Thursday, November 14, 2024
Trang chủBiển nóngLiệu VN có thể thắng TQ trong vụ kiện pháp lý hai...

Liệu VN có thể thắng TQ trong vụ kiện pháp lý hai quần đảo HS – TS và công hàm 1958?

Câu trả lời là có.

Nhà cầm quyền VN gần đây đã gởi 3 Công hàm (30/3, 10/4 và 14/4) cho LHQ khẳng định chủ quyền VN tại HS & TS.

Phía TQ trả đũa bằng cách trưng ra Công hàm của cố Thủ tướng PVĐ ký ngày 14/9/1958 như là một biện minh cho chủ quyền TQ tại HS & TS.

Câu hỏi mà mọi công dân VN yêu nước luôn nêu ra là: Liệu Công hàm PVĐ có giá trị pháp lý, trước một pháp đình nghiêm chỉnh hay không?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải qua một quá trình phân tách như sau:

1. Để giải quyết vấn nạn này, chúng ta cần duyệt lại nội dung HP có hiệu lực vào thời điểm ông PVĐ ký Công hàm. Người CSVN kinh qua nhiều HP khác nhau. HP 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013.

Thời điểm ký phù hợp với HP 1946 vì HP 1959 chỉ được Quốc Hội thông qua ngày 31/12/1959 và ông HCM công bố ngày 1/1/1960.

Khi phân tích HP 1946: Quốc hội lúc đó có trách nhiệm chuẩn y các hiệp ước ký với nước ngoài.
Theo điều 32: Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu 2/3 tổng số nghị viên đồng ý.
Sau cùng theo điều 49 chỉ có Chủ tịch nước, tức ông HCM mới có quyền “ký hiệp ước với các nước”.

Trong HP 1946, chức vụ Thủ tướng hoàn toàn chịu sự lãnh đạo của Chủ tịch nước và không có quyền ký một văn bản quan trọng liên hệ đến vận mệnh hoặc chủ quyền quốc gia. Ngay cả trong trường hợp ông HCM đích thân ký Công hàm này, cũng không thể có hiệu lực vì nhân dân chưa có phúc quyết theo điều 32 và QH chưa chuẩn y.

Dĩ nhiên cả hai ông HCM, PVĐ và BCT lúc đó đều ý thức điều này. Nếu muốn Công hàm có hiệu lực, họ phải khởi động (invoke) các điều khoản HP liên hệ và thông qua những thủ tục hiến định. Sau đó đích thân ông HCM, thừa ủy nhiệm của QH, theo điều 49 HP, ký vào Công hàm. Đó là điều bất khả thi.

2. Điều vô cùng quan trọng là vào thời điểm đó, VNCH là một quốc gia có cương thổ, quân đội, chủ quyền pháp lý lẫn thực tế trên HS & TS. VNCH được Hoa Kỳ và 87 quốc gia khác công nhận. Nếu Liên Xô không phủ quyết thì năm 1957, VNCH đã trở thành một quốc gia thành viên của LHQ. Tuy thế VNCH đã là thành viên của nhiều Ủy Ban của LHQ.

Bắc Việt, tức nước VNDCCH bị phần lớn các quốc gia tự do tẩy chay. Chỉ được các nước CS khác công nhận.

Chính vì thế khi Thủ tướng nước VNDCCH ký Công hàm 1958 thì văn kiện này gặp trở ngại lớn lao về pháp lý. Đó là nước VNDCCH, như một quốc gia không có tư cách pháp lý, nhường một phần lãnh thổ (HS & TS) thuộc chủ quyền của một quốc gia khác là nước VNCH, cho một quốc gia là nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

3. Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực tại The Hague, Hà Lan đã vô hiệu hóa Đường Lưỡi Bò 9 đoạn của TQ, cũng là một án lệ quốc tế vô cùng thuận lợi cho VN.

KẾT LUẬN.

Với các lý do nêu trên, chúng ta có thể kết luận rằng, trước một pháp đình có thẩm quyền nghiêm chỉnh, Công hàm 1958 sẽ không có giá trị pháp lý và nhà cầm quyền CSVN cần phải đưa TQ ra tòa càng sớm càng tốt, hầu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc VN.

Năm nay và một vài năm sắp tới sẽ là thời điểm mà uy tín trên chính trường cũng như vũ trường công pháp quốc tế của đảng CSTQ sẽ suy yếu rõ rệt và sẽ là thời điểm tốt nhất để khởi kiện CSTQ.

Vấn đề là có dám kiện hay không ?

RELATED ARTICLES

Tin mới