Friday, September 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ bực mình với tên lửa TQ

Mỹ bực mình với tên lửa TQ

Nếu Trung Quốc tấn công từ một căn cứ lục địa, tàu chiến Mỹ chỉ có thể đánh chặn tên lửa trong vài giây cuối trước khi nó tiếp cận mục tiêu.

Ưu thế áp đảo…gần nhà

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump lâu nay đã muốn cùng Trung Quốc và Nga tìm kiếm các thỏa thuận mới nhằm hạn chế các tên lửa đạn đạo chiến trường (TBM) và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không ít lần thẳng thừng từ chối tham gia các cuộc đàm phán giới hạn các loại tên lửa này.

Theo giới phân tích, lý do là Trung Quốc đang có lợi thế áp đảo về các hệ thống năng lực và TBM mang đầu đạn hạt nhân. Bắc Kinh cũng đã đầu tư nhiều nguồn lực cho các hệ thống ICBM mang đầu đạn hạt nhân mới và hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược mới.

Trung Quốc thường phủ nhận rằng họ đang theo đuổi việc thành lập một lực lượng hạt nhân chiến lược quy mô lớn. Tờ The Diplomat bình luận rằng những tuyên bố như vậy, kết hợp với sự thiếu minh bạch về hạt nhân của Trung Quốc, đang phản ánh lịch sử “dối trá chiến lược”. Cũng theo The Diplomat, chính thành tựu vượt trội của Trung Quốc trong các hệ thống TMB mang đầu đạn nhân, khoảng 1.800- 2.000 hệ thống, đã trở thành động lực khiến Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký với Nga năm 1987.

Lực lượng tên lửa của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLARF) hiện sở hữu tên lửa đối đất và đối hạm Đông Phong 26 (DF-26) có khả năng tấn công chính xác với tầm bắn 4.000 km, tên lửa Đông Phong 17 (DF-17) với tầm bắn 2.000 km – hệ thống tên lửa tầm trung đầu tiên trên thế giới được gắn thiết bị siêu thanh (HGV), qua đó có thể chọc thủng các hệ thống radar cũng như tên lửa đánh chặn của đối phương với khả năng di chuyển tốc độ cao.

Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, Trung tướng Robert P. Ashley hồi tháng 5/2019 từng đánh giá thấp việc Trung Quốc có thể “tăng gấp đôi quy mô kho dự trữ hạt nhân”, qua đó có thể đạt tới khoảng 600 đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, khi xét đến sự đa dạng của các ICBM mới đã được Trung Quốc phát triển hoặc đang phát triển, đây là khả năng hoàn toàn có thể.

My buc minh voi ten lua Trung Quoc
Tên lửa DF-26 của Trung Quốc

PLARF được cho là đang có 3 lữ đoàn được trang bị 6 hệ thống ICBM DF-5 sử dụng nhiên liệu lỏng đặt dưới hầm phóng, trong đó có 2 lữ đoàn được trang bị hệ thống DF-5B mang 3 đầu đạn. Trong khi đó, DF-5C mang 10 đầu đạn đang trong quá trình phát triển nhưng có thể thành công dựa trên phiên bản DF-41 sử dụng nhiên liệu rắn và có khả năng mang 10 đầu đạn. Một phiên bản di động của DF-41 có thể đã được trang bị cho nhiều lữ đoàn và một phiên bản chạy trên đường ray cũng đang được phát triển.

Hải quân PLA (PLAN) được cho là đã thử nghiệm hệ thống tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-3 mới và có khả năng mang nhiều đầu đạn. Hiện có dự đoán cho rằng vào giữa năm 2020, máy bay ném bom chiến lược Xian H-20 sẽ hoàn thành “bộ ba chiến lược” của PLA.

Người Mỹ hoang mang

Theo giới phân tích, trong khi Trung Quốc tăng cường năng lực tên lửa đạn đạo và hạt nhân thì Mỹ gặp một số vấn đề về chương trình phòng thủ, gây ra một khoảng cách năng lực chiến lược. The Diplomat cho rằng Mỹ cần phải đầu tư ngay vào các năng lực tên lửa để đối phó các mối đe dọa hiện hữu từ Trung Quốc.

Năm 2019, Chương trình phát triển Phương tiện đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo mới (RKV), thay thế cho Chương trình Phương tiện đánh chặn ngoài khí quyển (EKV), đã bị hủy bỏ do ngân sách bị cắt giảm, ít cơ hội thử nghiệm và phát triển. Thay vào đó, Lầu Năm Góc đã cam kết phát triển Chương trình Thiết bị đánh chặn thế hệ tiếp theo (NGI) để đối phó các mối đe dọa ICBM, nhưng phải tới ít nhất vào năm 2026, hệ thống phòng thủ tên lửa này mới được phiên chế, và một số chuyên gia cho rằng có thể khoảng 12 năm nữa mới được đưa vào vận hành.

My buc minh voi ten lua Trung Quoc
Tên lửa DF-41 của Trung Quốc

Theo đánh giá, các tên lửa tầm trung và xuyên lục địa mới đang được phát triển cho Lục quân đội và Hải quân Mỹ, các tên lửa siêu thanh được phóng từ trên không, các tên lửa hành trình hạt nhân chiến thuật, và Dự án Pháo tầm xa chiến lược 1.000 dặm (LRSC) là cần thiết để giành được sự cân bằng trên chiến trường với Trung Quốc.

Tháng 1/2019, Trung Quốc đã triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm tới vùng cao nguyên Tây Bắc để phòng vệ trước mối đe dọa từ hệ thống tên lửa của Mỹ. Theo phân tích ảnh chụp vệ tinh của DigitalGlobe đầu năm 2019, tạp chí quốc phòng Jane’s cho biết lực lượng tên lửa của PLARF cũng triển khai hơn 10 bệ phóng cho tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 tại vùng Nội Mông. Loại tên lửa này về lý thuyết có thể tấn công tàu chiến của Hải quân Mỹ tại phía Tây Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, DF-26 cũng dễ là đối tượng của hệ thống phòng thủ tân tiến nhất mà Mỹ phát triển. Hệ thống đánh chặn tên lửa của Hải quân Mỹ SM-6 về cơ bản đủ sức nhắm trúng DF-26 trong 2 giai đoạn, cụ thể là ngay sau khi tên lửa này vừa được bắn- thời gian tên lửa tăng độ cao và tốc độ, hoặc khi DF-26 ở giai đoạn cuối gần hướng đến mục tiêu.

My buc minh voi ten lua Trung Quoc
Hiện có nhiều tranh cãi về mối đe dọa thực sự của tên lửa Trung Quốc đối với tàu sân bay Mỹ

SM-6 có tầm bắn vài trăm dặm. Do đó, nếu Trung Quốc tấn công tàu chiến Mỹ từ một căn cứ tại lục địa, tàu chiến Mỹ chỉ có thể đánh chặn tên lửa này trong vài giây cuối trước khi nó tiếp cận mục tiêu. Nhưng việc đánh chặn trong giai đoạn cuối khó hơn nhiều so với việc can thiệp ở những giây đầu tiên khi tên lửa khai hỏa.

Cho tới nay, hy vọng của Mỹ vẫn đặt vào phân tích cho rằng khả năng của DF-26 bị “thổi phồng”. Trang National Interest từng bày tỏ hoài nghi loại tên lửa này có thể không đạt được tầm bắn 3.200 km. Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho rằng: “Độ chính xác của DF-26 vẫn là điều chưa ai dám chắc, và nhiều người cho rằng tên lửa này có độ sai lệch khoảng 150-450m”.

RELATED ARTICLES

Tin mới