Friday, October 18, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnNghiên cứu của Mỹ: TQ chặn nước sông MeKong trong mùa hạn

Nghiên cứu của Mỹ: TQ chặn nước sông MeKong trong mùa hạn

Kết quả nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy, mặc dù có mực nước cao hơn mức trung bình ở thượng nguồn sông Mekong. Tuy nhiên các con đập của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong vẫn tích một lượng lớn nước và gây thiệt hại nặng nề cho các nước hạ nguồn con sông này trong đợt hạn hán trầm trọng năm 2019.

Ông Alan Basist – một nhà khí tượng học và chủ tịch của Eyes on Earth, người đã thực hiện nghiên cứu dưới sự tài trợ của dự án Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Trung Quốc tuyên bố rằng họ không góp phần gây ra hạn hán ở hạ nguồn sông Mekong nhưng dữ liệu không hề cho thấy điều đó”.

Nghiên cứu chỉ ra rằng các phép đo vệ tinh về “độ ẩm bề mặt” ở tỉnh Vân Nam, nơi Thượng nguồn sông Mekong, cho thấy khu vực này thực sự có lượng mưa và băng tuyết tan kết hợp trên trung bình một chút trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10/2019.

Trong thời gian đó, mực nước đo được ở khu vực hạ lưu sông Mekong dọc biên giới Thái Lan-Lào có lúc cao nhất cũng chỉ tới 3 m, tức là thấp hơn so với mức thông thường.

“Điều đó cho thấy Trung Quốc đã ngăn không cho phép nước con sông này chảy xuống hạ lưu trong mùa mưa, ngay cả khi việc này có tác động nghiêm trọng tới tình trạng hạn hán ở hạ lưu”, ông Alan Basist khẳng định.

Hoa Kỳ, quốc gia đang thách thức sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Đông Nam Á, đã nói rằng Bắc Kinh về cơ bản kiểm soát sông MeKong. Năm ngoái tại Bangkok, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng Trung Quốc đã gây ra hạn hán ở hạ lưu sông MeKong vì ngăn dòng nước ở thượng nguồn.

Việt Nam, 1 trong nhóm thuộc hạ lưu sông MeKong bị ảnh hưởng nặng nề của đợt hạn hán lịch sử năm 2019 (ảnh: VnExpress).

Trong đợt hạn hán năm ngoái, mực nước ở khu vực hạ lưu sông Mekong đạt mức thấp nhất trong hơn 50 năm qua và đã tàn phá cuộc sống của hàng triệu nông dân và ngư dân. Một số đoạn sông khô cạn chỉ còn trơ cát, những đoạn khác nước chuyển từ màu nâu đục thường thấy sang màu xanh sáng do nước rất nông và thiếu trầm tích.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu lượng nước bề mặt từ nước mưa và tuyết tan tại phần thượng nguồn sông Mekong ở Trung Quốc từ 1992 đến 2019. Dữ liệu này sau đó được so sánh với dữ liệu về mực nước sông Mekong để đánh giá về sự tương quan “tự nhiên” mực nước sông với lượng mưa và tuyết tan ở thượng nguồn.

Trong những năm đầu đo đạc, từ năm 1992, mô hình dự đoán khá sát với mực nước dòng sông đo được trong thực tế.

Sự tương quan bắt đầu thay đổi từ năm 2012, khi các con đập thủy điện của Trung Quốc bắt đầu mọc lên. Khác biệt rõ ràng nhất vào năm ngoái 2019.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngay lập tức bác bỏ nghiên cứu này.

Theo Reuters, Trung Quốc bác bỏ những phát hiện của nghiên cứu và Bộ Ngoại giao nước này cho biết trong một tuyên bố: “Lời giải thích rằng việc xây dựng đập của Trung Quốc trên sông Mekong gây ra hạn hán ở hạ lưu là không hợp lý”.

Bộ này cho biết tỉnh Vân Nam cũng bị hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái và lượng hồ chứa tại các đập của Trung Quốc trên sông Mekong đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử.

Mặc dù cam kết sẽ hợp tác quản lý dòng sông cũng như điều tra nguyên nhân của tình trạng hạn hán kỷ lục năm ngoái, Trung Quốc vẫn không ký hiệp ước nước chính thức nào với các nước hạ lưu sông Mekong.

Bộ này cũng nói thêm: “Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn tiếp tục làm hết sức mình để đảm bảo khối lượng xả hợp lý” cho các nước ở hạ nguồn.

Tuy nhiên, ông Brian Eyler, giám đốc chương trình khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Stimson tại Washington, cho rằng khẳng định của Trung Quốc là không phù hợp với dữ liệu nghiên cứu mới.

Ông Eyler nói: “Bắc Kinh đang nói dối hoặc những người điều hành các con đập của họ đang nói dối, một trong 2 cơ quan đã không nói sự thật”.

Nghiên cứu này hiện mới chỉ tập trung vào các vùng nước chảy ra khỏi Trung Quốc, và chưa tiến xa hơn về phía hạ lưu, nơi Lào đã xây thêm hai con đập mới vào năm 2018 để ngăn dòng sông Mekong.

Theo Hãng tin Reuters ngày 13/4, với kết quả này có thể làm phức tạp thêm việc thảo luận giữa Trung Quốc và các nước khu vực sông Mekong về việc quản lý con sông đang nuôi sống hơn 60 triệu người.

Sông Mekong chảy từ Trung Quốc qua Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Đợt hạn năm ngoái, mực nước ở hạ lưu Mekong giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm qua, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người dân khu vực hạ lưu.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới