Sunday, December 22, 2024
Trang chủBiển nóngLiệu Triều Tiên có tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân?

Liệu Triều Tiên có tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân?

Chương trình vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên vẫn là mối lo ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế.

Sau đây là một số nét chính về quá trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và những nỗ lực của nhiều nước nhằm hạn chế tham vọng hạt nhân của nước này.

Triều Tiên có bom hạt nhân?

Trên lý thuyết, Triều Tiên được cho là đã sở hữu bom hạt nhân nhưng chưa thu nhỏ chúng thành đầu đạn tên lửa. Năm 2006, 2009 và 2013, Triều Tiên thông báo đã thực hiện thành công các vụ thử hạt nhân sau khi nước này bị Liên hợp quốc (LHQ) cấm vận do phóng tên lửa. Các nhà phân tích cho rằng trong hai cuộc thử nghiệm đầu tiên, Bình Nhưỡng đã dùng plutoni làm vật liệu phân hạch vì Triều Tiên được cho có đủ lượng plutoni để chế tạo (ít nhất) 6 quả bom hạt nhân. Tuy nhiên, đến nay cộng đồng quốc tế vẫn chưa biết chắc Triều Tiên đã sử dụng plutoni hay urani trong vụ thử hạt nhân năm 2013 hay không?

Yongbyon là cơ sở hạt nhân chính của Triều Tiên. Chính quyền Bình Nhưỡng nhiều lần đã cam kết dừng các hoạt động ở đây đồng thời đã tiến hành phá bỏ tháp làm mát năm 2008 – một phần của thỏa thuận từ bỏ vũ khí hạt nhân để nhận viện trợ. Nhưng vào tháng 3/2013, sau tranh cãi với Mỹ và phải hứng chịu lệnh cấm vận mới của LHQ sau vụ thử hạt nhân lần thứ ba, Triều Tiên tuyên bố sẽ khởi động lại toàn bộ cơ sở hạt nhân Yongbyon. Tuy nhiên, Mỹ chưa bao giờ tin Bình Nhưỡng thực sự đã đóng hết mọi cơ sở hạt nhân, mối nghi ngờ nảy sinh khi Triều Tiên hé lộ cơ sở làm giàu urani ở Yongbyon (nước này tự nhận là để sản xuất điện) với nhà khoa học người Mỹ Siegfried Hecker vào năm 2010. Báo cáo đưa ra sau chuyến thăm của ông Hecker năm 2010 là thông tin cập nhật và đáng tin cậy nhất về tổ hợp này.

Tháng 4/2015, một tổ chức độc lập ở Mỹ cho biết các hình ảnh vệ tinh chụp từ đầu năm cho thấy lò phản ứng ở Yongbyon có thể đã được khởi động lại. Mỹ và Hàn Quốc đều tin rằng Triều Tiên đã mở rộng thêm cơ sở hạt nhân này.

Cộng đồng quốc tế đã làm gì?

Nhiều cuộc thương lượng đã diễn ra giữa Triều Tiên, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với mục tiêu thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân. Tuy nhiên, vẫn chưa có cuộc đàm phán nào làm suy chuyển ý chí của Triều Tiên. Tháng 9/2005, sau hơn hai năm đàm phán, Triều Tiên đồng ý ký thỏa thuận mang tính bước ngoặt, từ bỏ tham vọng hạt nhân để đổi lấy viện trợ kinh tế và nhượng bộ về chính trị. Nhưng việc thực thi thỏa thuận này gặp khó khăn và các cuộc đàm phán bị ngưng trệ vào tháng 4/2009.

Cuộc tiếp xúc tháng 7/2011 không kéo dài lâu trước khi cựu lãnh đạo Kim Jong-il qua đời và con trai ông, Kim Jong-un, lên kế nhiệm. Năm 2012, thêm một bước tiến khi Triều Tiên bất ngờ thông báo sẽ tạm ngừng hoạt động hạt nhân và áp dụng lệnh hoãn thử nghiệm tên lửa nhằm đổi lấy viện trợ lương thực của Mỹ. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra do Bình Nhưỡng tiến hành phóng thử tên lửa vào tháng 4/2012 và LHQ siết chặt cấm vận nước này sau vụ thử hạt nhân năm 2013.

Vụ thử hạt nhân năm 2013 có cho thấy sự tiến bộ trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên?

Triều Tiên đã đưa ra nhiều tuyên bố về khả năng hạt nhân của mình sau 3 vụ thử. Đầu tiên, họ nói đã “thu nhỏ” một thiết bị hạt nhân, chế tạo ra thiết bị đủ nhỏ để gắn vào tên lửa. Tháng 4/2015, Triều Tiên nhắc lại tuyên bố đó nhưng một số quan chức Mỹ tỏ ra nghi ngờ. Các chuyên gia cũng nói rằng khó có thể đánh giá chính xác về tiến trình thu nhỏ bom hạt nhân.

Vụ thử hạt nhân năm 2013 có quy mô lớn hơn nhưng các nhà giám sát không phát hiện ra các chất đồng vị phóng xạ – yếu tố giúp các chuyên gia xác định thiết bị được sử dụng trong vụ thử này có dùng plutoni hay urani không? Do đó, cuối cùng không ai thực sự nắm rõ khả năng hạt nhân của Triều Tiên đến đâu.

RELATED ARTICLES

Tin mới