Saturday, January 4, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaMỹ - Trung liên tục tuần tra, tập trận săn ngầm trên...

Mỹ – Trung liên tục tuần tra, tập trận săn ngầm trên Biển Đông

Từ cuối tháng 3 đến nay, Mỹ và Trung Quốc liên tục điều máy bay trinh sát tuần tra, tập trận chống ngầm trên Biển Đông.

Việc làm thứ nhất

Ngày 16/3/2020, trên trang Facebook và Twiter chính thức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Italia đăng tải bài viết nói về tình đoàn kết giữa hai nước. Đó là năm 2008, khi Trung Quốc trong cơn hoạn nạn do thảm họa động đất ở Tứ Xuyên gây ra thì người Italia đã ra tay cứu giúp. Nay, cả nước Italia đang phải đương đầu với đại dịch Covd-19 hoành hành tại quốc gia hình chiếc ủng này thì đây là thời cơ để người Trung Quốc hỗ trợ lại người Italia chống dịch. Hàng đoàn chuyên gia, bác sỹ Trung Quốc mang theo thiết bị y tế, đồ phòng hộ và thuốc chữa bệnh đã nhập cảnh vào Italia tham gia chống dịch. Vì thế, bài viết của sứ quán Trung Quốc tại Roma mới nói rằng: “Forse te ne sei dimenticato, ma noi ricorderemo per sempre. Ora tocca a noi aiutarti…” (dịch là: Bạn có thể đã quên, nhưng chúng tôi sẽ luôn nhớ. Bây giờ chúng tôi sẽ giúp bạn). Kèm theo bài viết là bức hình thể hiện hai nhân viên y tế mặc trang phục có màu cờ của Trung Quốc và Italia đang cùng nâng bản đồ của hai nước, hàm ý biểu lộ sự “tương thân, tương ái” lẫn nhau.

Tuy nhiên, cộng đồng mạng nhanh chóng phát hiện, trong tấm bản đồ của Trung Quốc, họ đã cố tình vẽ cả “đường chín khúc” mà nước này từng dùng để thể hiện yêu sách “chủ quyền” vô căn cứ và trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ngay sau khi phát hiện sự việc trên, hàng loạt độc giả trên thế giới đã nhanh chóng chụp lại hình ảnh và kêu gọi phản đối ý đồ xấu của Trung Quốc. Vô số tài khoản đã để lại lời nhắn bên dưới bài viết bằng nhiều thứ tiếng để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Nhiều tài khoản của người nước ngoài thay nhau đăng bình luận với nội dung: “Chúng tôi cảm thông với người dân Italia và Trung Quốc trong những thời điểm khó khăn hiện nay, nhưng yêu cầu Chính phủ Trung Quốc hãy ngưng nói dối về Biển Đông, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Chúng tôi bác bỏ mọi ý đồ thiết lập đường chín khúc phi pháp”.

Theo tờ báo South China Morning Post của Trung Quốc tiết lộ, hiện nay TrungQuốc đang mở chiến dịch “ngoại giao virusCorona” ở châu Âu và nhiều nước khác trong bối cảnh đại dịch toàn cầu đã lắng xuống tại nước này nhưng lại đang diễn biến xấu tại nhiều nơi khác trên khắp địa cầu. Giới chức Italia mới đây cho hay, sẽ tiếp nhận 5 triệu khẩu trang cùng 2 nhóm chuyên gia y tế Trung Quốc đến hỗ trợ đối phó dịch Covid-19. Tương tự đối với Tây Ban Nha, Ngoại trưởng Arancha Gonzalez Laya đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị chỉ vài giờ trước khi Tây Ban Nha siết chặt việc đi lại trên cả nước. Ông Vương Nghị đã chia sẻ thành công chống đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc và hứa sẵn sàng hỗ trợ các nước có nhu cầu, cũng như xuất khẩu trang thiết bị y tế và đồ bảo hộ đến Tây Ban Nha qua các kênh thương mại. Đáng chú ý, việc Trung Quốc đề nghị hỗ trợ Italia và Tây Ban Nha chống đại dịch Covid-19 lại trùng hợp với thời điểm Italia “trách cứ” các nước khác trong Liên minh châu Âu (EU) không hỗ trợ thiết bị y tế giúp nước này chống dịch và trong bối cảnh giữa Mỹ và châu Âu có nhiều căng thẳng.

Giới truyền thông cho rằng, sau khi số ca nhiễm virusCorona trong nước giảm, Trung Quốc tìm cách “thể hiện trách nhiệm” khi cử chuyên gia và đưa trang thiết bị đến các nước có số ca nhiễm tăng nhanh. Việc các nước đang chật vật đối phó với Covid-19 lại là “cơ hội” cho Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ vật chất “giúp” các nước chống lại đại dịch chết người này. Đây là việc làm “nghĩa hiệp” và đáng khen. Tuy nhiên, lợi dụng việc giúp các nước chống đại dịch Covid-19 để tuyên truyền về “đường chín khúc” phi pháp lại cho thấy “dã tâm” của Trung Quốc đối với Biển Đông chưa dừng lại. Một chuyên gia về biển của ASEAN nhận xét, tham vọng “độc chiếm” Biển Đông của Trung Quốc đã có từ lâu, với mục đích trở thành cường quốc biển để bá chủ thế giới. Chính vì vậy, khi chưa đạt được mục đích đó thì không dễ gì mà Trung Quốc từ bỏ. Thậm chí, ngay lúc đang phải ứng phó với đại dịch Covid-19, Trung Quốc cũng không quên “thèm khát” Biển Đông.

