Thursday, November 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBản đồ cổ chứng minh TQ không có chủ quyền ở Biển...

Bản đồ cổ chứng minh TQ không có chủ quyền ở Biển Đông

Giới chức Trung Quốc luôn cho rằng nước này có “chủ quyền lịch sử” ở Biển Đông dựa trên một số “chứng cứ” như hiện vật khảo cổ dưới nước, bản đồ cổ … Tuy nhiên, những dẫn chứng này đa phần là ngụy tạo và không có giá trị lịch sử rõ ràng.

Trung Quốc đưa ra một loạt các bản đồ cổ để củng cố cho yêu sách rằng Hoàng Sa và Trường Sa đã được “công nhận” là một phần lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa. Tuy nhiên, giới học giả khu vực và quốc tế nhận định rằng các bản đồ và văn bản cổ đều mô tả đảo Hải Nam (Qiongzhou) là phần lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc.

Theo thông lệ hiện nay, các tòa án quốc tế thường giữ quan điểm nhất quán rằng các bản đồ, đặc biệt là bản đồ do các bên tranh chấp cung cấp, hầu như không mang giá trị pháp lý trong việc xác định chủ quyền lãnh thổ tranh chấp. Như Tòa án Công lý uốc tế (ICJ) đã phán trong vụ việc Tranh chấp Đường biên giới: “… Trong các tranh chấp lãnh thổ quốc tế, các thông tin do bản đồ diễn giải có chính xác hay không phải tùy vào từng vụ việc cụ thể. Chỉ mình bản đồ và chỉ dựa trên sự tồn tại của bản đồ, bản đồ không thể cấu thành danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ. Chỉ văn bản phù hợp với luật quốc tế mới có giá trị pháp lý để thiết lập chủ quyền lãnh thổ”. Một ngoại lệ của luật lệ này có thể được áp dụng trong các vụ việc mà bản đồ nằm trong nhóm “là thể hiện bằng hành động ý chí của nhà nước hoặc các quốc gia liên quan…, ví dụ như bản đồ là phần đính kèm không thể thiếu của một văn bản chính thức”. Tuy nhiên, đối với ngoại lệ trong trường hợp được xác định cụ thể này, “các bản đồ chỉ đơn thuần là bằng chứng ngoại lai với mức độ tin cậy khác nhau, có thể được sử dụng cùng với các bằng chứng thuộc loại gián tiếp khác, để thiết lập hoặc tái quy định các thông tin thực tế”.

Không có tư liệu bản đồ nào mà Trung Quốc đưa ra thuộc phần công cụ pháp lý hiện có hiệu lực hay là một phần trong các điều ước về biên giới giữa Việt Nam (hay Pháp) và Trung Quốc. Vì vậy, chỉ dựa vào các bản đồ này không thể minh chứng cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trên Biển Đông.

Trong khi đó, từ góc độ lịch sử, những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xác định dựa trên rất nhiều tài liệu lịch sử và bản đồ có từ thế kỷ thứ 15. Ngoài ra, có nhiều chứng cứ thu thập từ các nguồn tư liệu bên ngoài ủng hộ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa ngay từ khoảng đầu thế kỷ 17. Bản đồ của Bồ Đào Nha và Hà Lan vào đầu thế kỷ 17 đã công khai xác nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam. Những tấm bản đồ này giống với bản ghi chép của một nhà truyền giáo phương Tây năm 1701, trên con tàu Pháp, có tên là Amphitrite, trong đó chỉ ra rằng quần đảo Hoàng Sa là của Vương quốc An Nam. Ngay cả trong văn bản của Trung Quốc (Hai Lu’s Hai Quoc Do Chi) cùng thời kỳ đó (1730) cũng đã xác nhận chủ quyền quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Bên cạnh đó, bản đồ Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông và bản đồ của thủ phủ Quảng Châu xuất bản vào năm 1731 cũng không hề đề cập tới cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tài liệu của phương Tây thế kỷ 19 cũng ủng hộ yêu sách lịch sử của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trên cơ sở chiếm đóng và kiểm soát. Cuốn sách xuất bản năm 1837 bởi một nhà truyền giáo người Pháp Monseigneur Jean-Louis Taberd có tên Ghi chép về địa lý Nam Kỳ đã viết rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc Nam Kỳ. Cuốn sách thứ 2 được Monseigneur xuất bản vào năm sau đó (1838) – có tên Lịch sử và Mô tả về Tôn giáo, Tập tục và Chuẩn mực của các dân tộc – tương tự cũng ghi chép rằng quần đảo này thuộc Nam Kỳ trong suốt 3 năm. Thêm vào đó bản đồ mà Taberd xuất bản năm 1838 có tên An Nam Dai Quoc Hoa Do (Tabula geographica imperia Anamtici – Bản đồ của nhà nước phong kiến An Nam) cũng đã mô tả quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Những ghi chép của nhà thám hiểm người Pháp Jean-Baptiste Chaigneau (Memoires sur la Cochinchina) cũng đề cập tới việc Hoàng đế Gia Long sáp nhập quần đảo Hoàng Sa năm 1816. Một dẫn chứng nữa chứng minh quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam có thể tìm thấy trong cuốn sách Japon, Indo‐Chine, Empire Birman (ou Ava), Siam, Annam (ou Cochinchine), Pèninsule Malaise, etc., Ceylan bởi nhà thám hiểm người Pháp và tác giả Adolphe Philibert Dubois de Jancigny. Một chứng cứ khác đó là tài liệu địa lý của (The Italian Compendium of Geography) Aldriano Balbi người Italy xuất bản năm (1850) cũng chỉ ra rằng quần đảo Hoàng Sa, Hà Tiên (Pirate) và Côn Sơn (Puolo Condor) là thuộc Vương quốc An Nam. Ngay cả bản đồ của Trung Quốc năm 1890 (Hoàng triều nhất thống Dư địa tổng đồ) cũng mô tả lãnh thổ của Trung Quốc chỉ kéo dài tới đảo Hải Nam , do đó, tấm bản đồ này đã   xác nhận tính chính xác của các tài liệu phương Tây.

Từ đó cho thấy, Trung Quốc hoàn toàn không có “chủ quyền” ở Biển Đông. Nơi mà nước này đang chiếm đóng (trái phép) ở quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam. Hành vi trên của Trung Quốc đang bị Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế chỉ trích, lên án và phản đối.

RELATED ARTICLES

Tin mới