một chiếc. Năm 1983, Ấn Độ đã ký hợp đồng mua 6 chiếc, rồi tăng lên 10 chiếc, nhưng do vấn đề về tài chính, cuối cùng quyết đ!nh mua 8 chiếc. Chiếc tàu đầu tiên số hiệu S55 Sindhughosh được chuyển giao và đưa vào trang bị cho Hải quân Ấn Độ năm 1986 và chiếc cuối cùng được chuyển giao vào tháng 1 2/1 990. Tháng 5/1997, Ấn Độ tiếp tục ký hợp đồng đặt mua thêm 2 tàu Project 877. Cho tới nay, Ấn Độ đã mua tổng số 10 tàu ngầm lớp Kilo Project 877 của Nga. Số hiệu tàu ngầm lớp Kilo mà Ấn Độ mua của Nga từ S55 tới S64. Tàu ngầm Project 877EKM, số hiệu S64 Sindhushastra là tàu cuối cùng trong loạt 10 tàu ngầm lớp Kilo được chuyển giao và đưa vào trang bị cho Hải quân Ấn Độ tháng 7/2000. Tháng 8/2000, Nhà máy đóng tàu Zvezdochka, ở Severodvink (Nga) đã bắt đầu bảo dưỡng và hiện đại hoá tàu ngầm lớp Kilo Project 877EKM, Sinduratra. Năm 1999, Ấn Độ cũng đã tiến hành hiện đại hoá tàu ngầm lớp Kilo, Sinduvir đầu tiên ở nhà máy đóng tàu Zvezdochka, ở Severodvink này. Project 877EKM, Sinduratra là tàu ngầm lớp Kilo thứ hai của Ấn Độ sẽ được trang bị thêm 4 tên lửa ZM-54EI, một phần của tồ hợp tên lửa chống tàu Club-S mới nhất, tầm bắn 300 km.

RELATED ARTICLES

Tin mới