Việc làm thứ hai

Ngày 23/3/2020, Tân Hoa xã đưa tin, Trung Quốc đã xây dựng 2 trạm nghiên cứu biển mới ở đá Chữ Thập và đá Xu Bi trong quần đảo Trường Sa. Đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đánh giá sự kiện này, nhà nghiên cứu Collin Koh, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam của Singapore cho rằng, các cơ sở này tạo thành một phần quan trọng trong mạng lưới quan sát đại dương được Trung Quốc “miệt mài” xây dựng trong những năm gần đây. Ông Collin Koh chỉ rõ:

Thứ nhất, việc Bắc Kinh lựa chọn thời điểm Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đang gồng mình chống đại dịch Covid-19 để thông báo việc làm trên là có ý đồ. Theo đó, Trung Quốc phần nào lợi dụng thực tế chính phủ các nước ASEAN đang phải tập trung lo đối phó với dịch bệnh Covid-19 mà không chú ý nhiều tới Biển Đông, để hành động. Trong bất cứ trường hợp nào, giới cầm quyền ở Bắc Kinh vẫn không từ bỏ ý đồ “biến biển của người khác thành biển của mình”. Đó là lý do tại sao họ tiếp tục gây áp lực quân sự đối với Đài Loan và lên tiếng phản ứng trước hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) của chiến hạm Mỹ USS McCampbell gần quần đảo Hoàng Sa hôm 10/03/2020.

Thứ hai, việc xây dựng 2 trạm nghiên cứu biển trên của Bắc Kinh có thể được xem là ví dụ cho thấy, Trung Quốc sẽ không tạm ngưng các hoạt động tại Biển Đông chỉ vì Covid-19. Trong suy nghĩ của họ, mọi thứ vẫn chuyển động dù đại dịch nguy hiểm này đang “quét” qua thế giới. Các động thái mới trên cho thấy bất chấp các kịch bản, Trung Quốc vẫn duy trì hoạt động phi pháp tại Biển Đông. Chỉ là khi virus tấn công, nó cho thấy cảm giác cấp bách hơn nữa khi Trung Quốc vẫn tiếp tục thúc đẩy các hoạt động phi pháp và rằng họ sẽ không từ bỏ chỉ vì một diễn biến nào đó.

Thứ ba, so với các hoạt động “quân sự hóa” và tuần tra ở Biển Đông, các biện pháp dân sự, phi quân sự thường ít bị để ý hơn. Nhưng hiệu quả cuối cùng là như nhau. “Những hoạt động này sẽ dẫn đến các kết quả tương tự là thúc đẩy các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, củng cố các tiền đồn mà họ chiếm đóng trái phép. Các cơ sở nghiên cứu biển trên cũng không hề vô hại như những gì mà Bắc Kinh nói. Trung Quốc gắn cho nó cái mác là được thiết kế để đóng góp kiến thức khoa học biển ở Biển Đông, nhưng chính nó tạo thành một phần quan trọng trong nỗ lực hợp nhất dân sự và quân sự của Trung Quốc. Dữ liệu thu thập thông qua các cơ sở nghiên cứu biển sẽ được sử dụng cho các mục đích quân và dân sự”, ông Collin Koh kết luận.

Thực tế, mạng lưới quan sát đại dương này nghe qua thì giống như các vệ tinh quan sát trái đất, có vẻ khá dân sự và “vô hại”. Nhưng về mặt quân sự, nó liên quan tới việc nghiên cứu hàng hải, bao gồm cả khu vực dưới đáy biển, phục vụ các hoạt động quân sự và tuần duyên của Trung Quốc tại Biển Đông. Nói cách khác, các trạm nghiên cứu của Trung Quốc sẽ cho phép và tạo điều kiện để Bắc Kinh tiếp tục các hoạt động trên Biển Đông cũng như tối ưu hóa việc sử dụng chiến thuật “cưỡng chế” tại vùng biển chiến lược này.

Xem xét hai hành động, việc làm trên của Trung Quốc trong khi cơn đại dịch Covid-19 đang hoành hành, cần thiết phải cảnh báo: Các hành vi Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền các nước tại Biển Đông sẽ tiếp tục leo thang và bất cứ ai đó chớ nên mong đợi Trung Quốc sẽ trở nên ôn hòa hơn ở vùng biển này vì đại dịch Covid-19. Tới đây, để xoa dịu sự chỉ trích của dân chúng trong nước về phản ứng chậm chạp trước hiểm họa của đại dịch, cũng như để tập trung giải quyết các mâu thuẫn, yếu kém khác ở bên trong đang có xu hướng nổi lên, nhất là những khó khăn nảy sinh sau đại dịch Covid-19, rất có thể Trung Quốc sẽ đẩy những mâu thuẫn, khó khăn đó ra bên ngoài bằng cách “gây sự” ở Biển Đông, “trò chơi” mà Bắc Kinh xưa nay vốn hết sức “lão luyện”. Vì thế, các nước có lợi ích, chủ quyền ở Biển Đông nên hết sức cảnh giác, “chống dịch như chống giặc” nhưng cũng nên “chống giặc không kém gì chống dịch”.

RELATED ARTICLES

Tin mới